Thông tư 03-TT/LB năm 1961 giải thích và hướng dẫn thi hành chế độ đối với quân nhân chuyển ngành do Bộ Lao Động- Bộ Nội Vụ ban hành.

Số hiệu 03-TT/LB
Ngày ban hành 25/01/1961
Ngày có hiệu lực 09/02/1961
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Lao động,Bộ Nội vụ
Người ký Lê Tất Đắc,Nguyễn Đăng
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ LAO ĐỘNG-BỘ NỘI VỤ
******

VIÊT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 03-TT/LB

Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 1961 

 

THÔNG TƯ

GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN CHUYỂN NGÀNH

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

Kính gửi:
Đồng kính gửi:

- Các vị Bộ trưởng các Bộ và các vị Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ
- Các cơ quan, đoàn thể trung ương,
- Các Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh,
- Các ông Giám đốc, Trưởng ty, Trưởng phòng Lao động
- Tổng liên đoàn lao động Việt Nam

 

Nghị quyết số 01-CP ngày 09 tháng 01 năm 1961 của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp Thường vụ ngày 18 tháng 10 năm 1960  đã quy định chính sách sử dụng, đào tạo và đãi ngộ đối với quân nhân tình nguyện, kể cả quân nhân tình nguyện đã chuyển sang công an vũ trang, chuyển sang sau ngày 01 tháng 5 năm 1960 đến công tác ở các cơ quan xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường, (gọi tắt là quân nhân chuyển ngành).

Liên bộ Lao động - Nội vụ ra thông tư này nhằm giải thích hướng dẫn thêm một số điểm cụ thể để các cấp, các ngành thi hành.

A. NGUYÊN TẮC

Điều 2 Nghị quyết số 01–CP ngày 09 tháng 01 năm 1961 quy định:

Chế độ trả lương đối với người quân nhân chuyển ngành phải dựa trên những nguyên tắc sau đây:

- Đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, đồng thời quán triệt chính sách xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng;

- Trên cơ sở đó đảm bảo tốt giữa quân dân chuyển ngành với cán bộ công nhân viên chức hoặc giữa nhưng quân dân chuyển ngành với nhau.

Kể từ ngày đến nhận công tác mới ở các cơ quan xí nghiệp, quân nhân chuyển ngành được hưởng chế độ tiền lương thống nhất như những cán bộ công nhân viên chức khác. Mặt khác, việc vận dụng nguyên tắc phân phối theo lao động phải phù hợp tình hình thực tế hiện nay quân nhân chuyển ngành: Bên cạnh người đã có sẵn trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ, tổ chức, và lãnh đạo, nên sau khi chuyển ngành có thể làm quen với công tác mới, chưa hiểu biết nghiệp vụ, hoặc vì văn hóa còn thấp, sức khỏe bị kém sút do trải qua nhiều năm chiến đấu gian khổ nên gặp khó khăn bỡ ngỡ trong công tác. Tiền lương và sinh hoạt phí ở quân đội được đại ngộ theo yêu cầu xây dựng quân đội tiến lên chính quy và hiện đại và yêu cầu củng cố quốc phòng. Vì vậy việc đãi ngộ đối với quân nhân chuyển ngành cần thích đáng; làm cho anh em an tâm phấn khởi và tiến bộ trên cương vị công tác mới đồng thời không để ảnh hưởng đến tinh thần tích cực xây dựng quân đội củng cố quốc phòng của những quân nhân tình nguyện đang tại ngũ.

Từ ngày hòa bình lập lại đến nay, quân nhân tình nguyện đã được chuyển ngành qua nhiều đợt, ở nhiều ngành, nhiều địa phương khác nhau. Chính sách đãi ngộ cần được sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới, nhưng phải đảm bảo quan hệ tốt giữa những quân nhân mới chuyển ngành sau ngày 01 tháng 5 năm 1960 và nhưng quân nhân đã chuyển ngành trước.

B. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

I . ĐÀOTẠO , BỒI DƯỠNG VÀ SỬ DỤNG

Điều 1 Nghị quyết số 01–CP chỉ rõ: Để thực hiện đầy đủ chính sách của đãi ngộ của Đảng và Chính phủ đối với quân nhân chuyển ngành, điều quan trọng trước tiên là các ngành phải có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng và bố trí công tác hợp lý cho quân nhân chuyển ngành…

Từ trước đến nay các ngành đã có nhiều cố gắng và thu được những kết quả tương đối tốt trong công tác này, nhưng chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của tình hình mới. Trong thời gian tới các cơ quan, xí nghiệp, công trường cần có kế hoạch cụ thể và thường xuyên đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, nghiệp vụ, kỹ thuật cho công nhân chuyển ngành.

Đối với quân nhân chuyển ngành là dân tộc ít người, các ngành, các cấp cần đặc biệt chú ý đào tạo thành công nhân, cán bộ kỹ thuật và nghiệp vụ. Nếu có điều kiện thì nên chuyển anh em về các cơ quan xí nghiệp, gần quê nhà.

Cộng với sự cố gắng nỗ lực bản thân công tác trên đây làm được tốt sẽ làm cho quân nhân chuyển ngành phấn khởi, tiến bộ trong công tác đồng thời đảm bảo cho tiền lương của anh em ngày càng được nâng lên.

Để đảm bảo cho việc bố trí sử dụng được hợp lý, các ngành muốn cho quân nhân chuyển ngành phải gửi trước cho Bộ Nội Vụ (nếu thuộc khu vực hành chính sự nghiệp) hoặc Bộ Lao động (nếu thuộc khu vực sản xuất) yêu cầu cụ thể số lượng, trình độ và khả năng của từng loại cán bộ và chiến sĩ vào công việc gì, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an sẽ cùng Bộ Nội vụ và Bộ Lao động nghiên cứu để chuyển người hợp lý với yêu cầu đó.

Các ngành, các cấp cần chú ý tăng cường giáo dục tư tưởng, động viên quân nhân chuyển ngành phấn khởi phát huy truyền thống anh dũng của quân đội trên công tác mới.

II. QUYỀN LỢI KHI CHUYỂN NGÀNH.

Khi chuyển ngành quân nhân tình nguyện được hưởng một khoản phụ cấp chuyển ngành đã quy định trong nghị định số 250- TTg ngày 12-6-1957 của Thủ tướng Chính phủ và được đơn vị cũ thanh toán mọi quyền lợi như tiền lương, tiền quân trang, nghỉ phép v.v…(nếu có) theo sự hướng dẫn của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

III. LƯƠNG

1.Trong thời gian tối đa là 9 tháng kể từ ngày chuyển ngành, quân nhân chuyển ngành sẽ được hưởng lương như sau:

a) Nếu là sĩ quan (Từ chuẩn úy trở lên) được tiếp tục hưởng lương chính khi ở quân đội (theo giấy giới thiệu khi chuyển ngành), không có phụ cấp thâm niên và các khoản phụ cấp khác của quân đội. Riêng phụ cấp khu vực, thì sẽ được hưởng theo định xuất phụ cấp quy định cho nơi đó, tính trên cơ sở lương chính khi ở quân đội.

b) Nếu là hạ sĩ quan và chiến sĩ (từ thựơng sĩ trở xuống) thì được tiếp tục hưởng sinh hoạt phí gồm 4 khoản: tiền ăn, tiền mặc, tiền vặt và phụ cấp thâm niên. Tiền mặc tính mỗi tháng 6đ, tiền tiêu vặt và phụ cấp thâm niên thì tính theo giấy giới thiệu của quân đội khi chuyển ngành. Ba khoản này, sẽ cố định lại, mặc dầu về sau ở trong quân đội có sự thay đổi. Riêng khoản tiền ăn thì khi chuyển ngành đến địa phương nào sẽ tính theo định lượng quy định cho nơi đó (do Bộ Quốc phòng quy định). Trong thời gian đang hưởng sinh hoạt phí như khi ở quân đội thì quân nhân chuyển ngành từ thượng sĩ trở xuống không được hưởng phụ cấp khu vực.

[...]