Thông tư 04/2007/TT-BYT hướng dẫn về tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần do Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 04/2007/TT-BYT
Ngày ban hành 12/02/2007
Ngày có hiệu lực 04/04/2007
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Trần Thị Trung Chiến
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 04/2007/TT-BYT

Hà Nội, ngày 12 tháng 02 năm 2007

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VỀ TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC BỔ NHIỆM, MIỄN NHIỆM GIÁM ĐỊNH VIÊN PHÁP Y VÀ GIÁM ĐỊNH VIÊN PHÁP Y TÂM THẦN

Căn cứ Pháp lệnh Giám định tư pháp số 24/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/9/2004 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Nghị định số 67/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giám định tư pháp;
Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết các Tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần như sau:

I. TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN BỔ NHIỆM GIÁM ĐỊNH VIÊN PHÁP Y VÀ GIÁM ĐỊNH VIÊN PHÁP Y TÂM THẦN

1. Công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần:

 a) Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ về chuyên ngành do cơ sở giáo dục của Việt Nam cấp và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn của chuyên ngành đó liên tục từ 5 năm trở lên:

 - Giám định viên pháp y: giám định viên pháp y ở trung ương phải có trình độchuyên khoa định hướng pháp y; giám định viên pháp y ở địa phương phải có chứng chỉ bồi dưỡng pháp y;

 - Giám định viên pháp y tâm thần: giám định viên pháp y tâm thần ở Trung ương phải có trình độ từ chuyên khoa I, thạc sĩ về chuyên ngành tâm thần trở lên; giám định viên pháp y tâm thần ở địa phương phải có trình độ chuyên khoa định hướng tâm thần trở lên;

Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ về chuyên ngành do cơ sở giáo dục của nước ngoài cấp, các bằng đó phải được công nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về giáo dục và Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập;

 b) Có phẩm chất đạo đức tốt;

 c) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

 d) Tuổi bổ nhiệm lần đầu: Không quá 55 đối với nữ và không quá 60 đối với nam

2. Giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần có thể được bổ nhiệm trong số những người làm việc ở các cơ sở pháp y và cơ sở giám định pháp y tâm thần của trung ương và địa phương hoặc các tổ chức chuyên môn khác.

3. Những người sau đây không được bổ nhiệm giám định viên pháp y:

 a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xoá án tích;

 b) Đang bị quản chế hành chính;

 c) Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

II. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC BỔ NHIỆM GIÁM ĐỊNH VIÊN PHÁP Y VÀ GIÁM ĐỊNH VIÊN PHÁP Y TÂM THẦN

1. Ở trung ương:

 a) Viện trưởng Viện Pháp Y quốc gia và Trưởng tổ chức giám định pháp y tâm thần Trung ương (Viện trưởng Viện giám định pháp y tâm thần Trung ương được thành lập sau này) lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn và điều kiện giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần; lập hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần gửi về Vụ Tổ chức cán bộ -Bộ Y tế.

 b) Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ trưởng các Vụ: Điều trị, Pháp chế, xem xét đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế Quyết định bổ nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần.

 c) Trên cơ sở đề nghị của Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ điều trị và Vụ Pháp chế, Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét Quyết định bổ nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần.

2. Ở địa phương:

 a) Giám đốc Trung tâm Pháp y tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là tỉnh) hoặc Trưởng phòng Pháp Y (đối với những tỉnh, thành phố chưa thành lập Trung tâm Pháp y cấp tỉnh) và Giám đốc Trung tâm giám định pháp y tâm thần tỉnh lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn và điều kiện củagiám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần lập hồ sơ gửi về Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

 b) Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Y tế xem xét, đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Quyết định bổ nhiệm giám định viên pháp y vàgiám định viên pháp y tâm thần.

 c) Trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp và Giám đốc Sở Y tế, chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét Quyết định bổ nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần.

3. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần:

 a) Công văn đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần của Viện trưởng Viện Pháp y Quốc gia, Trưởng tổ chức giám định pháp y tâm thần Trung ương (Viện trưởng Viện Giám định pháp y Tâm thần Trung ương),Giám đốc Trung tâm pháp y tỉnh (Trưởng phòng Pháp y tỉnh), Giám đốc Trung tâm giám định pháp y Tâm thần tỉnh;

[...]