BỘ NGOẠI GIAO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 75/2014/TB-LPQT
|
Hà Nội, ngày 25
tháng 11 năm 2014
|
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC
ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại Khoản
3, Điều 53 của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005,
Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Bản ghi nhớ về việc thành lập Hiệp hội
Đường sắt Mê Công mở rộng (Memorandum of Understanding for the Establishment of
the Greater Mekong Railway Association), ký tại Viên-chăn ngày 11 tháng 12 năm
2013 và tại Hà Nội ngày 08 tháng 8 năm 2014, có hiệu lực đối với nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam kể từ ngày 08 tháng 8 năm 2014.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao
Bản ghi nhớ nói trên (kèm bản dịch tiếng Việt để tham khảo)./.
|
TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Ngự
|
BIÊN BẢN GHI NHỚ (MOU)
VỀ VIỆC
THÀNH LẬP HIỆP HỘI ĐƯỜNG SẮT MÊ KÔNG MỞ RỘNG (GMRA)
CHƯƠNG I. LỜI MỞ ĐẦU
1. Các Chính phủ thuộc tiểu vùng sông
Mê Kông (GMS), gồm có Vương quốc Campuchia, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng
hòa dân chủ nhân dân Lào, Cộng hòa Liên bang Mianma, Vương quốc Thái Lan và Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (dưới đây được gọi là “Các Bên”);
2. CHIẾU LẠI các Nghị định thư sau
đây:
(i) Nghị định thư 1 - Xác định tuyến
vận tải quá cảnh và các trang thiết bị;
(ii) Nghị định thư 2 - Xác định các
trạm gác biên giới;
(iii) Nghị định thư 6 - Điểm nối ray
đường sắt và các ga liên vận;
(iv) Nghị định thư 7 - Hệ thống quá cảnh
hải quan;
(v) Nghị định thư 8 - Các biện pháp vệ
sinh và kiểm dịch;
(vi) Nghị định thư 9 - Hàng hóa nguy
hiểm
đã được ASEAN thông qua năm 2007 theo
Hiệp định về tự do thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa
qua biên giới quốc gia ký năm 1992.
3. NHẮC LẠI việc thành lập Nhóm công
tác đặc biệt của tuyến đường sắt Singapore Côn Minh (Singapore-Kunming railway)
và công việc đang tiếp diễn của Nhóm công tác;
4. THỪA NHẬN Khung chiến lược Kết nối
đường sắt GMS được các Bộ trưởng Tiểu vùng Mê Kông mở rộng thông qua trong Hội
nghị Bộ trưởng GMS tại Hà Nội tháng 8 năm 2010;
5. KHẲNG ĐỊNH nhằm thúc đẩy sự gia
tăng thương mại dựa vào đường sắt và liên thông mạng như một phương tiện hỗ trợ
tiếp tục tăng trưởng kinh tế trong và giữa các quốc gia thành viên Hiệp hội đường
sắt Mê Kông mở rộng (GMRA);
6. ĐÁP ỨNG sự cần thiết phải có một
cơ cấu tổ chức đầy đủ, hiệu quả và chức năng để thực hiện Biên bản ghi nhớ (MOU)
này và các dự án, chương trình và hoạt động dưới đây nằm trong khuôn khổ hợp
tác và phối hợp với mỗi Thành viên GMRA và cộng đồng quốc tế, và để nhận thức
và giải quyết các vấn đề có thể phát sinh liên quan đến việc chạy tàu trên một
mạng đường chung trên cơ sở đồng thuận, đúng giờ và láng giềng thân thiện,
Đã thống nhất như sau:
CHƯƠNG II. KHUNG TỔ CHỨC
Điều 1. Định nghĩa
7. Với ý nghĩa sử dụng trong MOU này:
(i) GMRA là Hiệp hội đường sắt Mê
Kông mở rộng;
(ii) GMS là Tiểu vùng sông Mê Kông mở
rộng;
(iii) Thành viên là bên ký MOU này và
bất kỳ Chính phủ nào trở thành Thành viên theo Điều 4 của MOU này.
8. Các khoản trong đoạn 7 đề cập đến
việc sử dụng các điều khoản trong MOU này không gây tổn hại cho việc sử dụng
các điều khoản đó hoặc cho các ý nghĩa có thể định cho nó trong luật trong nước
của bất kỳ thành viên GMRA nào.
Điều 2. Phạm vi của MOU
9. MOU này bao gồm cả Lời mở đầu và
toàn bộ các điều khoản dưới đây và các bổ sung sửa đổi của nó, các Phụ lục và tất
cả các thỏa thuận khác được ký kết bởi Các Bên trong MOU. Các Bên có thể tham
gia vào các thỏa thuận riêng biệt song phương hoặc đa phương hoặc các thỏa thuận
để thực hiện và quản lý bất kỳ một chương trình hay dự án nào được thực hiện nằm
trong khuôn khổ của MOU, với điều kiện những thỏa thuận đó không mâu thuẫn với
MOU và không áp đặt bất kỳ quyền hay nghĩa vụ nào cho các bên không phải các
bên ký kết dưới đây, trừ trường hợp có quy định khác theo MOU này.
Điều 3. Mục tiêu
10. Nhiệm vụ của GMRA là tăng cường sự
kết nối bằng đường sắt để thúc đẩy vận tải hàng hóa và hành khách bằng đường sắt
một cách hiệu quả, an toàn và bền vững về mặt môi trường trong và ngoài các quốc
gia GMS. Các mục tiêu cụ thể của GMRA là nhằm:
(i) Đảm bảo rằng tất cả các nước GMS
được kết nối với một mạng lưới đường sắt vào năm 2020;
(ii) Phát triển cơ cấu tổ chức và các
thủ tục cần thiết để có thể kết nối các đường sắt quốc gia một cách hiệu quả;
(iii) Đẩy mạnh phát triển một mạng lưới
đường sắt thông suốt bằng cách:
a) thống nhất tiêu chuẩn kỹ thuật về
một hệ thống liên thông;
b) đơn giản và hài hòa hóa thủ tục
cho người và hàng hóa qua biên giới;
(iv) Đảm bảo rằng cơ sở hạ tầng đường
sắt và trang thiết bị hiện đại và đầy đủ để đáp ứng nhu cầu cho các dịch vụ đường
sắt;
(v) có sự tham gia của khu vực tư
nhân trong quy hoạch và phát triển của mạng đường sắt GMS.
Điều 4. Thành viên
11. Các Thành viên ban đầu của GMRA
là các Chính phủ của GMS.
12. Các Thành viên khác của GMRA là
các Chính phủ của các quốc gia khác hoặc các tổ chức được chấp thuận đã có văn
kiện chấp nhận MOU này sau khi thành viên của họ hoặc các liên kết khác với
GMRA đã được Hội đồng quản trị (HĐQT) chấp thuận.
Điều 5. Nguồn Tài chính
13. Nguồn Tài chính sẽ do các thành
viên GMRA đóng góp không muộn hơn 2 năm sau khi thành lập GMRA. Các khoản đóng
góp bằng tiền cũng như bằng hiện vật sẽ được thống nhất bởi các thành viên.
CHƯƠNG III. KHUNG THỂ CHẾ
A. HIỆP HỘI ĐƯỜNG SẮT MÊ KÔNG MỞ RỘNG
Điều 6. Hiện trạng
14. GMRA với mục đích thực hiện các
chức năng của nó sẽ ở trạng thái một tổ chức
liên chính phủ không có đại diện pháp nhân hoạt động theo sự đồng thuận chung của
các thành viên dưới sự chỉ đạo của Hội nghị Bộ trưởng/Diễn đàn Giao thông vận tải
GMS.
Điều 7. Cơ cấu tổ chức
15. GMRA bao gồm hai cơ quan thường
trực:
(i) Hội đồng quản trị (HĐQT), và
(ii) Ban thư ký.
B. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Điều 8. Thành phần
16. Hội đồng quản trị bao gồm 7 ủy
viên, mỗi nước thành viên cử 01 người và 01 người do Ngân hàng phát triển châu
Á cử. Các quốc gia thành viên chịu trách nhiệm bổ nhiệm ủy viên của nước mình.
Điều 9. Chức năng
17. Chức năng của Hội đồng quản trị gồm:
(i) nhận, xem xét và phê duyệt báo
cáo hàng năm, các tài khoản và các hoạt động mà Ban thư ký chuẩn bị;
(ii) phê chuẩn kế hoạch ngân sách và
các hoạt động cho năm tiếp theo;
(iii) xem xét đề nghị thay đổi trong
hoạt động của GMRA hoặc MOU;
(iv) xem xét các đơn xin trở thành
thành viên;
(v) Thành lập các Ban công tác kỹ thuật
và hành chính;
(vi) Phê chuẩn chương trình công tác
hàng năm do Ban thư ký chuẩn bị;
(vii) Phê duyệt các đề xuất về tiêu
chuẩn và các nghị định thư;
(viii) Đưa ra các đề xuất về cơ cấu tổ
chức, điều chỉnh và tái cơ cấu Ban thư ký.
(ix) Quản trị GMRA, bổ nhiệm và sa thải
cán bộ Ban thư ký, phê duyệt sự thay đổi trong các hoạt động của GRMA và sự
phân bổ ngân sách giữa các hội nghị thường niên.
(x) Dự thảo các Quy tắc về Thủ tục cho các hoạt động của mình.
Điều 10. Các phiên họp
18. HĐQT triệu tập họp hai phiên mỗi năm và có thể triệu tập
phiên họp bất thường nếu thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của một Thành viên,
sau khi được đa số ủy viên HĐQT đồng ý. HĐQT có thể mời các quan sát viên tham
gia phiên họp nếu thấy thích hợp.
Điều 11. Chủ tịch
19. Chủ tịch HĐQT đảm nhiệm chức vụ
trong thời hạn 18 tháng và sẽ luân phiên theo thứ tự chữ cái tên quốc gia.
Điều 12. Ngân sách
20. HĐQT sẽ thông qua ngân sách ba
năm do Ban Thư ký trình để định hướng phát triển dài hạn và sự tăng trưởng của
GMRA. Ngân sách hàng năm trong khuôn khổ ngân sách ba năm được Ban Thư ký trình
hàng năm lên HĐQT để phê duyệt. Ngân sách hàng năm sẽ bao gồm tất cả các nguồn
tài chính và các khoản chi tiêu trong năm. Báo cáo hàng năm sẽ tổng hợp doanh
thu và chi phí thực tế trong năm so với ngân sách của năm trước và sẽ được kiểm
toán bởi một công ty kiểm toán độc lập.
Điều 13. Các quyết định
21. Quyết định của HĐQT được quyết định
theo sự đồng thuận trừ những trường hợp khác quy định trong Quy tắc về Thủ tục.
C. BAN THƯ KÝ
Điều 14. Mục đích
22. Ban Thư ký thực hiện công tác kỹ thuật, hành
chính cho HĐQT và sẽ phối hợp chặt chẽ với HĐQT.
Điều 15. Chức năng
23. Chức năng và nhiệm vụ của Ban Thư ký là:
(i) Thực hiện các nghiệp vụ kỹ thuật, tài chính và
hành chính cho GMRA bao gồm các phiên họp của HĐQT;
(ii) Hỗ trợ việc thuê nhân viên và việc quản lý các
quỹ sử dụng cho GMRA từ nguồn đóng góp của các thành viên, từ nguồn bán tài liệu
hoặc các phí thu về từ các buổi xê-mi-na hay hội thảo, và từ sự quyên tặng của
các nhà tài trợ quốc tế; và
(iii) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu sau
khi thống nhất với HĐQT.
24. ADB sẽ thực hiện công tác của Ban Thư ký nhiệm
kỳ đầu, tùy thuộc vào sự phê duyệt của Ban quản lý ADB về Hỗ trợ kỹ thuật (TA)
cho mục đích này. Hỗ trợ kỹ thuật sẽ xác định phạm vi công việc phù hợp với các
nguồn sẵn có, và xác định khung thời gian không vượt quá 24 tháng để ADB trở
thành Ban Thư ký đầu tiên. Khi hết thời gian ADB thực hiện công tác của Ban Thư
ký trong giai đoạn đầu tiên này, các chức năng và nhiệm vụ của Ban Thư ký sẽ được
chuyển giao cho một Thành viên của GMRA. Việc lựa chọn một Thành viên để nhận
vai trò Ban Thư ký và thời hạn của chức năng này sẽ được thực hiện theo sự đồng
thuận của HĐQT, hoặc nếu không thì là được các Thành viên đồng ý.
Điều 16. Vị trí
25. Sau khi nhiệm kỳ đầu tiên của Ban Thư ký do ADB
đảm nhận kết thúc, vị trí và cơ cấu tổ chức của văn phòng Ban Thư ký sẽ được
quyết định theo sự đồng thuận của HĐQT. Trong trường
hợp cần thiết sẽ trao đổi và ký kết một thỏa thuận với tổ chức nước sở tại.
Điều 17. Cán bộ phụ trách Ban Thư ký
26. Cán bộ phụ trách sẽ được tuyển dụng vào vị trí
hoặc biệt phái từ một chính phủ thành viên theo sự đồng thuận của HĐQT. Ban Thư
ký sẽ đặt dưới sự chỉ đạo của Cán bộ phụ trách.
Điều 18. Nhân viên kỹ thuật
27. Nhân viên kỹ thuật của Ban thư ký có thể là các
tình nguyện viên của các tổ chức thành viên hoặc được phái cử theo thỏa thuận với
Cán bộ phụ trách, trong thời gian đầu được ADB tài trợ thông qua Hỗ trợ kỹ thuật
kể từ khi được phê duyệt.
CHƯƠNG IV. GIẢI QUYẾT CÁC KHÁC BIỆT VÀ TRANH CHẤP
Điều 19. Giải quyết tranh chấp tùy chọn
28. Mọi tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc
thực hiện MOU này, đặc biệt là đề cập đến các quyết định kỹ thuật của GMRA, sẽ
được giải quyết bằng thương lượng thông qua đàm phán và tư vấn, và bởi HĐQT.
Điều 20. Hiệu lực và các Hiệp định trước đây
29. MOU này có hiệu lực giữa tất cả Các Bên kể từ
ngày ký và không có hiệu lực hồi tố đối với các hoạt động và các dự án trước
đây.
Điều 21. Bổ sung và Sửa đổi
30. MOU này có thể được bổ sung và sửa đổi khi có sự
thống nhất bằng văn bản giữa Các Bên.
Điều 22. Rút lui và tạm ngừng
31. Bất cứ Bên nào của MOU này có thể rút lui hoặc
tạm ngừng tham gia MOU này bằng cách gửi thông báo bằng văn bản cho Chủ tịch
HĐQT. Chủ tịch có trách nhiệm xác nhận đã nhận được và ngay lập tức thông báo
cho tất cả Các Bên còn lại về việc rút
lui hoặc tạm ngừng này. Thông báo rút lui hoặc tạm ngưng này sẽ có hiệu lực sau
một năm kể từ ngày thông báo hoặc nhận được thông báo trừ khi các bên cùng có thỏa thuận khác.
32. Trừ khi các bên còn lại có thỏa thuận khác cho
MOU này, thông báo này sẽ không làm phương hại tới hoặc giải phóng cho bên ra
thông báo khỏi bất kỳ cam kết nào đối với các chương trình, dự án, nghiên cứu
hoặc các hoạt động khác có liên quan theo MOU này.
ĐỂ LÀM BẰNG, những người có tên dưới đây được ủy
quyền hợp pháp bởi các Chính phủ tương ứng đã ký MOU này.
LÀM TẠI ………….., ngày _________ bằng tiếng Anh -
ngôn ngữ chính thức của GMRA.
Vương quốc Cam-pu-chia:
Bộ trưởng Bộ Giao thông công chính
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa:
Bộ trưởng Bộ Đường sắt
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào:
Bộ trưởng Bộ Giao thông công chính
Cộng hòa Liên bang Mianma:
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sắt
Vương quốc Thái Lan:
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải