Thông báo số 455/VP-TB về ý kiến kết luận của Phó thống đốc thường trực Ngân hàng NN, chủ tịch HĐTT Đỗ Quế Lượng tại cuộc họp của cuộc họp của Hội đồng thanh toán Ngân hàng ngày 28/11/1995 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
Số hiệu | 455/VP-TB |
Ngày ban hành | 07/12/1995 |
Ngày có hiệu lực | 07/12/1995 |
Loại văn bản | Thông báo |
Cơ quan ban hành | Ngân hàng Nhà nước |
Người ký | Nguyễn Đoan Hùng |
Lĩnh vực | Tiền tệ - Ngân hàng,Bộ máy hành chính |
NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 455/VP-TB |
Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 1995 |
Ngày 28/11/1995, Hội đồng thanh toán Ngân hàng đã họp do Phó thống đốc Đỗ Quế Lượng, Chủ trì. Tham gia Hội nghị gồm các Uỷ viên Hội đồng thanh toán; Tổng thư ký Hiệp Hội Ngân hàng; Chủ tịch VIETSWIFT; Thường trực Dự án thanh toán; Một số chuyên viên Ban thường trực HĐTT. Hội nghị đã nghe:
- Thường trực Dự án thanh toán báo cáo kết quả đàm phán vay vốn Ngân hàng Thế giới cho Dự án hiện đại hoá Hệ thống thanh toán Ngân hàng Việt Nam.
- Trưởng ban thường trực HĐTT báo cáo sơ kết mở rộng thanh toán trong khu vực dân cư tại 6 tỉnh, thành phố.
- Trưởng ban Viễn thông và Tự động hoá của HĐTT báo cáo tình hình thực hiện Dự án lắp đặt máy rút tiền ATM.
- Giám đốc Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước báo cáo tình hình chuẩn bị lắp đặt hệ thông tin giao dịch thị trường Liên Ngân hàng và hoạt động qua mạng S.W.I.F.T.
Sau khi nghe 11 đại biểu tham dự Hội nghị phát biểu ý kiến về nhận định tình hình, về những vấn đề phải quan tâm giải quyết trong thời gian tới, nhất là về triển khai Dự án Hiện đại hoá Hệ thống thanh toán, Phó thống đốc thường trực NHNN, Chủ tịch Hội đồng thanh toán Đỗ Quế Lượng đã kết luận.
1- Về Dự án Hiện đại hoá Hệ thống thanh toán:
* Quan hệ giữa Hội đồng thanh toán và Ban Quản lý dự án cần phải thực hiện và thuân thủ theo đúng các quy chế đã ban hành, cụ thể đối với Dự án Hiện đại hoá Ngân hàng và Hệ thống thanh toán, Hội đồng thanh toán làm chức năng tư vấn cho Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước; đối với các vấn đề có liên quan; việc thực hiện và triển khai dự án do Ban Quản lý dự án đảm nhận.
* Ban Quản lý Dự án có trách nhiệm khẩn trương triển khai các nội dung công tác như đã được Thống đốc kết luận tại phiên họp Ban lãnh đạo ngày 4/11/1995, cụ thể:
- Liên hệ với các cơ quan có liên quan để kịp thời làm thủ tục uỷ quyền ký kết Hiệp định tín dụng, khi WB chính thức thông báo về việc Ban Giám đốc điều hành WB đã thông qua kết quả đàm phán.
- Hoàn thành gấp việc xây dựng quy chế làm việc giữa Ban Quản lý dự án và các Tiểu ban quản lý dự án của các Ngân hàng thương mại.
- Xây dựng dự thảo Hiệp định thực hiện và cho vay lại, tiến hành trao đổi trước với các Ngân hàng Thương mại tham gia, kết quả báo cáo Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước.
- Phối hợp với Tiểu ban pháp lý và quy chế hoàn chỉnh các điều kiện và tiêu chuẩn để các Ngân hàng thương mại tham gia Hệ thống thanh toán liên ngân hàng.
- Khẩn trương triển khai việc thương lượng với PA theo nguyên tắc: giá cả hợp lý, đội ngũ cán bộ đảm bảo năng lực thích hợp; nội dung làm việc đáp ứng đúng yêu cầu của ta. Nếu không đáp ứng được các yêu cầu nói trên thì xem xét cả khả năng mở thầu.
- Khi đã thuê được chuyên gia tư vấn, nhanh chóng hoàn tất việc dự thảo hồ sơ đấu thầu để đưa ra thảo luận kỹ lưỡng trong ngành cũng như tham khảo ý kiến của các chuyên gia quốc tế.
- Nhanh chóng hoàn thiện đội ngũ cán bộ, phối kết hợp với đội ngũ cán bộ của các tiểu dự án của các Ngân hàng Thương mại tạo thành một đội ngũ cán bộ quản lý dự án chung, tiến hành các bước đào tạo cần thiết để có thể tham gia tích cực vào các nhóm làm việc trong quá trình đấu thầu.
- Chuẩn bị danh sách và lựa chọn các cán bộ trong và ngoài ngành đáp ứng đủ tiêu chuẩn tham gia vào Ban lượng thầu để trình Ban lãnh đạo phê duyệt.
* Hội đồng thanh toán với chức năng là tư vấn cho Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước phải củng cố các Tiểu ban của mình, cũng như có lịch làm việc cần thiết để kịp thời tham mưu cho Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đối với các nội dung triển khai dự án mà Ban quản lý tiến hành khi được Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước yêu cầu.
2- Về mở rộng dịch vụ thanh toán trong dân cư.
Như báo cáo của Thường trực HĐTT Hội nghị thống nhất ý kiến cần tiếp tục đẩy mạnh và nghiên cứu triển khai mở rộng trên phạm vi toàn quốc.
Đang có những vướng mắc, cần xác minh nguyên nhân cả về yếu kém của cơ sở viễn thông phía ta và xử lý kỹ thuật nhà cung ứng để có biện pháp mở rộng. Hướng phát triển là các NHTM tự xây dựng, hệ thống ATM của mình và NHNN xây dựng hệ thống ATM liên ngân hàng.
4- Về lắp đặt hệ thống thông tin giao dịch Liên Ngân hàng.
Giao dịch trên thị trường Liên ngân hàng đang cần thiết phải có hệ thống thông tin và giao dịch mua bán ngoại tệ trong nước và ngoài nước. Đối với hệ thống giao dịch Liên ngân hàng trong nước sẽ sử dụng hệ thống thông tin của Dowjones; Đối với Hệ thống giao dịch Quốc tế sẽ nghiên cứu sử dụng hệ thông tin của Reuter tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng Ngân hàng Thương mại.
5- Về củng cố Hệ thống chuyển tiền SWIFT.
Mạng chuyển tiền Quốc tế SWIFT của các Ngân hàng Việt Nam hoạt động từ tháng 3/1995 đến nay đã đạt hiệu quả rất cao về giảm chi phí; Tăng tốc độ, an toàn, khối lượng tăng nhanh. Nhưng đồng thời cũng có những tồn tại về một số mặt phải được giải quyết, tăng thêm thành viên và tiến tới làm chủ kỹ thuật. Uỷ ban VIETSWIFT và lãnh đạo SWIFT khu vực Châu Á để giải quyết những tồn tại về kỹ thuật và chuẩn bị đủ điều kiện để sớm xây dựng trạm SAP tại Việt Nam; Bàn biện pháp đạo tạo SWIFT cho các thành viên mới gia nhập: báo cáo Thống đốc NHNN cho ban hành bổ sung cơ chế quản lý ngoại hối để kiểm soát chuyển tiền ra, vào qua mạng SWIFT; những món có giá trị lớn phải báo cáo ngay trong ngày chuyển, món nhỏ tổng hợp báo cáo về NHNN theo định kỳ hàng tháng.