Thông tư 09/1998/TT-BLĐTBXH về hướng dẫn thực hiện chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất năm 1998 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 09/1998/TT-BLĐTBXH
Ngày ban hành 21/05/1998
Ngày có hiệu lực 01/03/1998
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Người ký Nguyễn Thị Hằng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số 09/1998/TT-BLĐTBXH

Hà nội, ngày 21 tháng 05 năm 1998

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIÊN CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP KHÓ KHĂN ĐỘT XUẤT NĂM 1998

Thi hành Quyết định số 53/1998/QĐ-TTg ngày 03 tháng 03 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất năm 1998, sau khi thống nhất ý kiến với Ban Tổ chức - Cán bộ - Chính phủ tại Công văn số: 205/TCCP-BCTL ngày 15 tháng 04 năm 1998, Bộ Tài chính tại Công văn số 1548 TC/HCSN ngày 02 tháng 5 năm 1998, Ban Tổ chức chức Trung ương tại Công văn số 396/TC/TW ngày 20 tháng 04 năm 1998 và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tại Công văn số 442/TLĐ ngày 08 tháng 04 năm 1998; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện như sau:

I/ ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐLỀU KIỆN ĐƯỢC TRỢ CẤP

1/ Đối tượng được trợ cấp

- Cán bộ, công chức cơ quan hành chính, sự nghiệp, Đảng đoàn thể hưng lương từ ngân sách (bao gồm cả những người hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế hưng lương và các chế độ như cán bộ, công chức);

- Người hưng lương từ ngân sách trong lực lượng vũ trang;

- Người đang hưng bảo hiểm xã hội gồm: lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; công nhân cao su; tuất công nhân, viên chức, công chức và quân nhân từ trần;

- Người có công với cách mạng hưng trợ cấp hàng tháng.

2/ Điều kiện được xét trợ cấp:

Những người thuộc đối tượng nêu tại điểm 1 trên gặp khó khăn đột xuất trong các hoàn cảnh sau:

- Bản thân đau ốm, tai nạn phải điều trị dài ngày bệnh viện;

- Bố, mẹ (cả bên vợ hoặc chồng), vợ (hoặc chồng), con bị ốm đau nặng chi phí khám, chữa bệnh tốn kém;

- Bị chết do căn bệnh hiểm nghèo hoặc bị tai nạn;

- Bị thiên tai, dịch bệnh hiểm nghèo hoặc bị tai nạn;

- Bị thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn, các rủi ro (cháy nhà, bão lụt...) làm tổn thất nghiêm trọng đến tài sản gia đình gây ảnh hưng trực tiếp đến đời sống hàng ngày.

II/ MỨC TRỢ CẤP

Tuỳ theo mức độ khó khăn đột xuất của từng trường hợp mà xét trợ cấp theo 1 trong 3 mức: 200.000 đồng; 300.000 đồng; 400.000 đồng/lần người.

Trường hợp đặc biệt cũng không quá 2 lần trợ cấp trong một năm.

Mức trợ cấp cụ thể do Thủ trưởng đơn vquyết đnh.

III/ PHƯƠNG THỨC XÉT TRỢ CẤP

Người có đủ điều kiện hưởng trợ cấp theo quy đnh tại mục I nói trên phải làm đơn đề nghđược trợ cấp khó khăn đột xuất theo mẫu số 1 theo Thông tư này.

1/ Đối với người đang công tác:

Căn cứ vào nguồn kinh phí được phân bổ và đơn đề nghi trợ cấp khó khăn đột xuất của cán bộ, công chức, Thủ trưởng đơn vphối hợp với tổ chức Công đoàn cung cấp xem xét, quyết đnh mức và số người được trợ cấp. Sau đó tổng hợp mẫu số 2 gửi cơ quan trực tiếp.

2/ Đối với người đang hưởng bảo hiểm xã hội hàng tháng, người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng:

Đơn đề nghi trợ cấp khó khăn đột xuất của cá nhân được gửi cho Uỷ ban nhân dân xã phường, xã, thtrấn nơi sinh hoạt tổ hưu trí và nơi lĩnh trợ cấp xem xét lập danh sách đề nghtheo mẫu số 2 gửi Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào nguồn kinh phí được phân bổ xem xét và ra quyết đnh trợ cấp cho các đối tượng. Sau đó tổng hợp theo mẫu số 3 báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.

Hàng quý các Bộ, Ban, Ngành, đoàn thể ở TW, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổng hợp số đối tượng được trợ cấp khó khăn đột xuất theo mẫu số 3 báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Ban Tổ chức - Cán bộ - Chính phủ - Bộ Tài chính.

IV/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

[...]