Thông tư 07/2014/TT-BVHTTDL quy định hồ sơ, mẫu văn bản thực hiện giám định tư pháp; áp dụng quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa; điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định của văn phòng giám định tư pháp về di vật, cổ vật, quyền tác giả, quyền liên quan do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành

Số hiệu 07/2014/TT-BVHTTDL
Ngày ban hành 23/07/2014
Ngày có hiệu lực 10/09/2014
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch
Người ký Hoàng Tuấn Anh
Lĩnh vực Dịch vụ pháp lý,Thủ tục Tố tụng,Văn hóa - Xã hội

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 07/2014/TT-BVHTTDL

Hà Nội, ngày 23 tháng 7 năm 2014

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH HỒ SƠ, CÁC MẪU VĂN BẢN THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP; ÁP DỤNG QUY CHUẨN CHUYÊN MÔN CHO HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA; ĐIỀU KIỆN VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN GIÁM ĐỊNH CỦA VĂN PHÒNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP VỀ DI VẬT, CỔ VẬT, QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN

Căn cứ Luật giám định tư pháp ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giám định tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định hồ sơ, các mẫu văn bản thực hiện giám định tư pháp; áp dụng quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa; điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định của văn phòng giám định tư pháp về di vật, cổ vật, quyền tác giả, quyền liên quan.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về hồ sơ, các mẫu văn bản thực hiện giám định tư pháp; áp dụng quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa; điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định của văn phòng giám định tư pháp về di vật, cổ vật, quyền tác giả, quyền liên quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực văn hóa; cá nhân, tổ chức khác có liên quan trong việc tiếp nhận và thực hiện trưng cầu, yêu cầu giám định.

Điều 3. Giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp

1. Việc giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp trực tiếp hoặc qua đường bưu chính được thực hiện theo quy định tại Điều 27 Luật giám định tư pháp.

2. Việc giao, nhận trực tiếp hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp phải được lập thành biên bản. Chỉ nhận trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp đúng đối tượng và không thuộc diện phải từ chối theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Mẫu văn bản thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa

1. Quá trình thực hiện giám định tư pháp theo trưng cầu, yêu cầu trong lĩnh vực văn hóa phải đảm bảo tuân thủ nguyên tắc quy định tại Điều 3 của Luật giám định tư pháp và được lập thành văn bản ghi nhận kịp thời, đầy đủ, trung thực toàn bộ quá trình và kết quả thực hiện giám định theo các mẫu văn bản quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Ban hành kèm theo Thông tư này các mẫu văn bản sau:

a) Mẫu biên bản giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định (Mẫu số 01);

b) Mẫu biên bản mở niêm phong (Mẫu số 02);

c) Mẫu văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định (Mẫu số 03);

d) Mẫu kết luận giám định (Mẫu số 04a04b);

đ) Mẫu biên bản bàn giao kết luận giám định (Mẫu số 05).

Điều 5. Áp dụng quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp

1. Giám định tư pháp về cổ vật được thực hiện theo các quy định tại Chương III của Thông tư số 22/2011/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về điều kiện thành lập và hoạt động của cơ sở giám định cổ vật.

2. Giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan được thực hiện theo các quy định tại Chương VI của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ; Điều 1 của Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP; Chương IV của Thông tư số 15/2012/TT-BVHTTDL ngày 13/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn hoạt động giám định quyền tác giả, quyền liên quan.

3. Giám định tư pháp về các chuyên ngành khác được thực hiện căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật quy định về chuyên ngành cần giám định.

4. Việc giám định tư pháp trong lĩnh vực văn hóa phải căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thi hành tại thời điểm xảy ra vụ việc.

Điều 6. Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định của văn phòng giám định tư pháp về di vật, cổ vật, quyền tác giả, quyền liên quan

[...]