Thông tư 10/1998/TT-BLĐTBXH về chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 10/1998/TT-BLĐTBXH
Ngày ban hành 28/05/1998
Ngày có hiệu lực 12/06/1998
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Người ký Nguyễn Thị Hằng
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 10/1998/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 1998

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 10/1998/TT-BLĐTBXH NGÀY 28 THÁNG 5 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN

Thi hành các quy định của Bộ luật Lao động ngày 23/06/1994 và Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn - vệ sinh lao động; sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và các cơ quan có liên quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI ÁP DỤNG:

Đối tượng áp dụng chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân là người lao động trực tiếp làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, độc hại kể cả cán bộ quản lý thường xuyên đi thanh tra, kiểm tra, giám sát hiện trường, cán bộ nghiên cứu, giáo viên giảng dạy, sinh viên thực tập, học sinh học nghề hoặc người thử việc trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sau đây:

- Các doanh nghiệp nhà nước;

- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài, các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp;

- Các doanh nghiệp, các tổ chức, cơ sở cá nhân thuộc các thành phần kinh tế khác có thuê mướn người lao động;

- Các cơ quan tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam;

- Các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể nhân dân, lực lượng quân đội nhân dân và công an nhân dân;

- Các cơ quan hành chính, sự nghiệp;

- Các cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể nhân dân.

II. YÊU CẦU ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN

1. Phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ, phương tiện cần thiết mà người lao động phải được trang bị để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện có các yếu tố nguy hiểm, độc hại khi các thiết bị kỹ thuật an toàn - vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết các yếu tố nguy hiểm, độc hại.

2. Phương tiện bảo vệ cá nhân trang bị cho người lao động phải phù hợp với việc ngăn ngừa có hiệu quả các tác hại của các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong môi trường lao động nhưng dễ dàng trong sử dụng, bảo quản và không gây tác hại khác.

3. Phương tiện bảo vệ cá nhân bao gồm:

- Phương tiện bảo vệ đầu: mũ chống chấn thương sọ não, lưới hoặc mũ vải bao tóc,...

- Phương tiện bảo vệ mắt, mặt: kính mắt, mặt nạ...

- Phương tiện bảo vệ thính giác: nút tai, bịt tai,...

- Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp: khẩu trang, mặt nạ phòng độc,...

- Phương tiện bảo vệ tay, chân: giầy, ủng, bít tất,...

- Phương tiện bảo vệ thân thể: áo quần, yếm choàng chống nóng, chống rét, chống tia phóng xạ,...

- Phương tiện chống ngã cao: dây an toàn,...

- Phương tiện chống điện giật, điện từ trường: găng tay cách điện, ủng cách điện,...

- Phương tiện chống chết đuối: phao cá nhân,...

- Các loại phương tiện bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khác.

4. Các phương tiện bảo vệ cá nhân nói trên được sản xuất tại Việt Nam hoặc nhập khẩu theo đúng tiêu chuẩn chất lượng của Nhà nước quy định.

III. ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC TRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN

[...]
9
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ