Thông tư 03-TC/CNXD-1978 hướng dẫn thi hành chế độ phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ xí nghiệp để áp dụng trong cả nước từ năm 1977 trở đi do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu 03-TC/CNXD
Ngày ban hành 28/03/1978
Ngày có hiệu lực 12/04/1978
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Võ Trí Cao
Lĩnh vực Doanh nghiệp

BỘ TÀI CHÍNH
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 03-TC/CNXD

Hà Nội, ngày 28 tháng 03 năm 1978 

 

 

HƯỚNG DẪN THI HÀNH CHẾ ĐỘ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN VÀ TRÍCH LẬP CÁC QUỸ XÍ NGHIỆP ĐỂ ÁP DỤNG TRONG CẢ NƯỚC TỪ NĂM 1977 TRỞ ĐI

Tiền bán sản phẩm (hay cung cấp lao vụ) còn lại sau khi nộp thu quốc doanh (hoặc thuế) và bù đắp lại vốn đã ứng ra là lợi nhuận. Vì giá cả và mức thu quốc doanh (hoặc thuế) do Nhà nước quy định, nên xí nghiệp phải chủ động phấn đấu tăng được số lượng sản phẩm tiêu thụ và phải giảm được giá thành và phí lưu thông để đóng góp ngày càng nhiều giá trị sử dụng và thu nhập thuần tuý cho Nhà nước, đồng thời nâng cao thu nhập của công nhân, viên chức xí nghiệp.

Để phát huy tác dụng đòn xeo kinh tế của lợi nhuận, Nhà nước đã quy định mức lợi nhuận hợp lý (khi định chính sách giá cả) và quy định chế độ phân phối lợi nhuận.

Chế độ phân phối lợi nhuận xí nghiệp quốc doanh bắt đầu thi hành từ năm 1970 theo các nghị định số 235-CP ngày 04-12-1969, số 236-CP ngày 10-12-1970 và thông tư sửa đổi bổ sung số 88-CP ngày 02-05-1972 của Hội đồng Chính phủ, nay được sửa đổi  bổ sung lần nữa theo thông tư số 156-TTg ngày 21-3-1978, nhằm:

- Phát huy tinh thần trách nhiệm và ý thức làm chủ tập thể của xí nghiệp trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch Nhà nước; triên cơ sở ấy, mở rộng thêm một bước quyền chủ động về sản xuất kinh doanh của xí nghiệp và sự tự chủ về tài chính của xí nghiệp dưới sự quản lý tập trung của Nhà nước;

- Khuyến khích xí nghiệp xây dựng kế hoạch tích cực, đảm bảo hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, gắn liền việc xét trích các quỹ xí nghiệp  với việc xí nghiệp đạt thành tích nhiều hay ít trong việc hoàn thành kế hoạch Nhà nước;

- Kết hợp chặt chẽ công tác kế hoạch hóa với chế độ hạch toán kinh tế và việc vận dụng các đòn bẩy kinh tế, động viên công nhân, viên chức vừa quan tâm đến lợi ích của Nhà nước, vừa quan tâm đến lợi ích của xí nghiệp và của bản thân mà khai thác mọi năng lực tiềm tàng của xí nghiệp để hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước.

I. XÁC ĐỊNH RÕ CÁC KHOẢN LỢI NHUẬN KẾ HOẠCH VÀ LỢI NHUẬN THỰC TẾ

1. Lợi nhuận kế hoạch của xí nghiệp gồm:

- Lợi nhuận dự kiến phải đạt được về các hoạt động kinh doanh cơ bản, căn cứ vào các chỉ tiêu của kế hoạch Nhà nước;

- Lợi nhuận dự kiến phải đạt được về các hoạt động ngoài kinh doanh cơ bản, về cung cấp lao vụ cho bên ngoài của xí nghiệp và của các đơn vị phụ thuộc của xí nghiệp (như tổ chức thu mua, tổ chức vận tải, xây lắp…), nằm trong bảng cân đối thu chi của xí nghiệp;

- Lợi nhuận sản xuất mặt hàng phụ bằng phế liệu, phế phẩm do xí nghiệp khai thác mọi năng lực tiềm tàng của xí nghiệp;

- Lợi tức về tiền gửi ngân hàng, và các lợi nhuận khác đã đi nào nền nếp thường xuyên, mà xí nghiệp có thể kế hoạch hoá được, và cơ quan chủ quản thấy cần ghi vào chỉ tiêu kế hoạch  giao xuống cho xí nghiệp.

2. Lợi nhuận thực tế của xí nghiệp là toàn bộ các khoản lợi nhuận sau khi đã trừ đi các khoản lỗ, được ghi trong báo cáo quyết toán hàng tháng, hàng quý và hàng năm của xí nghiệp.

Muốn đạt được kế hoạch lợi nhuận, ngoài việc phấn đấu hạ giá thành và phí lưu thông, xí nghiệp cần phải chú ý đến các khoản chi phí không được tính vào giá thành và phí lưu thông, mà phải ghi thẳng vào lỗ xí nghiệp. Vì vậy, xí nghiệp phải có biện pháp giảm giá thành và biện pháp giảm bớt càng nhiều càng tốt các khoản lỗ phát sinh trong năm kế hoạch như thiệt hại về thiên tai hoả hoạn, lũ lụt, thiệt hại về vật tư, hàng hóa bị mất cắp, mất trộm, lãi nợ quá hạn,v.v…

3. Nếu trong thời gian kế hoạch, do giá cả thay đổi mà số thu về lợi nhuận tăng lên, thì xí nghiệp phải nộp toàn bộ số tiền thu thêm được do giá cả thay đổi vào ngân sách Nhà nước.

Nếu do yếu tố giá cả thay đổi làm cho số thu về lợi nhuận giảm đi mà không thể điều chỉnh mức thu quốc doanh được thì lợi nhuận kế hoạch của xí nghiệp được trừ đi số tiền giảm bớt đó.

Còn nói chung, về nguyên tắc xí nghiệp không được loại trừ các yếu tố khách quan trong khi xác định hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận kế hoạch, xác định lợi nhuận vượt kế hoạch.

4. Đối với xí nghiệp được duyệt là không có lãi hoặc có kế hoạch lỗ (lỗ do chính sách giá cả của Nhà nước hay do nguyên nhân khác được Nhà nước công nhận) thì xác định chỉ tiêu lợi nhuận kế hoạch và lợi nhuận vượt kế hoạch như sau:

- Số hạ giá thành (hoặc hạ phí lưu thông) kế hoạch so với giá thành (hoặc phí lưu thông) thực tế năm trước coi như lợi nhuận kế hoạch;

- Số tiết kiệm do hạ giá thành (hoặc hạ phí lưu thông) thực tế được nhiều hơn so với giá thành (hoặc phí lưu thông) kế hoạch được coi như lợi nhuận vượt kế hoạch.

II. PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN XÍ NGHIỆP

Tuỳ theo mức độ thành tích đạt được của xí nghiệp trong việc hoàn thành kế hoạch Nhà nước mà phân phối lợi nhuận có phân biệt, theo các trường hợp sau đây:

1. Trường hợp xí nghiệp chỉ hoàn thành kế hoạch về hai chỉ tiêu chủ yếu (không toàn diện, không có đăng ký cao) thì lợi nhuận phân phối như sau:

- Trích lập quỹ khuyến khích phát triển sản xuất theo một tỷ lệ phần trăm trên toàn bộ giá trị tài sản cố định của xí nghiệp;

- Trích lập quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi theo mức trích cơ bản trên quỹ lương cấp bậc bình quân thực tế cả năm của số công nhân, viên chức được phân bố tiền lương trong giá thành hoặc phí lưu thông của xí nghiệp, kể cả công nhân, viên chức các bộ phận ngoài kinh doanh cơ bản chưa hạch toán độc lập, theo đúng quy định hiện hành trong thông tư số 88-CP;

- Tham gia đầu tư vốn cố định và bổ sung vốn lưu động định mức cần tăng thêm, căn cứ theo yêu cầu cụ thể của kế hoạch năm được xét duyệt.

[...]