Thông tư 08/2022/TT-BTNMT quy định về loại bản tin và thời hạn dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Số hiệu | 08/2022/TT-BTNMT |
Ngày ban hành | 05/07/2022 |
Ngày có hiệu lực | 19/08/2022 |
Loại văn bản | Thông tư |
Cơ quan ban hành | Bộ Tài nguyên và Môi trường |
Người ký | Lê Công Thành |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
BỘ TÀI
NGUYÊN VÀ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2022/TT-BTNMT |
Hà Nội, ngày 05 tháng 7 năm 2022 |
QUY ĐỊNH VỀ LOẠI BẢN TIN VÀ THỜI HẠN DỰ BÁO, CẢNH BÁO KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
Căn cứ Luật Khí tượng thủy văn ngày 23 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định về loại bản tin và thời hạn dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
1. Thông tư này quy định chi tiết khoản 3 Điều 22 của Luật Khí tượng thủy văn về loại bản tin và thời hạn dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
2. Thông tư này không áp dụng đối với các hoạt động dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn. Việc dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn được thực hiện theo quy định tại các Mục 1, Mục 2, Mục 3, Mục 4 và Mục 5 Chương II Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai.
Thông tư này áp dụng đối với hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia và các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hiện tượng thời tiết nguy hiểm là trạng thái, diễn biến bất thường của thời tiết có thể gây thiệt hại về người, tài sản ảnh hưởng đến môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng và các hoạt động kinh tế - xã hội.
2. Hiện tượng thủy văn nguy hiểm là trạng thái, diễn biến bất thường của các yếu tố thủy văn có thể gây thiệt hại về người, tài sản ảnh hưởng đến môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng và các hoạt động kinh tế - xã hội.
3. Hiện tượng hải văn nguy hiểm là trạng thái, diễn biến bất thường của các yếu tố hải văn có thể gây thiệt hại về người, tài sản ảnh hưởng đến môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng và các hoạt động kinh tế - xã hội trên biển.
4. Sông lớn là sông có diện tích lưu vực từ 10.000 km2 trở lên.
Mục 1. THỜI HẠN DỰ BÁO, CẢNH BÁO KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
Điều 4. Thời hạn dự báo, cảnh báo thời tiết
1. Thời hạn cực ngắn: dự báo, cảnh báo tối đa đến 12 giờ.
2. Thời hạn ngắn: dự báo, cảnh báo từ trên 12 giờ đến tối đa 72 giờ.
3. Thời hạn vừa: dự báo, cảnh báo từ trên 03 ngày đến tối đa 10 ngày.
Điều 5. Thời hạn dự báo khí hậu
1. Thời hạn dài: dự báo, cảnh báo từ trên 10 ngày đến tối đa 01 tháng.
BỘ TÀI
NGUYÊN VÀ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2022/TT-BTNMT |
Hà Nội, ngày 05 tháng 7 năm 2022 |
QUY ĐỊNH VỀ LOẠI BẢN TIN VÀ THỜI HẠN DỰ BÁO, CẢNH BÁO KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
Căn cứ Luật Khí tượng thủy văn ngày 23 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định về loại bản tin và thời hạn dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
1. Thông tư này quy định chi tiết khoản 3 Điều 22 của Luật Khí tượng thủy văn về loại bản tin và thời hạn dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
2. Thông tư này không áp dụng đối với các hoạt động dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn. Việc dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn được thực hiện theo quy định tại các Mục 1, Mục 2, Mục 3, Mục 4 và Mục 5 Chương II Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai.
Thông tư này áp dụng đối với hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia và các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hiện tượng thời tiết nguy hiểm là trạng thái, diễn biến bất thường của thời tiết có thể gây thiệt hại về người, tài sản ảnh hưởng đến môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng và các hoạt động kinh tế - xã hội.
2. Hiện tượng thủy văn nguy hiểm là trạng thái, diễn biến bất thường của các yếu tố thủy văn có thể gây thiệt hại về người, tài sản ảnh hưởng đến môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng và các hoạt động kinh tế - xã hội.
3. Hiện tượng hải văn nguy hiểm là trạng thái, diễn biến bất thường của các yếu tố hải văn có thể gây thiệt hại về người, tài sản ảnh hưởng đến môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng và các hoạt động kinh tế - xã hội trên biển.
4. Sông lớn là sông có diện tích lưu vực từ 10.000 km2 trở lên.
Mục 1. THỜI HẠN DỰ BÁO, CẢNH BÁO KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
Điều 4. Thời hạn dự báo, cảnh báo thời tiết
1. Thời hạn cực ngắn: dự báo, cảnh báo tối đa đến 12 giờ.
2. Thời hạn ngắn: dự báo, cảnh báo từ trên 12 giờ đến tối đa 72 giờ.
3. Thời hạn vừa: dự báo, cảnh báo từ trên 03 ngày đến tối đa 10 ngày.
Điều 5. Thời hạn dự báo khí hậu
1. Thời hạn dài: dự báo, cảnh báo từ trên 10 ngày đến tối đa 01 tháng.
2. Thời hạn mùa: dự báo, cảnh báo từ trên 01 tháng đến tối đa 06 tháng.
3. Thời hạn năm: dự báo, cảnh báo từ trên 06 tháng đến tối đa 12 tháng.
Điều 6. Thời hạn dự báo, cảnh báo thủy văn
1. Thời hạn cực ngắn: dự báo, cảnh báo tối đa đến 12 giờ.
2. Thời hạn ngắn:
a) Đối với các sông lớn, trừ sông Cửu Long: dự báo, cảnh báo từ trên 12 giờ đến tối đa 48 giờ;
b) Đối với sông Cửu Long: dự báo, cảnh báo từ trên 12 giờ đến tối đa 05 ngày;
c) Các sông còn lại: dự báo, cảnh báo từ trên 12 giờ đến tối đa 24 giờ.
3. Thời hạn vừa:
a) Đối với các sông lớn, trừ sông Cửu Long: dự báo, cảnh báo từ trên 48 giờ đến tối đa 10 ngày;
b) Đối với sông Cửu Long: dự báo, cảnh báo từ trên 05 ngày đến tối đa 10 ngày;
c) Các sông còn lại: dự báo, cảnh báo từ trên 24 giờ đến tối đa 10 ngày.
4. Thời hạn dài: dự báo, cảnh báo từ trên 10 ngày đến tối đa 01 tháng.
5. Thời hạn mùa: dự báo, cảnh báo từ trên 01 tháng đến tối đa 06 tháng.
Điều 7. Thời hạn dự báo nguồn nước
1. Thời hạn ngắn: dự báo tối đa đến 07 ngày.
2. Thời hạn vừa: dự báo từ trên 07 ngày đến tối đa 15 ngày.
3. Thời hạn dài: dự báo, cảnh báo từ trên 15 ngày đến tối đa 01 tháng.
4. Thời hạn mùa: dự báo, cảnh báo từ trên 01 tháng đến tối đa 06 tháng.
5. Thời hạn năm: dự báo, cảnh báo từ trên 06 tháng đến tối đa 12 tháng.
Điều 8. Thời hạn dự báo, cảnh báo hải văn
1. Thời hạn cực ngắn: dự báo, cảnh báo tối đa đến 12 giờ.
2. Thời hạn ngắn: dự báo, cảnh báo từ trên 12 giờ đến tối đa 03 ngày.
3. Thời hạn vừa: dự báo, cảnh báo từ trên 03 ngày đến tối đa 10 ngày.
4. Thời hạn dài: dự báo, cảnh báo từ trên 10 ngày đến tối đa 01 tháng.
5. Thời hạn mùa: dự báo, cảnh báo từ trên 01 tháng đến tối đa 06 tháng.
Điều 9. Thời hạn dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn khác
1. Thời hạn dự báo khí tượng thủy văn phục vụ nông nghiệp
a) Thời hạn ngắn: dự báo, cảnh báo tối đa đến 03 ngày;
b) Thời hạn vừa: dự báo, cảnh báo từ trên 03 ngày đến tối đa 10 ngày;
c) Thời hạn dài: dự báo từ trên 10 ngày đến tối đa 01 tháng;
d) Thời hạn mùa: dự báo từ trên 01 tháng đến tối đa 06 tháng.
2. Thời hạn dự báo không khí lạnh
Thời hạn ngắn: dự báo, cảnh báo tối đa đến 03 ngày.
3. Thời hạn dự báo khí tượng thủy văn tổng hợp: thực hiện theo thời hạn của loại bản tin thành phần có thời hạn dự báo dài nhất.
4. Thời hạn dự báo chuyên đề theo yêu cầu của người sử dụng: thực hiện trên cơ sở đặt hàng hoặc thỏa thuận giữa người sử dụng và cơ quan, tổ chức, cá nhân ban hành bản tin dự báo, cảnh báo.
5. Thời hạn dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên: thực hiện theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Mục 2. LOẠI BẢN TIN DỰ BÁO, CẢNH BÁO KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
Điều 10. Loại bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết
Điều 11. Loại bản tin dự báo khí hậu
Điều 12. Loại bản tin dự báo, cảnh báo thủy văn
Điều 13. Loại bản tin dự báo nguồn nước
Điều 14. Loại bản tin dự báo, cảnh báo hải văn
Điều 15. Loại bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn khác
1. Bản tin dự báo khí tượng thủy văn phục vụ nông nghiệp
2. Bản tin không khí lạnh thời hạn ngắn: nội dung dự báo, cảnh báo tối thiểu có các thông tin về thời điểm ảnh hưởng, nhiệt độ thấp nhất, gió mạnh, gió giật tại một khu vực cụ thể trên đất liền và gió mạnh, gió giật, sóng lớn tại một vùng biển cụ thể (nếu có) trong thời hạn dự báo, khả năng xuất hiện rét đậm, băng giá, mưa tuyết, dông, sét, tố, lốc, mưa đá, mưa lớn đi kèm, khả năng tác động đến môi trường, điều kiện sống, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế - xã hội.
3. Bản tin dự báo khí tượng thủy văn tổng hợp: nội dung dự báo, cảnh báo được kết hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung của các loại bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết, khí hậu, thủy văn, nguồn nước, hải văn khác nhau được quy định tại các Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13 và Điều 14 Thông tư này.
Điều 16. Loại bản tin dự báo chuyên đề theo yêu cầu của người sử dụng
1. Bản tin dự báo chuyên đề theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các cơ quan thực hiện hoạt động ứng phó với sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, phục vụ vận hành các quy trình vận hành liên hồ chứa và tổ chức các ngày lễ lớn của đất nước: nội dung dự báo, cảnh báo phải đảm bảo đầy đủ thông tin và đáp ứng yêu cầu sử dụng.
2. Bản tin dự báo chuyên đề theo yêu cầu của người sử dụng khác so với quy định tại khoản 1 Điều này: nội dung dự báo, cảnh báo được thực hiện trên cơ sở đặt hàng hoặc thỏa thuận giữa người sử dụng và cơ quan, tổ chức, cá nhân ban hành bản tin dự báo, cảnh báo theo quy định của Luật Khí tượng thủy văn và pháp luật khác có liên quan.
Nội dung dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn được thực hiện theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Mục 3. NỘI DUNG, TẦN SUẤT BAN HÀNH VÀ HÌNH THỨC BẢN TIN DỰ BÁO, CẢNH BÁO KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
Điều 18. Nội dung bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
1. Bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn bao gồm các nội dung sau:
a) Tiêu đề bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn được ghi theo thứ tự: tên loại bản tin, địa điểm hoặc khu vực thực hiện dự báo, cảnh báo;
b) Thông tin tóm tắt về hiện trạng;
c) Nội dung dự báo, cảnh báo: thực hiện theo quy định tại các Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14 và Điều 15 Thông tư này tương ứng với từng loại bản tin và thời hạn dự báo;
d) Thời gian ban hành bản tin và thời gian ban hành bản tin tiếp theo;
đ) Tên và chữ ký của người chịu trách nhiệm ban hành bản tin hoặc xác thực của cơ quan ban hành bản tin.
2. Tổng cục Khí tượng Thủy văn quy định chi tiết nội dung bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn tại khoản 1 Điều này cho hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia.
3. Tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia quy định chi tiết nội dung bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn tại khoản 1 Điều này cho phù hợp với yêu cầu thực tế.
Điều 19. Tần suất ban hành bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
1. Bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn được ban hành với tần suất như sau:
a) Đối với thời hạn cực ngắn: tùy theo tính chất, đặc điểm của các hiện tượng thời tiết, cơ quan ban hành bản tin dự báo, cảnh báo quyết định cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể;
b) Đối với các thời hạn còn lại: ban hành vào ngày đầu tiên của thời hạn dự báo và đảm bảo ít nhất trong khoảng thời gian tối đa của thời hạn dự báo được lặp lại 01 lần.
2. Tổng cục Khí tượng Thủy văn quy định chi tiết tần suất ban hành bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn tại điểm b, khoản 1 Điều này cho hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia.
3. Tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia quy định chi tiết tần suất ban hành bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn tại điểm b, khoản 1 Điều này cho phù hợp với yêu cầu thực tế.
Điều 20. Hình thức bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn
1. Bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn được ban hành theo một trong các hình thức sau:
a) Dạng văn bản: nội dung dự báo, cảnh báo trong các loại bản tin được quy định tại Mục 2, Chương II Thông tư này được thể hiện thành văn, hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản và được tạo từ bản có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền;
b) Dạng số: nội dung dự báo, cảnh báo trong các loại bản tin được quy định tại Mục 2, Chương II Thông tư này được thể hiện dưới dạng thông tin số bao gồm: văn bản, bảng số liệu, bản đồ, biểu đồ, biểu tượng, hình ảnh, âm thanh và các dạng dữ liệu khác được lưu giữ, truyền đưa trên môi trường mạng.
2. Tổng cục Khí tượng Thủy văn quy định chi tiết hình thức bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn cho hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia.
3. Tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia quy định chi tiết hình thức bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn cho phù hợp với yêu cầu thực tế.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19 tháng 8 năm 2022.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 06/2016/TT-BTNMT ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về loại bản tin và thời hạn dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn.
3. Bãi bỏ khoản 1 Điều 5 Thông tư số 40/2016/TT-BTNMT ngày 19 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trong điều kiện bình thường.
4. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |