Thông tư 01/TT-LĐTBXH-1997 hướng dẫn thủ tục, trình tự xử phạt, việc thu và sử dụng tiền xử phạt vi phạm pháp luật lao động; giải quyết khiếu nại đối với việc xử phạt hành chính vi phạm pháp luật lao động do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 01/TT-LĐTBXH
Ngày ban hành 06/01/1997
Ngày có hiệu lực 06/01/1997
Loại văn bản Thông tư
Cơ quan ban hành Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Người ký Trần Đình Hoan
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Vi phạm hành chính

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 01/TT-LĐTBXH

Hà Nội, ngày 06 tháng 1 năm 1997

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 01/TT-LĐTBXH NGÀY 06 THÁNG 01 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN THỦ TỤC, TRÌNH TỰ XỬ PHẠT, VIỆC THU VÀ SỬ DỤNG TIỀN XỬ PHẠT HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG; GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI ĐỐI VỚI VIỆC XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH VỀ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

Căn cứ Nghị định số 96/CP ngày 17 tháng 12 năm 1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 38/CP ngày 25 tháng 6 năm 1996 của Chính phủ, quy định việc xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động;
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thủ tục, trình từ xử phạt, việc thu và sử dụng tiền xử phạt hành vi vi phạm pháp luật lao động; giải quyết khiếu nại đối với việc xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Người có thẩm quyền xử phạt khi xử lý các hành vi vi phạm hành chính về pháp luật lao động phải căn cứ các mức phạt cụ thể tại Nghị định 38/CP ngày 25 tháng 6 năm 1996 của Chính phủ để quyết định đúng mức phạt, đồng thời hướng dẫn tổ chức, cá nhân bị xử phạt thực hiện quyết định xử phạt đúng quy định.

II. THỦ TỤC, TRÌNH TỰ XỬ PHẠT

1. Lập biên bản vi phạm hành chính về pháp luật lao động

Thanh tra lao động các cấp khi thực hiện thanh tra theo định kỳ hoặc đột xuất, nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật lao động (trừ trường hợp xử lý theo thủ tục đơn giản) phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính về pháp luật lao động theo mẫu thống nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (mẫu biên bản đính kèm Thông tư này).

Biên bản lập xong phải trao cho cá nhân, tổ chức vi phạm 1 bản, nếu người lập biên bản không có thẩm quyền xử phạt thì phải gửi biên bản này đến người có thẩm quyền xử phạt.

Trường hợp đại diện tổ chức, cá nhân vi phạm cố ý không ký biên bản vi phạm hành chính về pháp luật lao động thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do và biên bản này vẫn có giá trị pháp lý nếu có đủ chứng cứ chứng minh cá nhân (hoặc tổ chức) đó có hành vi vi phạm pháp luật lao động.

2. Ra quyết định xử phạt

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính về pháp luật lao động, người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt. Nếu có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải chuyển biên bản tới cơ quan có thẩm quyền xử phạt, thời hạn trên có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

Khi xử lý các hành vi vi phạm pháp luật lao động, người có thẩm quyền xử phạt (theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 38/CP ngày 25/6/1996 của Chính phủ) phải căn cứ vào mức độ vi phạm ghi tại biên bản vi phạm hành chính về pháp luật lao động để ra quyết định xử phạt bằng văn bản. Quyết định xử phạt lập thành ba bản:

- Một bản giao cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt;

- Một bản giao cho Kho bạc Nhà nước để thực hiện thu tiền phạt;

- Một bản lưu tại cơ quan của người ra quyết định xử phạt.

Đối với quyết định xử phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên, thì lập thêm một bản để gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

Trường hợp cơ quan thanh tra lao động cấp tỉnh, được uỷ quyền theo dõi việc thực hiện quyết định xử phạt thì người ra quyết định xử phạt phải ghi rõ trong quyết định xử phạt và lập thêm một bản quyết định xử phạt gửi cho cơ quan thanh tra lao động cấp tỉnh được uỷ quyền.

Quyết định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động sử dụng theo mẫu thống nhất trong cả nước (mẫu quyết định đính kèm theo Thông tư này).

Thanh tra viên lao động trong phạm vi thẩm quyền phải căn cứ vào mức độ vi phạm ghi tại biên bản vi phạm hành chính về pháp luật lao động để ra quyết định xử phạt.

Trường hợp mức phạt vượt quá thẩm quyền thì thanh tra viên lao động phải chuyển ngay hồ sơ xử phạt gồm: biên bản vi phạm hành chính về pháp luật lao động; văn bản đề nghị áp dụng mức tiền phạt lên cấp có thẩm quyền xử phạt phù hợp với mức phạt và được tiến hành như sau:

- Thanh tra viên của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, chuyển hồ sơ xử phạt đề nghị Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét ra quyết định xử phạt.

- Thanh tra viên của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, chuyển hồ sơ xử phạt đề nghị Chánh thanh tra Sở lao động - thương binh và xã hội hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét ra quyết định xử phạt.

3. Việc thu, sử dụng tiền phạt và xử lý các trường hợp không nộp tiền phạt hoặc không mở tài khoản tại Ngân hàng.

Việc thu, sử dụng tiền phạt và xử lý các trường hợp không nộp tiền phạt hoặc không mở tài khoản tại Ngân hàng đối với hành vi vi phạm pháp luật lao động thực hiện theo Thông tư số 52/CSTC ngày 12/9/1996 của Bộ Tài chính.

III. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VÀ TỐ CÁO

1. Giải quyết khiếu nại

a) Khiếu nại của tổ chức, cá nhân bị xử phạt (gọi chung là người bị xử phạt) đối với quyết định xử phạt của thanh tra viên lao động cấp Sở, cấp Bộ, Chánh thanh tra Lao động cấp Sở, thủ trưởng phụ trách Thanh tra lao động cấp Sở, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là người xử phạt) được giải quyết theo quy định sau:

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ