Thông tư liên tịch 03-TT/LB năm 1984 quy định chế độ thu giữ, bảo quản, xử lý vật chứng và tài sản tạm giữ trong các vụ án hình sự do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 03-TT/LB
Ngày ban hành 23/04/1984
Ngày có hiệu lực 23/04/1984
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Nội vụ,Bộ Tài chính,Bộ Tư pháp,Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao,Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Người ký Lê Bá Thuỷ,Nguyễn Quốc Hồng,Nguyễn Thị Ngọc Khanh,Phùng Văn Tửu,Trần Quyết
Lĩnh vực Thủ tục Tố tụng

BỘ NỘI VỤ-BỘ TÀI CHÍNH-BỘ TƯ PHÁP-HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO-VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 03-TT/LB

Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 1984

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO, TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO, BỘ NỘI VỤ, BỘ TƯ PHÁP, BỘ TÀI CHÍNH SỐ 03.TT.LB NGÀY 23 THÁNG 4 NĂM 1984 QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ THU GIỮ, BẢO QUẢN, XỬ LÝ LẬT CHỨNG VÀ TÀI SẢN TẠM GIỮ TRONG CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ

Thu giữ, bảo quản, xử lý vật chứng và tài sản tạm giữ là vấn đề quan trọng trong tố tụng hình sự. Làm tốt công tác này là vấn đề nguyên tắc để bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án được đúng pháp luật, chính xác, đấu tranh chống tội phạm có kết quả. Đồng thời đây cũng là một việc cần thiết để bảo vệ tài sản của nhà nước, của tập thể, của công dân và liên quan trực tiếp đến việc giữ gìn phẩm chất của cán bộ.

Tuy nhiên, thời gian qua, trong khi chưa có Bộ luật tố tụng hình sự , các ngành hưũ trách chưa có quy định chặt chẽ và thống nhất về vấn đề này, đó cũng là một trong các nguyên nhân mà do đó nhiều nơi việc thu giữ, bảo quản, xử lý vật chứng và tài sản tạm giữ có những hiện tượng vi phạm pháp luật, không những gây trở ngại cho hoạt động tố tụng, xâm phạm trái phép tài sản của công dân, mà còn phát sinh hiện tượng tiêu cực trong một số cán bộ các cơ quan công an, Viện kiểm sát, và toà án.

Vì vậy, trong khi chờ đợi xây dựng Bộ luật tố tụng hình sự, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ, Bộ tư pháp và Bộ tài chính ra thông tư quy định chế độ thu giữ, bảo quản xử lý vật chứng và tài sản tạm giữ trong các vụ án hình sự như sau:

I. THU GIỮ VẬT CHỨNG VÀ TÀI SẢN KÊ BIÊN, TẠM GIỮ:

A. THU GIỮ VẬT CHỨNG

1. Vật chứng là những vật dùng vào việc phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật có liên quan đén hành vi phạm tội, cũng như tiền bạc hay tài sản khác có được bằng con đường phạm tội. Những vật đó dùng để phát hiện tội phạm, chứng minh những tình tiết thực tế của tội phạm.

2. Vật chứng phải được cơ quan điều tra thu giữ đầy đủ và kịp thời. Khi khám xét thu giữ vật chứng phải theo đúng thẩm quyền và thủ tục pháp luật quy định.

Cãc vật chứng phát hiện được, thứ gì cần chụp ảnh thì phải chụp ảnh. Biên bản khám xét thu giữ vật chứng phải ghi rõ từng thứ vật chứng phát hiện được về: vị trí, số lượng, trọng lượng, phẩm chất, kích thước, mẫu sắc và cao đặc điểm khác. Vật chứng là tiền mặt thì phải ghi rõ số lượng các loại tiền, nếu là ngoại tệ thì phải ghi thêm là tiền nước nào và trong trường hợp cần thiết còn phải ghi cả số in trên đồng tiền.

Vật chứng là kim khí quý, đá quý, thuốc phiện ... thì phải niêm phong trước mặt bị can, bị cáo, hoặc thân nhân của họ. Niêm phong phải làm cẩn thận và dễ dàng phát hiện dấu vết nếu phẩm chất niêm phong đã bị mở. Trên niêm phong phải ghi rõ số lượng, phẩm chất và các đặc điểm khác của các vật có trong niêm phong, có chữ ký của cán bộ thu giữ, của bị can hoặc thân nhân của họ và của đại diện Uỷ ban nhân dân xã, phường, niêm phong thứ gì và niêm phong như thế nào phải ghi vào biên bản thu giữ vật chứng.

Khi khám xét, nếu phát hiện những thứ Nhà nước cấm lưu hành, tàng trữ thì cũng thu giữ để xét.

3. Thứ gì đem về cơ quan điều tra, phải ghi rõ trong biên bản. Những thứ không thể đem về cơ quan điều tra được (cồng kềnh hoặc không thể di chuyển) thì phải mô tả cụ thể trong biên bản và chụp ảnh rồi giao cho Uỷ ban nhân dân xã, phường hoặc chủ nhà bảo quản vật chứng đó cho đến khi xét xử và bản án đã có hiệu lực pháp luật. Biên bản khám xét thu giữ vật chứng làm thành 3 bản: để giao cho người bị khám xét, cơ quan khám xét và đưa vào hồ sơ vụ án. Trường hợp có giao cho Uỷ ban nhân dân xã, phường bảo quản vật chứng, thì phải lập biên bản giao cho uỷ ban nhân dân xã, phường.

4. Đối với những vật chứng cần phải có sự xem xét của Nhà chuyên môn để phân biệt thật giả (khi khí quý, đá quý, thuốc phiện, thuốc chữa bệnh, ngoại tệ ...) hoặc để xác định tính năng, tác dụng của thứ vật chứng đó (hoá chất, vũ khí ...) thì phải trưng cầu giám định ngay. Chi phí cho giám định lấy kinh phí nghiệp vụ, không được trích vào vật chứng hoặc tài sản tạm giữ.

B. KÊ BIÊN, TẠM GIỮ TÀI SẢN

1. Tài sản kê biên, tạm giữ là tiền bạc, đồ vật của bị can bị cáo và những người liên quan trực tiếp đến tội phạm, mà các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử kê biên, tạm giữ để bảo đảm việc bồi thường, tiền nộp phạt khi xử lý, xét xử vụ án.

2. Việc kê biên, tạm giữ tài sản chỉ được tiến hành trong các trường hợp phạm tội, mà pháp luật quy định bị can, bị cáo phải bồi thường thiệt hại vật chất quan trọng, phạt một số tiền lớn, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tài sản kê biên tạm giữ bao gồm: Tài sản của bị can, bị cáo hiện có trong nhà, trong người, tài sản cho vay mượn, cho thuê tài sản đưa đi sửa chữa, tài sản gửi hoặc thuê giữ, tiền gửi tiết kiệm và nhà cửa.

Chỉ kê biên tạm giữ những thứ có giá trị và trị giá tương ứng với số tiền có thể phải bồi thường hoặc tiền phạt. Không kê biên, tạm giữ những thứ tối thiểu cần thiết cho cuộc sống và sản xuất hàng ngày của gia đình bị can, bị cáo, nhất là việc niêm phong nhà phải xem xét hết sức thận trọng. Vật kỷ niệm, đồ thờ cúng, nói chung không kê biên, tạm giữ, trừ những thứ có giá trị tương đối lớn.

3. Thứ gì thật cần thiết (vàng thỏi, vàng lá, tiền mặt ...) mới tạm giữ, những thứ khác sau khi kê biên thì giao cho người đang quản lý tài sản bảo quản cho đến khi xét xử và bản án đã có hiệu lực pháp luật. Tài sản tạm giữ là kim khí quý đá quý, thì phải niêm phong trước mặt người có của hoặc người giao các vật đó. Thể thức niêm phong cũng như đối với vật chứng.

Khi khám xét kê biên, tạm giữ tài sản phải làm đúng thủ tục. Biên bản phải ghi rõ ràng, đầy đủ (như với vật chứng), thứ gì tạm giữ, thứ gì giao cho người đang quản lý tài sản bảo quản cũng phải ghi vào biên bản. Biên bản phải làm 3 bản giao cho người đang quản lý tài sản 1 bản, cơ quan kê biên, tạm giữ một bản và 1 bản đưa vào hồ sơ vụ án. Những tài sản tạm giữ thuộc loại phải giám định thì trưng cầu giám định ngay. Kết luận giám định về tài sản tạm giữ phải sao gửi cho người quản lý tài sản trước đó biết.

4. Trong giai đoạn điều tra, truy tố, các cán bộ cơ quan điều tra và các kiểm sát viên có quyền ra lệnh bắt người phạm tội thì có quyền ra lệnh khám nhà để kê biên tạm giữ tài sản. Trong các trường hợp cơ quan điều tra ra lệnh phải được Viện kiểm sát nhân dân phê chuẩn mới có hiệu lực thi hành. Trừ việc khám nhà để kê biên, tạm giữ tài sản trong các trường hợp phạm tội quả tang, khẩn cấp.

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử thì quyền này thuộc về Toà án nhân dân.

II. BẢO QUẢN VÀ GIAO NHẬN VẬT CHỨNG VÀ TÀI SẢN TẠM GIỮ

1. Vật chứng đã thu đã và tài sản tạm giữ phải bảo quản chu đáo, có sổ sách ghi chép rõ ràng, đầy đủ, có phương tiện bảo quản chắc chắn, có chế độ và cán bộ quản lý chặt chẽ, không để hư hỏng, mất mát. Nghiêm cấm các hành vi lấy cắp, đổi chác, sử dụng, mua bán và phân phối nội bộ.

Việc thưởng cho những người có thành tích phát hiện, truy bắt bọn tội phạm, chỉ được giải quyết sau khi vụ án đã qua xét xử và bản án đã có hiệu lực pháp luật hoặc đã có quyết định miễn tố của Viện kiểm sát nhân dân.

2. Nếu vật chứng hoặc tài sản tạm giữ là hàng tiêu dùng mau hỏng (lương thực, thực phẩm tươi sống, dược phẩm, dược liệu ...) thì sau khi thu giữ cơ quan điều tra giao ngay cho cửa hàng quốc doanh chuyên doanh mặt hàng đó. Đơn vị nhận hàng thanh toán tiền cho cơ quan điều tra theo giá thu mua khuyến khích hiện hành. Cơ quan điều tra gửi tiền vào Ngân hàng. Chứng từ về việc gửi tiền phải đưa vào hồ sơ vụ án.

Vật chứng thuộc các loại sau đây thì giao cho các cơ quan có chức năng tạm thời quản lý chờ xử lý.

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ