Thông báo 413/TB-BGTVT kết luận của Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức tại cuộc họp về phương án tổ chức, quản lý và thu phí tạm thời đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh - Trung Lương do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Số hiệu | 413/TB-BGTVT |
Ngày ban hành | 18/09/2009 |
Ngày có hiệu lực | 18/09/2009 |
Loại văn bản | Thông báo |
Cơ quan ban hành | Bộ Giao thông vận tải |
Người ký | Bùi Nguyên Long |
Lĩnh vực | Thuế - Phí - Lệ Phí,Bộ máy hành chính,Giao thông - Vận tải |
BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 413/TB-BGTVT |
Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 2009 |
Ngày 12/9/2009 tại Văn phòng Bộ GTVT, Thứ trưởng thường trực Ngô Thịnh Đức đã chủ trì cuộc họp về Phương án tổ chức, quản lý và thu phí tạm thời đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương. Tham dự cuộc họp có Lãnh đạo và chuyên viên các đơn vị: Vụ Kết cấu hạ tầng GT, Vụ KHĐT, Vụ Tài chính, Vụ KHCN, Vụ TCCB, Thanh tra Bộ, Cục QLXD & CLCT GT, Văn phòng Bộ, Văn phòng Ban Chỉ đạo nhà nước các công trình, DA trọng điểm ngành GTVT, Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc VN (VEC), Ban QLDA Mỹ Thuận.
Sau khi nghe Ban QLDA Mỹ Thuận trình bày báo cáo kế hoạch về Phương án tổ chức, quản lý và thu phí tạm thời Dự án đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương và ý kiến tham gia của các đại biểu, Thứ trưởng đã kết luận như sau:
b) Về quan điểm, mục tiêu xây dựng đề án:
- Đoạn đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương là một đoạn tuyến nằm trong tuyến đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Cần Thơ và là một phần nằm trong tuyến đường cao tốc Bắc – Nam theo Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1734/QĐ-TTg ngày 01/12/2008.
- Việc xây dựng mô hình quản lý, khai thác và thu phí đường cao tốc chưa có tiền lệ ở nước ta. Hiện nay, chúng ta đang tổ chức quản lý, khai thác các tuyến quốc lộ theo cách truyền thống; quản lý thu phí mới theo hình thức 1 dừng và không phù hợp đối với quản lý đường cao tốc.
- Việc xây dựng quy định để quản lý, khai thác đường cao tốc đã được Bộ GTVT quan tâm và giao cho các cơ quan tham mưu thực hiện (chuẩn bị thông qua). Việc tổ chức thu phí cũng đã được Bộ GTVT quan tâm và đã trình Thủ tướng Chính phủ có Hiệp định EDCF tiếp nhận, quản lý toàn bộ công nghệ thu phí. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, phải phù hợp với thực tế. Do vậy, cần phải xây dựng 02 phương án như sau:
Phương án 1: Bộ GTVT tổ chức xây dựng Trung tâm điều hành – đây là Trung tâm quản lý điều hành mạng đường cao tốc khu vực phía Nam, trong đó có Phòng giám sát điều hành đoạn đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương. Bộ GTVT tổ chức thu phí tạm thời (bao gồm cả bộ máy thu phí) cho tới khi ký song hợp đồng chuyển nhượng quyền thu phí và bàn giao cho Cơ quan nhận chuyển nhượng.
Phương án 2: Bộ GTVT tổ chức xây dựng Trung tâm điều hành và công bố Khung các tiêu chuẩn kết nối các hệ thống thiết bị của Trạm thu phí mà BIDV phải thực hiện để đảm bảo thống nhất giữa Phòng giám sát điều hành đoạn đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Trung Lương với Trung tâm điều hành mạng đường cao tốc khu vực phía Nam. Việc tổ chức thu phí tạm thời do BIDV thực hiện.
- Biên soạn quy định tạm thời về quản lý, khai thác đường cao tốc (Dựa trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm và các tài liệu hiện có của một số nước trong khu vực).
- Xây dựng Quy chế quản lý khai thác đường cao tốc, trong đó có các vấn đề về:
+ Quy chế về quản lý, giám sát, duy tu bảo dưỡng, xử lý tai nạn, phòng cháy chữa cháy....
+ Công bố Quy chế quản lý khai thác đường cao tốc.
* Công tác quản lý khai thác đường cao tốc bao gồm:
- Bộ phận theo dõi giám sát hình ảnh trong phòng bao gồm:
+ Các chuyên viên quản lý khai thác đường cao tốc làm việc 3 ca, 24h/24h.
+ Lực lượng cảnh sát giao thông làm việc 3 ca, 24h/24h (01 đại diện/01 ca).
+ Trưởng ca là cán bộ chuyên môn của cơ quan quản lý dường cao tốc.
- Đội ngũ tuần đường, tuần tra, có sơn phù hiệu, bảng hiệu có xe ô tô, mô tô (thực hiện theo chức năng qui định).
- Trạm xử lý ứng cứu được bố trí tại vị trí thích hợp trên tuyến, bao gồm: xe cứu hộ, xe cảnh sát. Riêng bộ phận phòng cháy, chữa cháy được bố trí tập trung, nằm tại vị trí của Trung tâm điều hành.
- Bộ phận sơ, cấp cứu: là những nhân viên y tế hoặc lực lượng cứu hộ được tập huấn các kiến thức về sơ, cấp cứu; trong đó có phối hợp với Trung tâm 115 của các tỉnh trong khu vực.
- Bộ phận xử lý các vấn đề liên quan về điện, thông tin bao gồm: thợ điện, kỹ sư tin học, kỹ sư tự động hóa để xử lý các camera, đường truyền tín hiệu, điện... khi xảy ra các sự cố trên tuyến đường cao tốc.