Thông tư 02/2007/TT-UBDT hướng dẫn Quyết định 32/2007/QĐ-TTg về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn do Uỷ ban Dân tộc ban hành

Số hiệu 02/2007/TT-UBDT
Ngày ban hành 07/06/2007
Ngày có hiệu lực 20/07/2007
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Uỷ ban Dân tộc
Người ký Ksor Phước
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng,Tài chính nhà nước

UỶ BAN DÂN TỘC
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 02/2007/TT-UBDT

Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2007 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 32/2007/QĐ-TTg CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC CHO VAY VỐN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT ĐỐI VỚI HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

Căn cứ Nghị định số 51/2003/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc
Căn cứ Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn (sau đây gọi tắt là Quyết định 32);
Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện Quyết định như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG:

1. Việc cho vay vốn đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn bảo đảm hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình. Hộ được thụ hưởng chính sách trên phải trực tiếp quản lý, sử dụng vốn, có sự giúp đỡ của chính quyền và các tổ chức chính trị – xã hội cấp cơ sở nhằm ổn định đời sồng, sản xuất xóa đói giảm nghèo và nâng cao nhận thức về cách làm ăn mới.

2. Việc lựa chọn đối tượng hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn được tiến hành bình xét từ cơ sở sở thôn, bản công khai, dân chủ, công bằng; lập biên bản kèm theo danh sách theo từng xã, xếp loại thứ tự ưu tiên những hộ khó khăn được vay vốn trước trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt. Hàng năm có rà soát, phân loại (hoặc bổ sung) đối tượng.

3. Việc cho vay phải dựa trên phương hướng sản xuất và cam kết cụ thể của từng hộ gắn với việc phân công giúp đỡ, hướng dẫn cách làm ăn của chính quyền và các tổ chức chính trị – xã hội các cấp.

4. Nguồn vốn thực hiện Quyết định 32:

- Ngân sách Trung ương bảo đảm cấp vốn theo Quyết định 32;

- Ngân sách địa phương: Đối với các địa phương tự cân đối được ngân sách, hàng năm Ủy ban nhân dân các cấp bố trí kinh phí thực hiện Quyết định 32 trình Hội đồng nhân dân phê duyệt và chuyển cho Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay vốn.

- Khuyến khích các địa phương bổ sung thêm nguồn vốn bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm để tăng mức cho vay đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.

- Các nguồn khác: Lồng ghép các chính sách, các nguồn huy động bổ sung.

5. Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện việc cho vay theo phương thức ủy thác từng phần cho các tổ chức chính trị – xã hội cấp cơ sở tương tự như cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

6. Thời gian thực hiện giai đoạn I từ năm 2007 đến năm 2010: Thời hạn giải ngân cho vay hoàn thành trước ngày 31/12/2010 để tổng kết đánh giá kết quả thực hiện; điều chỉnh bổ sung chính sách thực hiện giai đoạn tiếp theo.

II. NHỮNG QUI ĐỊNH CỤ THỂ:

1. Đối tượng áp dụng

Đối tượng được xét thụ hưởng chính sách quy định tại Thông tư này là các hộ dân tộc thiểu số, (kể cả có vợ hoặc chồng là người dân tộc thiểu số) đang cư trú hợp pháp tại các xã thuộc vùng khó khăn, quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 5 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn, có đủ các tiêu chí sau:

a) Là hộ rất nghèo, đời sống còn hết sức khó khăn; có mức thu nhập bình quân đầu người dưới 60.000đ/người/tháng;

b) Tổng giá trị tài sản của hộ không quá 3 triệu đồng (không tính giá trị quyền sử dụng đất, giá trị các lán trại trên nương rẫy, nhà ở được Nhà nước và các tổ chức hỗ trợ; giá trị các tài sản khác đang vay từ nguồn ngân hàng, theo kết quả điều tra hộ nghèo năm trước liền kề, trước khi thực hiện vay vốn;

c) Có phương hướng sản xuất nhưng thiếu hoặc không có vốn sản xuất;

2. Điều kiện cho vay:

a) Các hộ đồngbào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn quy định tại điểm 1, muc II của Thông tư này, phải được bình xét từ thôn bản công khai, dân chủ có trong danh sách được Ủy ban nhân dân xã xác nhận và Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt;

b) Mục đích bắt buộc và duy nhất của đối tượng vay phải là: phát triển sản xuất;

c) Hộ (hoặc nhóm hộ) phải có phương hướng sản xuất, kế hoạch kinh doanh (tự lập) hoặc được chính quyền cùng các tổ chức chính trị – xã hội, cá nhân ở cơ sở thôn, bản (xã) giúp lập, được Ủy ban nhân dân xã xác nhận.

d) Chính quyền cơ sở có kế hoạch phân công tổ chức (cá nhân) giúp đỡ, hướng dẫn cách làm ăn cụ thể cho từng hộ (hoặc từng nhóm hộ).

Hộ gia đình thuộc đối tượng trên không phải dùng tài sản bảo đảm và được miễn lệ phí làm thủ tục hành chính trong việc vay vốn.

3. Hình thức và mức cho vay:

a) Hình thức cho vay:

[...]