Thông tư 05/TT-NH1-1996 hướng dẫn phạm vi áp dụng trần lãi suất cho vay trên địa bàn nông thôn và phương pháp tính chênh lệch lãi suất bình quân do Ngân hàng Nhà nước ban hành

Số hiệu 05/TT-NH1
Ngày ban hành 17/08/1996
Ngày có hiệu lực 01/09/1996
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Ngân hàng Nhà nước
Người ký Chu Văn Nguyễn
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 05/TT-NH1

Hà Nội, ngày 17 tháng 8 năm 1996

 

THÔNG TƯ

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 05/TT-NH1 NGÀY 17 THÁNG 8 NĂM 1996 HƯỚNG DẪN VỀ PHẠM VI ÁP DỤNG TRẦN LÃI SUẤT CHO VAY TRÊN ĐỊA BÀN NÔNG THÔN VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHÊNH LỆCH LÃI SUẤT BÌNH QUÂN

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn cụ thể về phạm vi áp dụng trần lãi suất cho vay trên địa bàn nông thôn và phương pháp tính chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi bình quân theo các quyết định về lãi suất của Thống đốc Ngân hàng nhà nước như sau:

1. Về phạm vi áp dụng trần lãi suất cho vay trên địa bàn nông thôn:

Tổ chức tín dụng cho vay trên địa bàn nông thôn (theo Quyết định 191/QĐ-NH1 ngày 15/7/1996 là 1,8%/tháng), bao gồm: các Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn và các Ngân hàng thương mại quốc doanh và cổ phần đô thị triển khai cho vay trực tiếp tại địa bàn nông thôn nhằm tạo điều kiện cho kinh tế nông thôn phát triển (theo nội dung Chỉ thị 05/CT-NH1 ngày 6/6/1996). Riêng các HTX tín dụng và QTDND cơ sở cho vay thành viên theo trần lãi: 2,2%/tháng.

- Đối tượng vay vốn trên địa bàn nông thôn được áp dụng theo trần lãi suất trên đây là các hộ sản xuất bao gồm: Các hộ nông dân, hộ tư nhân, cá thể, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các tổ chức hợp tác; thành viên của các HTX, tập đoàn sản xuất và các doanh nghiệp nhà nước trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các ngành nông - lâm - ngư - diêm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, vận tải ở nông thôn. Các hộ sản xuất nói trên thuộc khu vực thị trấn, thị xã ven đô thị, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ trong các ngành nói trên cũng là đối tượng vay vốn quy định tại Thông tư này.

- Trần lãi suất cho vay 1,8%/tháng áp dụng cho cả cho vay ngắn, trung và dài hạn tại địa bàn nông thôn, theo hướng thời hạn cho vay càng dài lãi suất càng cao, các mức lãi suất cho vay cụ thể do từng Tổ chức tín dụng quy định căn cứ vào từng dự án xin vay vốn trong từng thời gian và phù hợp với các mức lãi suất của các Tổ chức tín dụng khác trên cùng địa bàn nông thôn.

2. Nội dung phương pháp tính chênh lệch lãi suất 0,35%/tháng:

2.1. Mục đích của việc quy định chênh lệch 0,35%/tháng giữa lãi suất cho vay bình quân với lãi suất huy động bình quân là:

- Nhằm đưa ra một mức chênh lệch chỉ đạo giữa lãi suất cho vay bình quân và lãi suất huy động vốn bình quân, để trên cơ sở đó định hướng cho các Ngân hàng thương mại chủ động xác định mức lãi suất huy động và cho vay cụ thể từng thời kỳ trong khuôn khổ trần lãi suất do Thống đốc Ngân hàng nhà nước quy định.

- Thúc đẩy các Ngân hàng thương mại nâng cao vốn khả dụng, tiết kiệm chi phí hoạt động ngân hàng ở mức hợp lý, tạo khả năng cạnh tranh trên thị trường vốn giữa các Tổ chức tín dụng để tạo điều kiện hạ thấp được lãi suất cho vay, tạo thuận lợi và khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn, phát triển sản xuất - kinh doanh.

2.2. Nội dung mức chênh lệch 0,35%:

Mức chênh lệch bình quân lãi suất 0,35%/tháng được tính trên cơ sở lãi suất cho vay bình quân trừ đi lãi huy động bình quân tính trên tổng số vốn thực tế được sử dụng cho vay. Số vốn huy động phải thực hiện dự trữ bắt buộc theo quy định của Pháp lệnh Ngân hàng không có lãi (10%) và ngân hàng phải duy trì một tỷ lệ nhất định trên tổng nguồn vốn huy động để đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên tại quỹ bằng tiền mặt và NFTT không sinh lãi (10% đến 15%); Phần chi phí trả lại cho số vốn này (25%) được tính vào lãi suất cho vay.

Do huy động từ nhiều nguồn vốn với lãi suất khác nhau, và cho vay nhiều mức lãi suất khác, cho nên khi tính lãi suất bình quân phải tính trên nhiều mức lãi suất khác nhau để có mức lãi suất bình quân đầu vào và lãi suất bình quân đầu ra được chính xác.

2.3. Phương pháp tính mức chênh lệch 0,35%:

2.3.1. Công thức tính chênh lệch 0,35% để dự định công bố mức lãi suất hàng tháng, quý (công thức 1):

Chênh lệch Mức lãi suất Mức lãi suất

0,35% = cho vay bình quân - huy động bình quân

(A) (B) (C)

Các loại dư nợ BQ x Các mức lãi suất tương ứng

các loại tiền gửi BQ loại cho vay, TG cùng loại

B = x 100

Tổng dư nợ + Tổng các + Tiền gửi DTBB, tồn quỹ

cho vay BQ loại TGBQ tiền mặt và NFTT

Các loại dư nợ và tiền gửi bao gồm:

- Cho vay ngắn hạn;

- Cho vay trung và dài hạn;

- Cho vay các Tổ chức tín dụng khác;

(Bao gồm cả nợ quá hạn, trừ nợ được khoanh bằng nguồn vốn vay của Nhà nước); cho vay VNĐ và cho vay ngoại tệ quy VNĐ; Mua tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc (trừ số TPKB và trái phiếu kho bạc phát hành trước 1/1/1996 còn số dư chưa thanh toán); Mua tín phiếu NHNN;

- Tiền gửi có hưởng lãi ở NHNN và TCTD khác.

Các nguồn vốn huy động BQ x Các mức lãi suất huy động

và các nguồn vốn đi vay BQ và lãi suất đi vay tương ứng

C =

Tổng nguồn vốn huy động và đi vay BQ

Tổng nguồn vốn huy động và đi vay bao gồm:

[...]