BỘ
XÂY DỰNG
-----
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
|
Số:
06/2008/TT-BXD
|
Hà
Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2008
|
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ CHI PHÍ DỊCH VỤ CÔNG ÍCH ĐÔ THỊ
Căn cứ Nghị định số
17/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 31/2005/NĐ - CP ngày 11/3/2005 của Chính phủ về sản xuất và
cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
Căn cứ Quyết định số 06/2005/QĐ - BTC ngày 18/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính về việc ban hành Quy chế tính giá tài sản, hàng hoá, dịch vụ.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, nâng cao chất lượng
các dịch vụ công ích đô thị và khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi
thành phần kinh tế tham gia thực hiện các dịch vụ công ích đô thị, Bộ Xây dựng
hướng dẫn quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị như sau:
I- QUY ĐỊNH CHUNG
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1.1. Việc quản
lý chi phí dịch vụ công ích đô thị được áp dụng cho các công tác dịch vụ sau:
- Thu gom, vận
chuyển và xử lý chôn lấp rác thải;
- Nạo vét duy
trì hệ thống thoát nước;
- Duy trì hệ thống
chiếu sáng công cộng;
- Duy trì, phát
triển hệ thống cây xanh.
1.2. Một số dịch
vụ công ích đô thị như: Chế biến xử lý chất thải không qua chôn lấp, quản lý
nghĩa trang, quản lý công viên, vườn thú và một số công tác dịch vụ công ích đô
thị khác thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ nội dung hướng dẫn
của Thông tư này quy định áp dụng cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa
phương.
1.3. Mọi tổ chức,
cá nhân quản lý, sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước để thực hiện các dịch vụ
công ích đô thị nêu trên đều phải tuân thủ qui định trong Thông tư này.
2. Các nguyên tắc
chung quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị
2.1. Chi phí dịch
vụ công ích đô thị được lập theo hướng dẫn của Thông tư này là chi phí để các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định dự toán chi phí dịch vụ công ích đô thị
và là cơ sở để thương thảo, xem xét, quyết định giá dịch vụ công ích thực hiện
theo phương thức đấu thầu, đặt hàng hoặc giao kế hoạch cho tổ chức, cá nhân thực
hiện các dịch vụ công ích đô thị.
2.2. Việc lập
và quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị phải bảo đảm tính đúng, tính đủ, hợp
lý, phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu khách quan của cơ chế thị trường.
II- DỰ TOÁN CHI PHÍ DỊCH VỤ CÔNG ÍCH ĐÔ THỊ
Dự toán chi phí
dịch vụ công ích đô thị bao gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sử
dụng xe máy và thiết bị, chi phí quản lý chung và lợi nhuận định mức. Dự toán
chi phí dịch vụ công ích đô thị được xác định như sau:
Dự
toán chi phí dịch vụ công ích đô thị
|
=
{å
|
Khối
lượng của từng loại công tác dịch vụ công ích đô thị
|
x
|
Đơn
giá của từng loại công tác dịch vụ công ích đô thị
|
}+
|
Chi
phí quản lý chung
|
+
|
Lợi
nhuận định mức
|
1. Khối lượng của từng loại công
tác dịch vụ công ích đô thị
Khối lượng của từng loại công
tác dịch vụ công ích đô thị được xác định theo kế hoạch hoặc nhiệm vụ đột xuất
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao.
2. Đơn giá của từng loại công
tác dịch vụ công ích đô thị
Đơn giá của từng loại công tác dịch
vụ công ích đô thị bao gồm các thành phần chi phí về vật liệu, nhân công, sử dụng
xe máy và thiết bị (gọi là chi phí trực tiếp). Chi phí trực tiếp được xác định
cụ thể như sau:
2.1. Chi phí vật liệu là chi phí
vật liệu chính, vật liệu phụ trong quá trình thực hiện các dịch vụ công ích đô
thị. Chi phí vật liệu được xác định theo công thức:
Chi
phí vật liệu = å
|
Định
mức hao phí từng loại vật liệu để thực hiện một đơn vị khối lượng công việc dịch
vụ công ích đô thị
|
x
|
Giá
của từng loại vật liệu tương ứng
|
Giá vật liệu phải hợp lý và phù
hợp với mặt bằng giá thị trường, xác định trên cơ sở báo giá của các nhà sản xuất,
thông tin giá của nhà cung cấp hoặc giá đã được áp dụng cho các công tác khác
có cùng tiêu chuẩn về chất lượng hoặc giá do địa phương công bố và phải đảm bảo
tính cạnh tranh (giá vật liệu cấu thành trong đơn giá chưa bao gồm thuế giá trị
gia tăng).
2.2. Chi phí
nhân công là toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp thực hiện các dịch vụ công ích
đô thị và được xác định như sau:
Chi
phí nhân công = å
|
Định
mức hao phí ngày công cấp bậc của công nhân để thực hiện một đơn vị khối lượng
công việc dịch vụ công ích đô thị
|
x
|
Giá
nhân công ngày công cấp bậc của công nhân tương ứng
|
Giá nhân công ngày công cấp bậc
của công nhân tương ứng được tính đúng, tính đủ tiền lương, các khoản lương phụ
và phụ cấp lương (kể cả các khoản hỗ trợ lương). Giá nhân công được xác định
trên cơ sở mức tiền lương tối thiểu được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định
để đảm bảo tiền lương của người lao động có tính đến mặt bằng giá của thị trường
lao động phổ biến của từng khu vực theo từng loại thợ và điều kiện lao động cụ
thể, khả năng nguồn vốn và khả năng chi trả của địa phương.
2.3. Chi phí sử dụng xe máy và
thiết bị là chi phí sử dụng xe máy và thiết bị trực tiếp thực hiện các dịch vụ
công ích đô thị:
Chi
phí sử dụng xe = å máy và thiết bị
|
Định
mức hao phí ca xe máy và thiết bị của từng loại xe máy và thiết bị để thực hiện
một đơn vị khối lượng công việc dịch vụ công ích đô thị
|
x
|
Giá
ca xe máy và thiết bị tương ứng
|
Giá ca xe máy và thiết bị tương ứng
được xác định theo hướng dẫn tại Thông tư số 07/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của
Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi
công xây dựng công trình hoặc từ bảng giá ca xe máy và thiết bị do địa phương
quy định.
3. Chi phí
quản lý chung là chi phí quản lý của doanh nghiệp, chi phí phục vụ trực tiếp quản
lý chung (bao gồm cả công cụ lao động), chi phí phục vụ công nhân, chi trả lãi
vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác, chi phí tiền ăn giữa ca, các
khoản phí, lệ phí, chi phí thuê tài sản, thuê mặt bằng nhà xưởng (nếu có), chi
phí thuê kiểm toán và các khoản chi phí khác.
Chi phí quản lý chung trong dự
toán dịch vụ công ích đô thị do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem
xét quyết định với tỷ lệ không quá 70% trên chi phí nhân công trực tiếp và được
xác định tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng địa phương và từng loại công tác dịch
vụ công ích đô thị; Đối với khối lượng công tác dịch vụ công ích đô thị có chi
phí sử dụng máy và thiết bị > 60% chi phí trực tiếp thì chi phí quản lý
chung được tính tỷ lệ không quá 5% chi phí sử dụng xe máy và thiết bị.
Trường hợp có đặc thù riêng, tỷ
lệ chi phí quản lý chung vượt quá tỷ lệ trên thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương xem xét, quyết định.
4. Lợi nhuận định mức được tính
tỷ lệ không quá 5% trên chi phí trực tiếp và chi phí quản lý chung trong giá dự
toán thực hiện dịch vụ công ích.
III. HỢP ĐỒNG
DỊCH VỤ CÔNG ÍCH ĐÔ THỊ
1. Hợp đồng dịch vụ công ích đô
thị là hợp đồng dân sự (sau đây gọi tắt là hợp đồng), việc thực hiện dịch vụ
công ích đô thị thông qua hợp đồng giữa cơ quan quản lý của địa phương với các
tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ công ích đô thị. Hợp đồng dịch vụ công ích
đô thị là sự thoả thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu về việc
xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên để thực hiện một, một
số hay toàn bộ công việc dịch vụ công ích đô thị. Hợp đồng là văn bản pháp lý
ràng buộc quyền và nghĩa vụ các bên tham gia hợp đồng; Các tranh chấp giữa các
bên tham gia hợp đồng được giải quyết trên cơ sở hợp đồng đã ký kết có hiệu lực
pháp luật; Các tranh chấp chưa được thoả thuận trong hợp đồng thì giải quyết
trên cơ sở qui định của pháp luật có liên quan.
2. Giá hợp đồng
Giá hợp đồng là khoản kinh phí
bên giao thầu cam kết trả cho bên nhận thầu để thực hiện khối lượng công việc
theo yêu cầu về chất lượng, tiến độ và các yêu cầu khác qui định trong hợp đồng.
Trong hợp đồng các bên phải ghi rõ nội dung của giá hợp đồng, trong đó cần thể
hiện các khoản thuế, phí, trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện nghĩa vụ
nộp thuế, phí có liên quan.
Các bên căn cứ hồ sơ mời thầu, hồ
sơ dự thầu, dự toán chi phí, đơn đặt hàng, giao kế hoạch do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt và kết quả đàm phán hợp đồng để xác định giá hợp đồng. Giá
hợp đồng có các hình thức sau:
2.1. Giá
hợp đồng trọn gói (hình thức trọn gói và hình thức theo tỷ lệ phần trăm quy định
trong Luật Đấu thầu) là giá hợp đồng không thay đổi trong suốt quá trình thực
hiện hợp đồng đối với các công việc thuộc phạm vi hợp đồng đã ký kết, trừ các
trường hợp được phép điều chỉnh có quy định trong hợp đồng (nếu có); Giá hợp
đồng trọn gói áp dụng cho các công tác hoặc gói thầu đã xác định rõ về khối lượng,
chất lượng, thời gian thực hiện hoặc trong một số trường hợp không xác định được
khối lượng và bên nhận thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, tài liệu để tính toán,
xác định giá trọn gói và chấp nhận các rủi ro liên quan đến việc xác định giá
trọn gói;
2.2. Giá
hợp đồng theo đơn giá cố định (hình thức theo đơn giá và hình thức theo thời
gian quy định trong Luật Đấu thầu) là giá hợp đồng được xác định trên cơ sở khối
lượng công việc tạm tính và đơn giá từng công việc trong hợp đồng là cố định và
không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, trừ các trường hợp được
phép điều chỉnh quy định trong hợp đồng (nếu có); Giá hợp đồng theo
đơn giá cố định áp dụng cho các công tác hoặc gói thầu không đủ điều kiện
xác định chính xác về khối lượng nhưng đủ điều kiện xác định về các đơn giá thực
hiện công việc và bên nhận thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm, tài liệu để tính
toán, xác định đơn giá cố định và các rủi ro liên quan đến việc xác định đơn
giá. Đơn giá cố định không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, trừ
các trường hợp được phép điều chỉnh đã ghi rõ trong hợp đồng.
2.3. Giá
hợp đồng theo giá điều chỉnh là giá hợp đồng mà khối lượng công việc và đơn giá
cho công việc trong hợp đồng được phép điều chỉnh trong các trường hợp được quy
định tại hợp đồng.
Giá hợp
đồng theo giá điều chỉnh áp dụng cho các công tác hoặc gói thầu mà ở thời điểm
ký kết hợp đồng không đủ điều kiện xác định chính xác về khối lượng công việc cần
thực hiện hoặc các yếu tố chi phí để xác định đơn giá thực hiện các công việc.
Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh
(tại thời điểm ký kết giá hợp đồng chỉ là tạm tính) sẽ được điều chỉnh thay đổi
khi có đủ điều kiện xác định khối lượng, đơn giá thực hiện theo quy định trong
hợp đồng.
2.4. Giá hợp đồng kết hợp là giá
hợp đồng được xác định theo các hình thức qui định tại điểm 2.1, 2.2 và 2.3 nêu
trên.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Bộ Xây dựng công bố định mức
hao phí vật liệu, định mức hao phí ngày công để thực hiện một đơn vị khối lượng
công tác dịch vụ công ích đô thị; Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc quản lý
chi phí dịch vụ công ích đô thị theo nội dung của Thông tư này tại các địa
phương trong cả nước.
2. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương có trách nhiệm:
- Tổ chức xây dựng định mức để
công bố hoặc ban hành cho các công tác dịch vụ công ích đô thị tại địa phương
chưa có trong hệ thống định mức dự toán dịch vụ công ích đô thị do Bộ Xây dựng
công bố hoặc đã có trong hệ thống định mức dự toán dịch vụ công ích đô thị được
công bố nhưng chưa phù hợp với quy trình kỹ thuật, điều kiện cụ thể của địa
phương.
- Hướng dẫn và quy định áp dụng
định mức, đơn giá, lập và phê duyệt giá dự toán chi phí dịch vụ công ích đô thị
tại địa phương;
- Tổ chức sắp xếp lại Công ty
Nhà nước thực hiện nhiệm vụ công ích do mình quản lý theo chương III của Nghị định
số 31/2005/NĐ - CP ngày 11/3/2005 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm,
dịch vụ công ích;
- Xây dựng cơ chế chính sách ưu
đãi, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các công tác dịch vụ
công ích đô thị nhằm thực hiện chủ trương xã hội hoá của Đảng và Nhà nước đối với
công tác dịch vụ công ích đô thị tại địa phương;
- Định kỳ hàng năm gửi những định
mức, đơn giá đã công bố hoặc ban hành trong năm về Bộ Xây dựng để theo dõi, quản
lý.
3. Những công tác dịch vụ công
ích đô thị có giá dịch vụ đã hình thành và tương đối ổn định tại địa phương thì
cấp có thẩm quyền có thể dùng giá này và bổ sung thêm các yếu tố biến động giá
thị trường (nếu có) để làm dự toán chi phí dịch vụ công ích đô thị;
4. Khuyến khích các Chủ đầu tư đầu
tư xây dựng Khu đô thị mới hiện đã đưa vào sử dụng từng phần hoặc toàn bộ,
nhưng chưa bàn giao cho chính quyền đô thị thực hiện theo quy định của Thông tư
này.
5. Việc xử lý chuyển tiếp được
thực hiện như sau: Hợp đồng đã được ký kết đang thực hiện dở dang hoặc dự toán
chi phí (giá dịch vụ công ích đô thị) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì
không phải điều chỉnh, phê duyệt lại; Trường hợp cần thực hiện theo các quy định
tại Thông tư này thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, quyết
định.
6. Thông tư này có hiệu lực thi
hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư số
17/2005/TT-BXD ngày 01/11/2005 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn phương pháp lập và
quản lý giá dự toán dịch vụ công ích đô thị.
Trong quá trình thực hiện nếu có
vướng mắc, đề nghị các địa phương phản ánh về Bộ Xây dựng để hướng dẫn giải quyết./.
Nơi nhận:
- Văn phòng TW Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- HĐND, UBND, SXD các tỉnh và thành phố trực thuộc TW;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- Viện Kiểm sát ND tối cao;
- Toà án Nhân dân tối cao;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL(Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Website Chính phủ, Website Bộ Xây dựng;
- Các Cục, Vụ thuộc Bộ Xây dựng;
- Lưu VP, Vụ KTTC, Vụ PC, Vụ HTKTĐT, Viện KTXD.
|
KT.BỘ
TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đinh Tiến Dũng
|