TÒA
ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
02/2009/TT-TANDTC
|
Hà
Nội, ngày 05 tháng 02 năm 2009
|
THÔNG TƯ
VỀ CÔNG TÁC THI ĐUA KHEN THƯỞNG NĂM 2009
Căn cứ Điều 25
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân;
Căn cứ Điều 18 và Điều 70 Luật ban hành văn bản quy phạm Pháp luật;
Thực hiện Chỉ thị số 02/2008/CT-CA ngày
08/5/2008 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác thi đua Khen thưởng
năm 2008, các đơn vị trong toàn ngành đã có nhiều cố gắng, tổ chức tốt các
phong trào thi đua, động viên cán bộ Công chức tích cực phấn đấu khắc phục khó
khăn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu công tác của ngành Tòa án nhân dân đã đề
ra.
Để thực hiện thắng lợi các nhiệm
vụ trọng tâm công tác của ngành Tòa án nhân dân năm 2009 và chuẩn bị tổ chức Đại
hội thi đua, Hội nghị điển hình tiên tiến ngành Tòa án nhân dân lần thứ hai,
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án
nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp chỉ đạo và
tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm công tác thi đua, khen thưởng sau
đây:
1. Tiếp tục tổ
chức thực hiện các nội dung Chỉ thị số 39/CT-TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị
17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới công tác thi đua khen thưởng; chủ
động tổ chức phong trào thi đua học tập tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
thi đua ái quốc, kết hợp tổ chức triển khai sâu rộng và có hiệu quả cuộc vận động
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
2. Tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng và đẩy mạnh các hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong việc
duy trì, Xây dựng và phát triển công tác thi đua khen thưởng. Công tác thi đua
khen thưởng của các Tòa án phải luôn đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng; việc
tổ chức, phát động các phong trào thi đua phải có sự phối hợp chặt chẽ, thường
xuyên giữa lãnh đạo chính quyền với các tổ chức, đoàn thể. Phong trào thi đua cần
phải được duy trì thường xuyên, liên tục, tránh phô trương hình thức và phải có
sơ kết, tổng kết, tìm ra những tấm gương điển hình tiên tiến để khen thưởng kịp
thời. Mỗi tập thể, cá nhân đặc biệt là các đồng chí Lãnh đạo đơn vị cần phải có
nhận thức đúng đắn về công tác thi đua khen thưởng để chỉ đạo, tổ chức thực hiện
tốt hơn nhiệm vụ được giao.
3. Mục tiêu của
các phong trào thi đua đều phải tập trung vào việc phấn đấu hoàn thành xuất sắc
các nhiệm vụ trọng tâm công tác và các chỉ tiêu về công tác Xét xử, Thi hành án
hình sự của ngành Tòa án nhân dân năm 2009, phấn đấu nâng cao chất lượng xét xử
các loại vụ án; hạn chế đến mức thấp nhất các sai sót do lỗi chủ quan của Thẩm
phán; đảm bảo giải quyết, xét xử các vụ án trong Thời hạn Quy định của pháp luật;
thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về thi hành án hình sự; tăng cường
công tác xây dựng ngành, đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức đoàn thể, xã hội, lập
thành tích chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm 2009; chuẩn bị tốt kế hoạch
tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến tại các đơn vị cơ sở, tiến tới tổ chức Đại
hội thi đua ngành Tòa án nhân dân lần thứ hai và kỷ niệm 65 năm ngày Truyền thống
của ngành Tòa án nhân dân 13/9/1945-13/9/2010.
Chủ đề xuyên suốt trong phong
trào thi đua của ngành Tòa án nhân dân là “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô
tư”, với phương châm “phải gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân” gắn với cuộc vận
động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, nhằm đảm bảo Tòa án
nhân dân là chỗ dựa tin cậy của nhân dân trong việc bảo vệ các Quyền lợi Hợp
pháp của Công dân, bảo vệ Pháp chế xã hội chủ nghĩa.
4. Từng tập thể,
cá nhân phải xác định rõ mục tiêu, chủ đề thi đua chung của toàn ngành, từ đó đề
ra các tiêu chí thi đua phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. Căn cứ vào kế
hoạch công tác thi đua khen thưởng chung của ngành và đặc thù của từng đơn vị,
Thủ trưởng các đơn vị cơ sở chủ động lập kế hoạch công tác thi đua khen thưởng
để quán triệt tới toàn thể cán bộ, công chức và tổ chức thực hiện nghiêm túc.
Phải có kế hoạch xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến, chú trọng việc
xây dựng các điển hình tiên tiến là các Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký và cán
bộ khác làm hạt nhân của phong trào thi đua của đơn vị và trong toàn ngành. Các
tập thể và cá nhân phải chủ động đăng ký thi đua để làm căn cứ cho việc bình
xét khen thưởng. Việc bình xét khen thưởng phải tiến hành chặt chẽ, đúng quy định,
đúng thực chất thành tích, tránh tình trạng cào bằng trong khen thưởng hoặc xuê
xoa, nể nang, đề nghị khen thưởng tràn lan, không đúng Tiêu chuẩn.
5. Tiếp tục đổi
mới hoạt động của cụm thi đua. Hoạt động của các cụm thi đua không chỉ phục vụ
công tác thi đua khen thưởng, mà còn phục vụ tốt các nhiệm vụ công tác khác của
ngành Tòa án nhân dân. Bên cạnh việc đảm bảo hai yêu cầu là rút kinh nghiệm
công tác xét xử, đóng góp ý kiến về sự lãnh đạo, điều hành của Tòa án nhân dân
tối cao đối với các lĩnh vực công tác khác của ngành Tòa án nhân dân và trao đổi,
rút kinh nghiệm tổ chức phong trào thi đua và tiến hành bình xét thi đua, đề
nghị khen thưởng, Hội nghị sơ kết và tổng kết của các cụm thi đua của ngành Tòa
án nhân dân phải trở thành Hội nghị giao ban của các đơn vị Tòa án trong cụm
thi đua để kịp thời Phản ánh những vướng mắc trong hoạt động của Tòa án, đề xuất
phương hướng và giải pháp tăng cường hoạt động của các đơn vị trong ngành Tòa
án nhân dân.
6. Phải tổ chức
tốt công tác tuyên truyền, biểu dương gương người tốt, việc tốt, các điển hình
tiên tiến, các mô hình tiên tiến để nhân rộng trong ngành Tòa án nhân dân, tạo
không khí thi đua sôi nổi chào mừng các ngày lễ lớn trong năm 2009. Tạp chí Tòa
án nhân dân, Báo Công lý phải coi việc tuyên truyền về phong trào thi đua của
ngành Tòa án nhân dân là một nhiệm vụ trọng tâm công tác.
7. Tổ chức thường
xuyên phong trào thi đua thực hành Tiết kiệm, chống Tham nhũng, Lãng phí trong
toàn ngành Tòa án nhân dân, thực hiện tốt Quy chế chi tiêu nội bộ nhằm tăng
thêm thu nhập cho Người lao động. Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh các phong trào
văn hóa, thể thao, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, đền ơn đáp nghĩa,
đóng góp, ủng hộ người nghèo, trẻ em khó khăn, ủng hộ đồng bào bị thiên tai bão
lụt…
8. Tiếp tục thực
hiện Chỉ thị số 05/2008/CT-TTg ngày 31/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc
nâng hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước.
Thực hiện nghiêm túc “Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức ngành Tòa án nhân
dân”. Cần xử lý nghiêm và không xét khen thưởng đối với các trường hợp vi phạm
quy định của Nhà nước và của ngành.
9. Giao cho Thường
trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Tòa án nhân dân tham mưu giúp Chánh
án xây dựng các tiêu chí thi đua áp dụng chung cho toàn ngành đối với đơn vị, tập
thể, cá nhân và các quy định cụ thể về tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục bình chọn,
xét duyệt khen thưởng; hướng dẫn, theo dõi, Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trong
ngành Tòa án nhân dân triển khai thực hiện Thông tư này.
Yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị
thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp
trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, Quyền hạn của mình chịu trách nhiệm quán triệt
và tổ chức thực hiện nghiêm túc Thông tư này. Trong quá trình thực hiện nếu có
vướng mắc, các đơn vị phản ánh với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Tòa án
nhân dân để hướng dẫn giải quyết.