Thông báo 685/TB-TCTTTg về ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra tháng 8 năm 2017 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ

Số hiệu 685/TB-TCTTTg
Ngày ban hành 31/08/2017
Ngày có hiệu lực 31/08/2017
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ
Người ký Mai Tiến Dũng
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Bộ máy hành chính,Giao thông - Vận tải

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
TỔ CÔNG TÁC CỦA TTgCP

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 685/TB-TCTTTg

Hà Nội, ngày 31 tháng 8 năm 2017

 

THÔNG BÁO

Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ KẾT QUẢ KIỂM TRA THÁNG 8 NĂM 2017 CỦA TỔ CÔNG TÁC CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Trong tháng 8 năm 2017, Tổ công tác đã tiến hành 02 cuộc kiểm tra chuyên đề về triển khai các giải pháp nhằm bảo đảm mục tiêu tăng trưởng năm 2017 tại 04 Tổng công ty, gồm: Đường sắt Việt Nam, Cảng hàng không Việt Nam, Quản lý bay Việt Nam, Hàng không Việt Nam và 01 cuộc kiểm tra đối với các Bộ quản lý chuyên ngành trong việc thực hiện các nhiệm vụ giao liên quan đến hoạt động kiểm tra chuyên ngành (KTCN) đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Tổ công tác đã báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra tháng 8 của Tổ công tác tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8. Sau khi nghe Báo cáo của Tổ công tác, Thủ tướng Chính phủ đã nhất trí với Báo cáo của Tổ công tác và kết luận, như sau:

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Về kết quả kiểm tra tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR)

Trong thời gian qua, VNR đã triển khai nhiều giải pháp tích cực để đạt mục tiêu tăng trưởng theo kế hoạch đề ra. Trong 7 tháng sản xuất kinh doanh của VNR tăng trưởng nhẹ, tổng doanh đạt 3.515,5 tỷ đồng, đạt 45,1% so vi kế hoạch, tăng 3,8% so với cùng kỳ 2016; vận tải đạt hơn 3.719 triệu TKm (tấn Km), tăng khoảng 10% so với cùng kỳ 2016; triển khai thực hiện tích cực các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao: từ 01/01/2016 đến 10/8/2017, VNR có tổng số 56 nhiệm vụ giao, trong đó: đúng hạn: 55 nhiệm vụ; còn 01 nhiệm vụ chưa hoàn thành quá hạn.

Bên cạnh kết quả đạt được, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam còn hạn chế, yếu kém về một số mặt công tác, như: còn tư tưởng bao cấp, chưa tích cực đổi mới phương pháp quản lý, điều hành, ứng dụng công nghệ mới trong quản trị doanh nghiệp; vấn đề an toàn đường sắt, chất lượng lao động, ý thức trách nhiệm của người lao động; việc kêu gọi các nhà đầu tư tham gia khai thác, triển khai xã hội hóa các dịch vụ hạ tầng đường sắt; đẩy mạnh khai thác hiệu quả hạ tầng hiện có; công tác cổ phần hóa, thoái vn... chưa đáp ứng yêu cầu chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với ngành đường sắt.

2. Về kết quả kiểm tra 3 Tổng công ty thuộc ngành hàng không

a) Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV)

Trong những năm qua, ACV đã rất cố gắng trong việc thực hiện đầu tư, nâng cấp kết cấu hạ tầng hàng không; tích cực đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh và thực hiện nhiều biện pháp hiệu quả bảo đảm an ninh an toàn hàng không và đạt được nhiều kết quả trong hoạt động kinh doanh, đầu tư, cụ thể: Trong 7 tháng đầu năm 2017, tổng sản lượng hành khách tiếp tục tăng trưởng, đt 56 triệu hành khách, tăng 17%; Sản lượng hàng hóa, bưu kiện đạt 775 nghìn tn, tăng 30%; Sản lượng hạ cất cánh đạt 363 nghìn lượt, tăng 11%; doanh thu đạt 9.864 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 3.458 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 875 tỷ, đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành hàng không Việt Nam nói riêng và bảo đảm mục tiêu tăng trưởng chung năm 2017 nói chung.

b) Tổng công ty quản lý bay Việt Nam (VATM)

Tổng công ty quản lý bay Việt Nam đã thực hiện tốt chức năng quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động bay trên các hành lang bay và vùng trời được phân công; bảo đảm các dịch vụ không lưu, không báo và khí tượng hàng không; tích cực triển khai nhiều giải pháp trong việc củng cố, nâng cấp, hoàn thiện, hoạt động quản lý và cung cấp dịch vụ quản lý không lưu ngày càng dần tiếp cận và phù hợp với các khuyến cáo thực hiện của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO). Các kết quả đạt được, cụ thể: Hệ thống quản lý an toàn của VATM năm 2016 đạt 81% các nội dung yêu cầu của ICAO, trên 3 cấp độ; quyết liệt triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm tăng năng lực quản lý, khai thác tại các cảng hàng không sân bay và đảm bảo an toàn bay; nâng cao năng lực khai thác sân bay tổng thể để tăng tần suất hạ, cất cánh. Tính đến hết 6 tháng đầu năm 2017: Sản lượng điều hành bay: 395.129 lần chuyến, đạt 51,26% so với kế hoạch năm 2017 và tăng 9,18 % so với cùng kỳ năm 2016; tổng doanh thu: 1.613.916 triệu đồng, đạt 52,43% so với kế hoạch năm 2017 và tăng 58,45% so với cùng kỳ năm 2016; lợi nhuận trước thuế: 464.257 triệu đồng, đạt 59,10% so với kế hoạch năm và bằng 183,99% so với cùng kỳ năm 2016; nộp ngân sách nhà nước: 1.163.246 triệu đồng, đạt 54,58% so với kế hoạch năm 2017 và bng 153,73% so với thực hiện cùng kỳ năm 2016.

c) Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VNA)

Dưới sự điều hành năng động và quyết liệt của lãnh đạo Tổng công ty và nlực của người lao động, Tổng công ty đã khẳng định vị trí, vai trò của Hãng hàng không Quốc gia, đảm bảo tuyệt đối an toàn, an ninh trong hoạt động khai thác bay. Trong 7 tháng đầu năm 2017, VNA đã hoàn thành tốt kế hoạch với doanh thu đạt 49.000 tỷ VND, lợi nhuận đạt 2.100 tỷ VND vượt 45,6% kế hoạch; thực hiện 84.024 chuyến bay an toàn với 192.303 gibay vượt 1,8% so với cùng kỳ; vận chuyển 15,6 triệu lượt khách, tăng 7,3% so với cùng kỳ và 182 nghìn tấn hàng hóa, tăng 24% so với cùng kỳ và vượt 6% kế hoạch; chất lượng dịch vụ duy trì ổn định 4 sao, chỉ số đúng giờ bình quân đạt 90,5% và luôn là Hãng hàng không tại Việt Nam có chỉ số đúng giờ cao nhất.

Các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao được 03 Tổng công ty thực hiện nghiêm túc, đúng tiến độ. Theo kết quả rà soát, thống kê: Từ 01/01/2016 - 10/8/2017, tổng số nhiệm vụ giao 03 Tổng công ty: 84 nhiệm vụ, trong đó đã hoàn thành 80 (ACV hoàn thành 100% nhiệm vụ giao đúng tiến độ); còn 4 nhiệm vụ chưa hoàn thành trong hạn.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, 03 Tổng công ty còn một số mặt công tác: Công tác bảo đảm an toàn an ninh hàng không; nâng tần suất cất, hạ cánh; tình hình hủy, hoãn chuyến bay; đầu tư, nâng cao hiệu quả hạ tầng hàng không; chủ trương xã hội hóa; công tác cổ phần hóa, thoái vốn... chưa đáp ứng yêu cầu.

3. Đối với các Bộ được kiểm tra về việc thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động KTCN đối với hàng hóa xuất nhập khẩu

Trong thời gian qua, các Bộ, cơ quan liên quan đã nỗ lực, cố gắng trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ giao tại Quyết định 2026/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết 19-2017/NQ-CP; tích cực soạn thảo, sửa đổi, bổ sung thay thế hoặc bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền quy định về KTCN; tình trạng chồng chéo, trùng lặp, cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm thủ tục, thời gian, chi phí liên quan đến hoạt động KTCN đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được khắc phục một phần.

Theo Quyết định 2026/QĐ-TTg và Nghị quyết 19-2017 có tổng số 98 nhiệm vụ giao 13 Bộ quản lý chuyên ngành (87 nhiệm vụ sửa đổi, bổ sung, thay thế 87 văn bản quy phạm pháp luật về KTCN; 11 nhiệm vụ giao liên quan đến hoạt động KTCN). Đến nay, các Bộ đã thực hiện 64 nhiệm vụ tại Quyết định 2026/QĐ-TTg; còn 34 nhiệm vụ chưa hoàn thành.

Tuy nhiên, công tác này còn những tồn tại, hạn chế:

- Một số quy định còn chồng chéo, xung đột, bất cập, chưa được bổ sung, sửa đổi hoặc bãi bỏ kịp thời dẫn đến một mặt hàng bị điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật, phải thực hiện nhiều thủ tục, KTCN của nhiều Bộ (tỷ lệ mặt hàng phải thực hiện 2 hoặc 3 thủ tục kiểm tra chuyên ngành, chiếm khoảng 58%), làm tăng chi phí, phiền hà cho doanh nghiệp; chưa đẩy mạnh áp dụng quản lý rủi ro, quản lý trên cơ sở đánh giá sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, chưa chuyển mạnh từ tiền kiểm sang hậu kiểm.

- Việc thống nhất ban hành danh mục hàng hóa phải KTCN và gắn mã HS còn chậm. Danh mục hàng hóa thuộc đối tượng KTCN của một số Bộ quy định còn nhiều, phạm vi rộng, nhiều mặt hàng chưa có mã số HS, chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn đầy đủ.

- Quy trình thủ tục chủ yếu dựa trên phương thức thủ công, ngoại trừ một số thủ tục được đưa lên Cổng thông tin một cửa quốc gia đã thực hiện bằng phương thức điện tử, hầu hết các thủ tục còn lại đều được thực hiện bằng phương thức thủ công dựa trên giấy tờ. Danh mục nhiều hàng hóa phải quản lý chuyên ngành không được mã hóa HS nên không thể tự động hóa trong khâu lựa chọn kiểm tra.

- Phương pháp quản lý, kiểm tra chưa theo chuẩn mực quốc tế dẫn đến kéo dài thời gian thông quan hàng hóa, hầu hết hàng hóa (khoảng gần 100.000 nghìn mặt hàng) phải KTCN đều thực hiện kiểm tra tại cửa khu trong quá trình thông quan với tỷ lệ phát hiện vi phạm rất thấp (dưới 0,1%); không thực hiện công nhận chất lượng sản phẩm hàng hóa giữa các nước, nht là hàng hóa có nguồn gốc từ các nước phát triển.

Với các tồn tại, hạn chế nêu trên, dẫn đến tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải KTCN tại giai đoạn thông quan chưa giảm nhiều, vẫn ở mức 35% (mục tiêu của Nghị quyết 19/NQ-CP, giảm xuống còn 15%), gây khó khăn, phiền hà, làm tăng chi phí cho doanh nghiệp (mỗi năm doanh nghiệp phải bỏ ra khoảng 28,6 triệu ngày công và khoảng 14,3 nghìn tỉ đồng để thực hiện các quy định, thủ tục về KTCN)... chưa đáp ứng được yêu cầu chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Tại cuộc kiểm tra, các Bộ đã thẳng thắn nhìn nhận những bất cập, tồn tại liên quan đến công tác KTCN của Bộ mình với tinh thần cầu thị và cam kết với Tổ công tác sẽ khẩn trương khắc phục.

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2017, Tổ công tác đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ biểu dương tinh thần quyết liệt, cầu thị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương đã thành lập ngay Tổ công tác của Bộ trưởng để đôn đốc, kiểm tra các đơn vị trong việc thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến hoạt động KTCN, đặc biệt Bộ Công Thương đã đề nghị được Tổ công tác kiểm tra Bộ ngay trong tháng 9; biểu dương đối với các Bộ đã hoàn thành 100% nhiệm vụ giao, gồm: Khoa học và công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động, Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Ththao và Du lịch.

[...]