BỘ
GIÁO DỤC
******
|
VIỆT
NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
07-TT
|
Hà
Nội, ngày 20 tháng 02 năm 1962
|
THÔNG TƯ
VỀ VIỆC TỔ CHỨC THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VỀ MỘT SỐ MÔN HỌC NĂM
HỌC 1961-1962
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC
Kính
gửi:
|
-Các Khu, Sở, Ty giáo dục và Trường Văn hóa dân tộc miền
Nam tại Mễ trí
|
Bộ quy định trong thông tư này
thể thức tổ chức thi chọn học sinh giỏi các lớp 4, 7, 10 trong năm học 1961 -
1962
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Đầu năm học 1961 – 1962, Bộ đề
ra cho các trường phổ thông nhiệm vụ “Ra sức phấn đấu nhanh chóng nâng cao chất
lượng toàn diện của nhà trường làm cho nhà trường gắn chặt hơn nữa với đời sống,
với sản xuất, bước đầu làm nhiệm vụ một trung tâm văn hóa, khoa học kỹ thuật của
địa phương trường đóng”.
Để giúp các trường thực hiện tốt
nhiệm vụ trên, Bộ chủ trương tổ chức cuộc thi chọn lọc học sinh giỏi.
Cuộc thi tổ chức lần đầu tiên
trong hoàn cảnh các cơ quan giáo dục, các trường bận nhiều công tác dồn dập đồng
thời phải phấn đấu vượt nhiều khó khăn, lúng túng bước đầu để thực hiện tốt và
toàn diện 6 nhiệm vụ cụ thể của năm học. Do đó Bộ chủ trương như sau:
a) Chủ trương chung là tổ chức thi chọn học
sinh giỏi về một số môn học trong các lớp cuối cấp:
- Lớp 10: sẽ thi chọn học sinh
giỏi về 2 môn Văn, Toán trong phạm vi toàn miền Bắc;
- Lớp 7: sẽ thi chọn học sinh giỏi
về 2 môn Văn, Toán trong phạm vi các trường thuộc một khu, thành phố hay tỉnh;
- Lớp 4: sẽ thi chọn học sinh giỏi
về 2 môn Văn, Toán trong phạm vi các trường thuộc một huyện hay khu vực huyện.
b) Riêng khu, thành phố hay tỉnh nào tự
nhận thấy có hoàn cảnh và điều kiện thuận lợi, có thể mở rộng diện cuộc thi
(thi thêm nhiều môn học khác và cho nhiều lớp khác ngoài các môn thi và lớp học
quy định chung trên đây).
Cuộc thi nhằm đạt 2 yêu cầu chính:
- Động viên học sinh phấn khởi học
tập với tinh thần luôn luôn tích cực vươn lên để trở thành người học sinh đã biết
tu dưỡng tốt lại học tập giỏi.
- Phát hiện những học sinh có
năng khiếu và sở trường để bồi dưỡng hỗ trợ thành những học sinh ưu tú phục vụ
đắc lực sau này cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
II. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CHO LỚP 7
VÀ 10
Cuộc thi sẽ tiến hành theo
phương châm gọn, nhẹ và nghiêm túc.
1. Điều kiện học sinh được giới
thiệu dự thi.
Học sinh được trường giới thiệu
dự thi phải là học sinh giỏi của trường và có hạnh kiểm tốt (ít nhất phải được
điểm 4).
2. Số học sinh nhiều nhất của
mỗi trường được giới thiệu sự thi:
- Nguyên tắc chung: về mỗi lớp 7
hay 10 và về mỗi môn thi văn hay toán mỗi trường cấp 2 hay 3 được giới thiệu
nhiều nhất một số học sinh ngang với số lớp 7 hay 10 của mỗi trường.
Riêng những trường cấp 2 hay 3
có truyền thống tốt (trường được thành lập tư trong kháng chiến hay mới thành lập
từ ngày hòa bình lập lại nhưng đã đạt nhiều thành tích tốt về giảng dạy và học
tập, có thể giới thiệu thêm một số học sinh dự thi. Số học sinh được giới thiệu
thêm nhiều nhất không quá 1/3 số học sinh được giới thiệu dự thi theo nguyên tắc
chung trên đây.
Đặc biệt trường cấp 3 nào chỉ có
một lớp 10, có thể giới thiệu 2 học sinh dự thi về mỗi môn.
3. Tổ chức Hội đồng thi lớp
7:
a) Trường cấp 2 tổ chức thi chọn học sinh
giỏi của trường.
Trước kỳ thi chung, mỗi trường cấp
2 có thể tổ chức riêng cuộc thi để chọn học sinh giỏi của trường sẽ giới thiệu
đi dự thi và để gây không khí sôi nổi thi đua giảng dạy và học tập trong trường.
Trường phụ trách ấn định điều kiện học sinh được dự thi, ngày thi và chọn đề
thi.
Thi xong trường tổ chức chấm,
công bố kết quả, quyết định việc khen thưởng trong phạm vi trường và danh sách
học sinh được trường giới thiệu đi dự cuộc thi chung.
b) Hội đồng coi thi liên trường.
Những học sinh lớp 7 của trường
giới thiệu đi dự cuộc thi chung sẽ thi tập trung tại một hay nhiều Hội đồng coi
thi liên trường.
Khu, Sở, hay Ty Giáo dục quyết định
việc thành lập những Hội đồng coi thi liên trường và chỉ định thành phần của những
Hội đồng thi này.
Thi xong, chủ tịch Hội đồng coi
thi lập biên bản và niêm phong bài thi gửi về Khu, Sở hay Ty Giáo dục.
c) Hội đồng chấm thi tại Khu, Sở, hay Ty
Giáo dục.
Khu, Sở, hay Ty Giáo dục phụ
trách việc thành lập Hội đồng chấm thi chung, duyệt kết quả kỳ thi và quyết định
việc khen thưởng.
4. Tổ chức Hội đồng thi lớp
10:
a) Trường cấp 3 tổ chức thi chọn học sinh
giỏi của trường.
Trước kỳ thi chung, mỗi trường cấp
3 có thể tổ chức riêng cuộc thi để chọn học sinh giỏi của trường theo thể thức
đã ấn định trên đây về cuộc thi riêng của trường cấp 2 (mục 3, đoạn a).
b) Hội đồng coi thi từng trường hay liên
trường.
Nói chung, học sinh lớp 10 trường
cấp 3 nào sẽ thi ngay tại Hội đồng coi thi do Khu, Sở hay Ty Giáo dục thành lập
tại trường ấy. Chỉ những nơi nào có nhiều trường cấp 3 ở gần nhau và phương tiện
giao thông thuận lợi cho học sinh (Thí dụ: Hà Nội, Hải Phòng, N am Định, Hà
Đông…) mới tổ chức thành Hội đồng coi thi liên trường.
Khu, Sở hay Ty Giáo dục quyết định
việc thành lập những Hội đồng coi thi từng trường hay liên trường, chỉ định
thành phần của những Hội đồng thi này.
Thi xong chủ tịch Hội đồng coi
thi lập biên bản và niêm phong bài thi gửi ngay về Khu, Sở hay Ty Giáo dục để
chuyển về Vụ Giáo dục phổ thông.
c) Hội đồng chấm thi lớp 10 riêng tại Khu
Giáo dục Việt Bắc.
Khu Giáo dục Việt Bắc phụ trách
việc thành lập Hội đồng chấm bài thi của học sinh lớp 10 các trường cấp 3 trong
khu, duyệt kết quả kỳ thi, quyết định việc khen thưởng học sinh giỏi trong phạm
vi khu tự trị. Chấm xong, khu chọn một số bài thi gửi về Vụ Giáo dục phổ thông
dự cuộc chấm thi chung.
d) Hội đồng chấm thi lớp 10 tại Vụ Giáo dục
phổ thông.
Vụ Giáo dục phổ thông phụ trách
việc thành lập Hội đồng chấm thi chung, duyệt kết quả kỳ thi và quyết định việc
khen thưởng.
5. Đề thi:
Vụ Giáo dục phổ thông phụ trách
ra đề thi lớp 7 và lớp 10.
Đề thi ra trong phạm vi chương
trình học sinh đã học đến ngày mở kỳ thi. Trình độ và phạm vi đề thi ra sẽ
tương đối cao và rộng hơn đề thi thường để học sinh có thể phát huy khả năng
nhiều nhất của mình và để đòi hỏi học sinh phải luôn luôn vươn tới trước trong
học tập.
6. Ngày thi:
Ngày, giờ thi cho học sinh lớp 7
và 10 ấn định chung vào hồi 7 giờ sáng ngày thứ ba 03-04-1962.
III. KHEN THƯỞNG
Hình thức khen thưởng chủ yếu
là:
- giấy khen.
- giải thưởng bằng hiện vật.
Khu, Sở, Ty Giáo dục cấp giấy
khen và giải thưởng cho học sinh giỏi lớp 7.
Vụ Giáo dục phổ thông cấp giấy
khen và giải thưởng cho học sinh giỏi lớp 10.
Nếu thấy thật cần thiết, Vụ,
Khu, Sở, Ty có thể đề nghị Bộ có hình thức khen thưởng cao hơn đối với một vài
học sinh nào có thành tích đặc sắc trong cuộc thi.
Ngoài tiền dự trù trong Ngân
sách để chi phí về tổ chức và khen thưởng, Khu, Sở, Ty nên liên lạc với cơ
quan, xí nghiệp, đoàn thể hay cá nhân tiêu biểu trong địa phương để xin giải
thưởng tặng cho học sinh.
IV. CHIẾU CỐ HỌC SINH MIỀN NÚI
Khi chọn học sinh giới thiệu đi
dự thi, chấm bài, quyết định việc khen thưởng, các trường, các Hội đồng chấm
thi cần chú ý chiếu cố Hội đồng mà bản thân là người miền Núi (châm trước điều
kiện học sinh được dự thi, hạ thấp mức yêu cầu về tiêu chuẩn chấm bài…).
V. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC THI CHỌN
HỌC SINH GIỎI LỚP 4
Khu, Sở, Ty Giáo dục sẽ dựa vào
tinh thần của thông tư này để ấn định nguyên tắc tổ chức thi chọn học sinh giỏi
lớp 4 trong địa phương mình.
VI. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý
TRONG KHI TIẾN HÀNH
1. Chúng ta cần chú ý
đúng mức đến công tác tuyên truyền để động viên và gây trong giáo viên, học
sinh, nhà trường không khí thi đua sôi nổi giảng dạy, học tập lao động với tinh
thần luôn luôn vươn tới trước. Cần sử dụng cuộc thi để thúc đẩy học sinh khá tiến
lên làm đà lôi cuốn học sinh chậm tiến. Ngoài việc tích cực và thường xuyên
giúp đỡ học sinh kém, các trường cần có kế hoạch giúp đỡ và bội dưỡng học sinh
khá trở thành học sinh giỏi và giỏi toàn diện.
2. Phải hết sức đề phòng
tư tưởng ăn thua, vụ thành tích dẫn đến việc thực hiện nhiệm vụ năm học thiếu
toàn diện (học lệch, học vụ thi, quá chú trọng về mặt kiến thức và coi nhẹ mặt
giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, tác phong, giáo dục lao động, quên mặt
này là gốc của chất lượng giáo dục toàn diện v.v…)
3. Trong quá trình tổ chức
cần nắm vững phương châm tiến hành đã nêu ở trên đồng thời đề phòng những tư tưởng
lệch lạc có hại đến mục đích và kết quả cuộc thi như: coi nhẹ nội dung mà nặng
về hình thức phô trương, tổ chức thi luộm thuộm, thiếu nghiêm túc để xẩy ra những
việc gian lậu, sự nghi kỵ lẫn nhau làm mất đoàn kết, v.v…
4. Cần phát huy mọi sáng
kiến để tận dụng kết quả và thành tích mà cuộc thi đã đưa đến; dùng cuộc thi tại
trường để đẩy mạnh phong trào thi đua 2 tốt, dùng cuộc thi liên trường làm dịp
để học sinh trao đổi kinh nghiệm học tập và rèn luyện, sử dụng bài thi của học
sinh giỏi được khen thưởng để tuyên truyền và động viên giáo viên, học sinh phấn
đấu không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện có kế hoạch cụ thể, lâu
dài bồi dưỡng học sinh giỏi được khen thưởng và động viên toàn thể học sinh,
toàn trường ra sức học tập, tu dưỡng, lao động…
Đối với học sinh giỏi, trường tốt
được khen thưởng cần đề phòng tư tưởng tư liệu, tự mãn.
Nhận được thông tư này, Bộ đề
nghị các Khu, Sở, Ty:
- Phổ biến ngay cho các trường
biết và kịp thời chuẩn bị cho học sinh dự cuộc thi có kết quả.
- Nghiên cứu đặt kế hoạch tiến
hành cụ thể và chi tiết (chuẩn bị tài chính, kế hoạch tuyên truyền, nghiên cứu
thể thức thi chọn học sinh giỏi lớp 4, v.v…).
- Riêng đối với Khu Giáo dục Việt
Bắc, Bộ đề nghị Khu có chỉ thị hướng dẫn thêm cho các Ty trong Khu về thể thức
thi chọn học sinh giỏi phù hợp với đặc điểm của khu tự trị.
- Riêng về Trường văn hóa dân tộc
miền Nam (Mễ trí), Trường sẽ tổ chức thi trong phạm vi trường.
Vụ Giáo dục phổ thông sẽ có chỉ
thị riêng hướng dẫn thêm cách thức áp dụng và thi hành thông tư này (hướng dẫn
chấm bài và chọn học sinh khen thưởng, thể thức gửi hồ sơ, báo cáo tổng kết…).
Bộ đề nghị các Khu, Sở, Ty báo
cáo thường xuyên cho Bộ (Vụ Giáo dục phổ thông) biết tình hình chuẩn bị và tiến
hành cuộc thi trên để Bộ có thể theo dõi và góp ý kiến kịp thời khi cần thiết.
|
K.T. BỘ TRƯỞNG
BỘ GIÁO DỤC
THỨ TRƯỞNG
Võ Thuần Nho
|