Thông báo hiệu lực 09/2016/TB-LPQT Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Phi-líp-pin

Số hiệu 09/2016/TB-LPQT
Ngày ban hành 17/11/2015
Ngày có hiệu lực 17/11/2015
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành Chính phủ Cộng hoà Philippin,Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Người ký Phạm Bình Minh,An-bớt Đen Rô-gia-ri-ô
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ NGOẠI GIAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/2016/TB-LPQT

Hà Nội, ngày 18 tháng 02 năm 2016

 

THÔNG BÁO

VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC

Thực hiện quy định của Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:

Tuyên bố chung về thiết lập quan hệ Đi tác chiến lược giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chnghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Phi-líp-pin, ký tại Ma-ni-la ngày 17 tháng 11 năm 2015, có hiệu lực ktừ ngày 17 tháng 11 năm 2015.

Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Tuyên bố chung theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên./.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG
VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Ngự

 

TUYÊN BỐ CHUNG

THIẾT LẬP QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC GIỮA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CỘNG HÒA PHI-LÍP-PIN

LỜI NÓI ĐẦU

1. Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Phi-líp-pin đã xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và thực chất trên nhiều lĩnh vực. Mối quan hệ này được củng cố bởi quan hệ nồng ấm giữa nhân dân hai nước. Ktừ khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1976, quan hệ hợp tác hai nước được vun đắp trên cơ sở hữu nghị, bình đng, tôn trọng ln nhau và hợp tác vì lợi ích của nhân dân hai nước.

2. Nhận thức về một cấu trúc chính trị, kinh tế và an ninh khu vực đang định hình, những tác động mạnh mẽ tnền kinh tế thế giới ngày càng toàn cầu hóa và phụ thuộc lẫn nhau, và hướng tới mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN, Việt Nam và Phi-líp-pin đã tích cực tham vn hữu nghị đthiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược nhằm đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới; phát huy các lợi thế phục vụ cho sự phát triển chung.

3. Nhân dịp Hội đàm song phương giữa Ngài Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ngài Ben-níc-nô S A-ki-nô III bên lề Hội nghị cấp cao APEC (AELM) tổ chức ngày 17 tháng 11 năm 2015 tại Ma-ni-la, hai nhà Lãnh đạo đã nht trí chính thức thiết lập quan hệ Đi tác Chiến lược giữa Việt Nam và Phi-líp-pin.

4. Tái khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong việc củng cố và duy trì hòa bình, ổn định an ninh ở khu vực, hai bên nht trí tăng cường hợp tác phù hợp với các cam kết ASEAN về thúc đẩy xây dựng một Cộng đồng ASEAN vận hành trên cơ sở luật pháp với các giá trị và chun mực chung, cũng như xây dựng một khu vực đoàn kết, hòa bình, ổn định và bền vững, cùng chia sẻ trách nhiệm vì an ninh toàn diện.

5. Quan hệ Đối tác Chiến lược sẽ phát huy và tăng cường các cơ chế hợp tác song phương hiện , hiện thực hóa các thỏa thuận đã ký kết và tìm kiếm những cơ hội mới nhm làm sâu sắc hơn các lĩnh vực hợp tác giữa hai nước. Quan hệ Đối tác Chiến lược cùng phù hợp với các nguyên tc của Hiến chương Liên hợp quốc và Hiến chương ASEAN, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á và các chuẩn mực của luật pháp quốc tế được thừa nhận rộng rãi; cũng như tôn trọng luật pháp, độc lập, chủ quyn và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi bên.

6. Để thực hiện tầm nhìn của quan hệ Đi tác Chiến lược, Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Phi-líp-pin sẽ hợp tác trên các lĩnh vực chủ chốt sau:

I. HỢP TÁC CHÍNH TRỊ

7. Tăng cường tần suất và đa dạng hóa các hình thức trao đổi, tiếp xúc song phương các cấp, bao gồm các chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, đảng chính trị, các Bộ ngành, cơ quan, chính quyền địa phương và các nhóm công tác kỹ thuật, đồng thời tiến ti thiết lập đường dây nóng giữa Lãnh đạo cấp cao của hai nước.

8. Phát huy vai trò của Ủy ban hợp tác song phương (JCBC) do Bộ trưởng Ngoại giao hai nước đồng chủ trì, là cơ chế hợp tác quan trọng để thảo luận về các hoạt động hợp tác song phương trên cơ sở Đối tác Chiến lược. JCBC cũng sẽ là cơ chế để hai bên thảo luận, xây dựng và thực hiện các Chương trình Hành động Việt Nam-Phi-líp-pin theo giai đoạn 6 năm và được xem xét lại 3 năm một ln.

9. Ngoài JCBC, các Ủy ban, các cơ chế đối thoại hợp tác chuyên ngành khác sđược thiết lập giữa các cơ quan tương ứng của mỗi bên để thực hin các mục tiêu khác trong khuôn khổ quan hệ Đi tác Chiến lược.

II. HỢP TÁC KINH TẾ

10. Nỗ lực nâng cao kim ngạch thương mại hàng hóa, dịch vụ và đầu tư lên một mốc mới đáng kể về thương mại và đu tư vào dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao năm 2016 và thúc đẩy kim ngạch thương mại song phương tăng trưởng bền vững sau năm 2016.

11. Tổ chức các cuộc họp của Tiểu ban Thương mại Việt Nam - Phi-líp-pin (JTC) và Hội đồng Kinh doanh Việt Nam - Phi-líp-pin nhm tìm các giải pháp tăng cường hợp tác kinh tế thông qua việc cùng tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại của các sản phẩm nông nghiệp và phi nông nghiệp; vận tải biển; thúc đẩy đầu tư trong các lĩnh vực chủ chốt; trao đổi đoàn doanh nghiệp; tham dự các hội chợ thương mại; tiến hành trao đổi và đối thoại về chính sách kinh tế vĩ mô và các Hiệp định thương mại tự do (FTA); chia snhững thông tin liên quan mà Hai bên cùng nhất trí; và tìm kiếm những lĩnh vực hợp tác khác nhằm thúc đẩy kinh tế và thương mại.

12. Tiếp tục hợp tác tốt đẹp trong thương mại gạo thông qua việc củng cố quan hệ đối tác giữa các cơ quan Chính phủ có liên quan. Ngoài ra, để đảm bảo an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững, hai bên sẽ nỗ lực thúc đẩy hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp và ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến nhm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

13. Thúc đẩy các cơ hội mở rộng hợp tác nhằm tăng cường an ninh năng lượng và đa dạng hóa các nguồn năng lượng nhm hỗ trợ cho việc sử dụng hiệu quả năng lượng và bảo vệ môi trường.

14. Phù hợp luật pháp quốc tế và luật pháp của Việt Nam và Phi-líp-pin: hai bên sẽ thúc đẩy các cơ hội đầu tư hợp tác cùng có lợi trong việc tăng cường năng lực chung, nghiên cứu và phát triển công nghệ, sản xuất và tiêu dùng, và tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý và kỹ thuật trong lĩnh vực năng lượng, các nguồn năng lượng tái tạo và thay thế, dầu khí thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn, than, phát triển cơ sở hạ tầng và các nguồn khác.

15. Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chia sẻ kinh nghiệm trong việc tái cơ cấu các tổ chức tín dụng nhằm tăng cường ổn định tài chính vĩ mô, hợp tác công tư (PPP), tái cơ cấu kinh tế và chuyn đi mô hình tăng trưởng.

[...]