Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Thông tư 07/2012/TT-BTP hướng dẫn về cộng tác viên trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu 07/2012/TT-BTP
Ngày ban hành 30/07/2012
Ngày có hiệu lực 15/09/2012
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Nguyễn Thúy Hiền
Lĩnh vực Dịch vụ pháp lý

BỘ TƯ PHÁP
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 07/2012/TT-BTP

Hà Nội, ngày 30 tháng 07 năm 2012

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN V CỘNG TÁC VIÊN TR GIÚP PHÁP LÝ CỦA TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định 07/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2007 ca Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;

Căn cứ Nghị định s 05/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định v đăng ký giao dịch bảo đm, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vn pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu t chức của Bộ Tư pháp:

Xét đề nghị của Cục trưng Cục Trợ giúp pháp lý;

Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dn v cộng tác viên tr giúp pháp lý ca Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước như sau:

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn về tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục công nhận, cp và thu hồi th cộng tác viên trợ giúp pháp lý (sau đây viết tắt là cộng tác viên); hợp đồng cộng tác thực hiện trợ giúp pháp lý; quyền và nghĩa vụ ca cộng tác viên; đi tượng, phạm vi, hình thức, phương thức và lĩnh vực trợ giúp pháp lý; và qun lý nhà nước đối với cộng tác viên.

Điều 2. Cộng tác viên

1. Cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (sau đây viết tắt là Trung tâm) là người có đ tiêu chuẩn, điều kiện, được công nhn và cp th cộng tác viên theo quy định của Thông tư này.

2. Cộng tác viên giúp Trung tâm, Chi nhánh của Trung tâm (sau đây viết tt là Chi nhánh) triển khai thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý; giúp người được trợ giúp pháp bo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chp và vi phạm pháp luật.

3. Cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý theo đi tượng, phạm vi, hình thức, phương thức và lĩnh vực trợ giúp pháp lý thể hiện trong hợp đồng cộng tác đưc ký kết giữa cộng tác viên với Trung tâm phù hợp với quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.

4. Nhà nước khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, luật sư, luật gia và các cá nhân có đ tiêu chuẩn, điều kiện tham gia làm cộng tác viên, bo đm huy động được nguồn lực từ xã hội thực hiện xã hội hóa trợ giúp pháp lý.

Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình khuyến khích, tạo điều kiện đ cán bộ, công chức, viên chức, thành viên, hội viên và cá nhân khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện làm việc tại cơ quan, tổ chức mình làm cộng tác viên.

Điều 3. Nguyên tắc hoạt động

1. Cộng tác viên tham gia trợ giúp pháp lý trên cơ sở tự nguyện, được hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Khi thực hiện trợ giúp pháp lý, cộng tác viên phải tuân thủ các nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 4 Luật Trợ giúp pháp lý.

3. Nghiêm cấm mọi hình thức lợi dụng thẻ cộng tác viên hoặc tư cách cộng tác viên vì mục đích tư lợi hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín ca Trung tâm và Chi nhánh.

Chương 2.

TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC CÔNG NHẬN, CẤP VÀ THU HỒI THẺ CỘNG TÁC VIÊN

Điều 4. Tiêu chuẩn, điều kiện công nhận và cấp thẻ cộng tác viên

1. Người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1, Điều 22 Luật Trợ giúp pháp lý và t nguyện tham gia trợ giúp pháp lý thì được xem xét công nhận và cấp th cộng tác viên.

2. Người có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 22 Luật Trợ giúp pháp lý là người đã hoặc đang làm công tác liên quan đến pháp luật trong các quan thuộc ngành Tư pháp, Kiểm sát, Tòa án, Thanh tra, hệ thống các quan điều tra hoặc tổ chức pháp chế các cơ quan, t chức, doanh nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang; cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến pháp luật; người đã hoặc đang là công chức tư pháp hộ tịch xã, phường, thị trấn, Hội thm nhân dân, Bào chữa viên nhân dân, luật gia.

3. Người có kiến thức pháp luật và có uy tín trong cộng đồng theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 22 Luật Trợ giúp pháp lý là người đã hoặc đang là tổ viên tổ hòa giải, thành viên Ban Ch nhiệm Câu lạc bộ trợ giúp pháp , già làng, trưởng bn, trưởng thôn, trưởng ấp, đại diện tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở cơ sở.

[...]