Thông báo 471/TB-BYT ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Y tế tại Hội nghị giao ban trực tuyến tăng cường công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng ngày 25/5/2012

Số hiệu 471/TB-BYT
Ngày ban hành 05/06/2012
Ngày có hiệu lực 05/06/2012
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Nguyễn Xuân Trường
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 471/TB-BYT

Hà Nội, ngày 05 tháng 06 năm 2012

 

THÔNG BÁO

Ý KIẾN CHỈ ĐẠO CỦA LÃNH ĐẠO BỘ Y TẾ TẠI HỘI NGHỊ GIAO BAN TRỰC TUYẾN TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG NGÀY 25/5/2012

Ngày 25/5/2012, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến tăng cường công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng với 39 tỉnh, thành phố tại Bộ Y tế và Phòng họp giao ban trực tuyến Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố. Hội nghị do PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế và PGS.TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì. Thành phần tham dự gồm có: Lãnh đạo Bộ Y tế, Lãnh đạo các Vụ/Cục thuộc Bộ Y tế, Lãnh đạo các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pastuer, các Bệnh viện Trung ương, Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe, Bệnh viện đa khoa, Bệnh viện Nhi 39 tỉnh, thành phố.

Sau khi nghe các báo cáo và ý kiến tham luận của đại diện các đơn vị tham dự Hội nghị và thống nhất với Thứ trưởng Nguyễn Thành Long, Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên đại diện Lãnh đạo Bộ Y tế đã có ý kiến chỉ đạo như sau:

1. Đánh giá tình hình dịch tay chân miệng

Trong năm 2012, cùng với xu thế chung của các nước trong khu vực, tình hình dịch tay chân miệng trong nước tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp và khó lường. Hiện nay bệnh tay chân miệng không có vắc xin phòng bệnh, không có thuốc điều trị đặc hiệu, số mắc tập trung ở trẻ dưới 3 tuổi, bệnh diễn biến nhanh, nặng.

Chiến dịch quốc gia phòng, chống bệnh tay chân miệng đã được các tỉnh, thành phố trong cả nước phát động và duy trì trong tháng 3, 4, 5 năm 2012 và đã có những tác động tích cực, số mắc trong tháng 5 đã giảm rõ rệt, dự báo tỷ lệ mắc, tử vong còn diễn biến phức tạp, có nguy cơ gia tăng trở lại trong thời gian tới nếu các địa phương không triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh, với quan điểm quyết tâm giảm thiểu tối đa các trường hợp tử vong, hạn chế sự gia tăng về số mắc là trọng tâm trong công tác phòng, chống dịch năm 2012.

2. Ý kiến kết luận của PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên tại Hội nghị

Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên đề nghị các đồng chí đại diện cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế, các Viện, Bệnh viện tuyến trung ương, Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe, Bệnh viện Đa khoa, Bệnh viện Nhi các tỉnh, thành phố triển khai quyết liệt một số nội dung sau:

2.1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố

Tập trung chỉ đạo các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Chính phủ, triển khai quyết liệt Chiến dịch Quốc gia phòng, chống bệnh tay chân miệng; tăng cường đầu tư kinh phí để mua sắm đủ trang thiết bị y tế cho các đơn vị điều trị khoa Hồi sức cấp cứu điều trị tích cực để giảm tử vong.

2.2. Sở Y tế các tỉnh/thành phố có trách nhiệm:

- Tham mưu kịp thời Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố về diễn biến tình hình bệnh tay chân miệng trên địa bàn tỉnh, thành phố; đề xuất các hoạt động trọng tâm phòng, chống dịch tay chân miệng của địa phương.

- Phối hợp với các Sở/ban/ngành/đoàn thể tại địa phương tham gia tích cực vào các hoạt động phòng, chống dịch; huy động toàn thể cộng đồng tham gia thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.

- Rà soát nhân lực, vật tư, trang thiết bị các đơn vị điều trị, bổ sung kịp thời các trang thiết bị hồi sức cấp cứu, điều trị bệnh nhân tay chân miệng;

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn cho các cán bộ về điều trị, giám sát; chỉ đạo hỗ trợ cán bộ điều trị tuyến huyện, xã.

2.3. Cục Y tế dự phòng có trách nhiệm:

- Tiếp tục triển khai kế hoạch tổng thể phòng, chống bệnh tay chân miệng; tập trung cho giảm mắc.

- Giám sát chặt chẽ tình hình dịch, phát hiện sớm và xử lý kịp thời; đánh giá được xu hướng của bệnh; phân tích các đặc điểm dịch tễ học, các yếu tố nguy cơ để đề xuất các biện pháp giảm mắc phù hợp.

- Tiếp tục thực hiện nghiên cứu về dịch tễ học, vi rút học; chủ động, sẵn sàng vật tư, hóa chất phục vụ công tác phòng chống dịch.

2.4. Cục Quản lý khám, chữa bệnh:

- Triển khai quyết liệt hoạt động của các đơn vị huấn luyện, điều trị tại 6 bệnh viện đã triển khai trong việc huấn luyện bác sỹ, điều dưỡng, hỗ trợ bệnh viện các tuyến trong điều trị, cấp cứu; rút kinh nghiệm trong công tác chẩn đoán, điều trị; cập nhật phác đồ điều trị phù hợp.

- Thành lập các đoàn công tác kiểm tra, giám sát hỗ trợ công tác điều trị tại các địa phương, đảm bảo thực hiện đúng phác đồ điều trị của Bộ Y tế. Chỉ đạo tăng cường chuyên môn cho các tỉnh có số tử vong cao.

- Rà soát năng lực điều trị, hồi sức cấp cứu Nhi của các đơn vị điều trị trên phạm vi toàn quốc; xây dựng các yêu cầu đối với đơn nguyên điều trị bệnh tay chân miệng và chỉ đạo triển khai quyết liệt việc thành lập các đơn nguyên điều trị tại tuyến tỉnh, huyện.

2.5. Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương:

- Vụ Pháp chế phối hợp với Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương, Cục Y tế dự phòng xây dựng tài liệu tuyên truyền phòng, chống bệnh tay chân miệng phát cho các địa phương, tập trung vào các hộ gia đình có trẻ em dưới 3 tuổi, bà mẹ, người trông trẻ về ăn sạch, ở sạch, đồ chơi sạch.

- Tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng trên cả nước về các biện pháp phòng, chống tay chân miệng cho người dân hiểu và thực hiện.

2.6. Các Bệnh viện trung ương, bệnh viện tuyến cuối theo phân công của Bộ Y tế có trách nhiệm:

[...]