Thông báo 93/TB-VPCP ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2012 và kế hoạch hoạt động năm 2013 của Ủy ban Quốc gia do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu 93/TB-VPCP
Ngày ban hành 07/03/2013
Ngày có hiệu lực 07/03/2013
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Nguyễn Khắc Định
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 93/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 07 tháng 03 năm 2013

 

THÔNG BÁO

Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN THIỆN NHÂN, CHỦ TỊCH ỦY BAN QUỐC GIA VỀ NGƯỜI CAO TUỔI VIỆT NAM TẠI HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2012 VÀ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM 2013 CỦA ỦY BAN QUỐC GIA

Ngày 22 tháng 02 năm 2013, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam đã chủ trì Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2012 và kế hoạch hoạt động năm 2013 của Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam. Tham dự họp trực tuyến có các thành viên của Ủy ban Quốc gia về người cao tui Việt Nam; đại diện một số Bộ, ngành, cơ quan liên quan; đại diện lãnh đạo y ban nhân dân, Ban Công tác người cao tuổi các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Sau khi nghe báo cáo tổng kết công tác năm 2012 và kế hoạch nhiệm vụ năm 2013 của Ủy ban Quốc gia, báo cáo “Đán phổ biến các mô hình chăm sóc, và phát huy vai trò người cao tuổi” của Trung ương Hội người cao tuổi Việt Nam, báo cáo kết quả thực hiện Thông tư số 08/2009/TT-BNV ngày 08/9/2009 hướng dẫn thành lập Ban Công tác người cao tuổi các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Bộ Nội vụ và ý kiến thảo luận của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đã kết luận như sau:

1. Về thực hiện công tác người cao tuổi năm 2012

Trong năm 2012, công tác chăm sóc, phát huy vai trò của người cao tuổi trên cả nước đã được thực hiện khá tốt, có bước chuyển biến mới cả ở trung ương và địa phương. Việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện chính sách về người cao tuổi có bước tiến mới, sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ, cơ quan liên quan và địa phương với Hội người cao tuổi trong các hoạt động chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi tiếp tục được duy trì và đã đạt được kết quả thiết thực. Trên 90% người cao tuổi tham gia sinh hoạt Hội người cao tuổi và các câu lạc bộ; trên 300.000 người cao tuổi tham gia công tác Đảng, Mặt trận ở cơ sở; 780.000 người cao tuổi tham gia Hội Khuyến học; 160.000 người tham gia công tác hòa giải ở cơ sở. Đặc biệt, hệ thống chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi được quan tâm hơn, số khoa lão khoa trong các bệnh viện tăng dần, gần 50% người cao tuổi có bảo hiểm y tế, trên 700.000 người được khám, chữa mắt trong Chương trình “Mắt sáng cho người cao tuổi”; trên 80.000 người cao tuổi được xóa nhà dột nát là việc làm đáng trân trọng, có ý nghĩa, thiết thực. Công tác thông tin, truyền thông được tăng cường và phổ biến kịp thời. Công tác hợp tác quốc tế về người cao tuổi được đẩy mạnh.

Tuy nhiên, việc ban hành và thực hiện một số chính sách liên quan đến người cao tuổi còn chậm và chưa đồng bộ; tỷ lệ người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe ban đầu và khám sức khỏe định kỳ còn thấp; việc thực hiện giảm giá vé thăm quan di tích văn hóa, lịch sử, bảo tàng, danh lam thắng cảnh, tham gia giao thông công cộng còn thiếu thống nhất; việc thành lập Ban công tác người cao tuổi cấp tỉnh, xây dựng Quỹ người cao tuổi, chính sách đối vi cán bộ Hội người cao tuổi... triển khai còn chậm và gặp nhiều khó khăn. Mức sống của người cao tuổi, chế độ trợ cấp cho người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên còn thấp. Một bộ phận người cao tuổi ở nông thôn, nhất là ở vùng núi, vùng cao biên giới, vùng nông thôn xa xôi, hẻo lánh, vùng đồng bào dân tộc... còn phải sống trong nhà tạm, phải lao động vất vả, đi sống còn nhiều khó khăn.

Nguyên nhân của những tồn tại trên là do một số địa phương còn thiếu sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp liên ngành trong triển khai thực hiện chưa tốt; chưa xây dựng được kế hoạch hoạt động cụ thể; đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác người cao tuổi ở các ngành, các cấp còn thiếu.

2. Về những nhiệm vụ cụ thể cần tập trung thực hiện trong năm 2013:

Các Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ của mình triển khai chỉ đạo, lồng ghép các chương trình, thực hiện có hiệu quả các chính sách chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi theo quy định Luật người cao tuổi; tập trung xây dựng, triển khai các đề án, dự án thuộc Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2012 - 2020. Trong quá trình xây dựng các đề án cần xác định lộ trình thực hiện phù hợp, tránh gây gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, đối với các vấn đề liên quan đến tài chính cần có ý kiến cụ thể của Bộ Tài chính.

a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Khẩn trương phối hp cùng các Bộ, ngành liên quan sớm hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án về chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2013 - 2020; phối hp với Hội Người cao tuổi Việt Nam triển khai nhân rộng mô hình Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau;

- Chủ trì nghiên cứu Đề án kéo dài tuổi lao động phù hợp với xu hướng sức khỏe và tuổi thọ tăng của người Việt Nam; nghiên cứu, đề xuất đổi mới các chính sách liên quan đến người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên; xây dựng và hướng dẫn Khung đánh giá các chỉ tiêu thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2012-2020, trong đó tập trung các chỉ tiêu cần ưu tiên thực hiện.

- Hướng dẫn người cao tuổi có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn tín dụng từ nguồn quỹ giảm nghèo; hướng dẫn các Trung tâm bảo trợ xã hội cung cấp thông tin cá nhân về các đối tượng trong Trung tâm thông qua trang tin điện tử, tạo điều kiện giúp các gia đình tìm được người thân; tiếp tục phối hp với các Bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn thủ tục xác định tuổi người cao tuổi từ đủ 80 tuổi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng, đặc biệt đối với người cao tuổi ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.

- Tổ chức bồi dưỡng, quy hoạch, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác người cao tuổi.

b) Bộ Nội vụ chủ trì, phối hp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, sửa đổi Thông tư số 08/2009/TT-BNV về hướng dẫn việc thành lập Ban công tác người cao tuổi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; chú ý các nội dung: đề xuất phương án thành lập Ban công tác người cao tuổi cấp huyện, hướng dẫn về tổ chức, biên chế, chế độ chính sách đối với Ban công tác người cao tuổi cấp tỉnh, huyện, cán bộ chuyên trách và kiêm nhiệm làm công tác người cao tuổi. Phối hợp với Bộ Tài chính, Trung ương Hội người cao tuổi Việt Nam rà soát, đánh giá hoạt động của Quỹ chăm sóc người cao tuổi ở cơ sở; xây dựng và thực hiện Đán hỗ trợ ban đầu cho Quỹ chăm sóc người cao tuổi ở cơ sở.

c) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ, chăm sóc đời sống văn hóa, tinh thần cho người cao tuổi.

d) Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và các Bộ, cơ quan liên quan tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ nhà cho người nghèo, trong đó ưu tiên đối tượng người có công và người cao tuổi; nghiên cứu, xây dựng Đán “Nhà chăm sóc người cao tuổi độc thân ở cộng đồng”, đặc biệt ở các vùng khó khăn, dân tộc thiểu số, trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 9 năm 2013.

đ) Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch định kỳ thông tin, truyền thông các nội dung chuyên đề về người cao tuổi; giới thiệu các mô hình hiệu quả về chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi tại cộng đồng trên sóng phát thanh, truyền hình. Công bố kế hoạch vào tháng 4 năm 2013.

e) Bộ Giao thông vận tải phối hp với các Bộ, cơ quan liên quan rà soát việc thực hiện Thông tư số 71/2011/TT-BGTVT quy định về việc giảm giá vé cho người cao tuổi; đề xuất phương án giảm giá vé, hỗ trợ người cao tuổi khi tham gia các phương tiện giao thông, bảo đảm sự bình đẳng, thuận tiện trong việc thực hiện giảm giá vé tại các tỉnh, thành phố trong cả nước; đề xuất thống nhất cơ chế giảm giá vé khi người cao tuổi sử dụng phương tiện giao thông đường bộ của cả nhà nước và tư nhân.

g) Bộ Y tế phối hợp với Hội người cao tuổi Việt Nam và các địa phương vận động, hướng dẫn để tăng tỷ lệ người cao tuổi được khám chữa bệnh ban đầu và định kỳ; theo dõi, quản lý sức khỏe cho người cao tuổi.

h) Đnghị Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam chủ động phối hp ng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng và triển khai đề án nhân rộng các mô hình tốt về chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi, trong đó có mô hình Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau; đẩy mạnh hoạt động của các câu lạc bộ, nhất là các câu lạc bộ sức khỏe. Tiến hành sơ kết hoạt động hai loại hình tổ chức Hội Người cao tuổi đang tồn tại trên cả nước (trong đó 13 tỉnh đã lập Hội ở 4 cấp, các tỉnh còn lại có Ban Đại diện Hội Người cao tuổi ở cấp tỉnh, huyện); đề xuất phương án tổ chức phù hợp, báo cáo Bộ Chính trị quyết định (lưu ý trong đề xuất không tạo ra nhu cầu lớn về tăng trụ sở, tăng biên chế và tăng kinh phí Nhà nước hỗ trợ hoạt động).

i) Đề nghị y ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, cơ quan Trung ương các đoàn thể chính trị - xã hội đẩy mạnh tuyên truyền vận động các tổ chức thành viên, hội viên tham gia tích cực các phong trào chăm sóc và phát huy người cao tuổi.

k) y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Rà soát củng cố Ban Công tác người cao tuổi cấp tỉnh, huyện theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Phấn đấu cuối tháng 4 năm 2013, 100% các tỉnh, thành phố có Ban công tác người cao tuổi cấp tỉnh và ban hành Quy chế hoạt động của Ban công tác người cao tuổi. Tháng 6 năm 2013 hoàn thành tổ chức bộ máy hoạt động;

- Xây dựng và ban hành Chương trình hành động người cao tuổi giai đoạn 2013 - 2020 của tỉnh trước tháng 7 năm 2013 trên cơ sở Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020 của Chính phủ;

- Bố trí kinh phí dự toán ngân sách tỉnh để thực hiện việc chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; hỗ trợ hoạt động Hội người cao tuổi ở địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành;

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá, tổng hp tình hình thực hiện Luật, chính sách chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi trên địa bàn; báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình và kết quả thực hiện công tác người cao tuổi vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm.

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ