Thông báo 384/TB-VPCP năm 2017 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam do Văn phòng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 384/TB-VPCP |
Ngày ban hành | 21/08/2017 |
Ngày có hiệu lực | 21/08/2017 |
Loại văn bản | Thông báo |
Cơ quan ban hành | Văn phòng Chính phủ |
Người ký | Nguyễn Cao Lục |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội |
VĂN PHÒNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 384/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 21 tháng 08 năm 2017 |
KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI LIÊN HIỆP CÁC HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT VIỆT NAM.
Ngày 04 tháng 8 năm 2017, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (Liên hiệp), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì buổi làm việc với Liên hiệp. Cùng dự buổi làm việc có Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; Bộ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương và các Bộ: Xây dựng, Tài chính.
Sau khi nghe Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp báo cáo một số kết quả hoạt động chủ yếu của Liên hiệp thời gian qua và một số kiến nghị; ý kiến phát biểu của Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, các Bộ trưởng và đại diện lãnh đạo các bộ, cơ quan, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kết luận như sau:
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Những năm vừa qua, mặc dù phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, tình hình kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục đạt kết quả tích cực và toàn diện trên tất cả các mặt, đã giữ vững ổn định chính trị, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh quốc gia, giữ vững trật tự, an toàn xã hội, công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế đạt nhiều kết quả quan trọng.
Trong những thành tựu chung đó, lĩnh vực văn hóa nói chung và văn học, nghệ thuật nói riêng tiếp tục phát huy vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội. Hoạt động văn hóa, trong đó có văn học, nghệ thuật tiếp tục diễn ra sôi động, phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận. Giới văn nghệ sỹ đã thể hiện tinh thần đồng hành, tất cả vì lợi ích tối cao của dân tộc, bám sát thực tiễn, khắc phục khó khăn, đẩy mạnh hội nhập quốc tế trên tinh thần tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa, văn học, nghệ thuật của nhân loại, tích cực tham gia vào quá trình xây dựng đạo đức, lối sống, con người Việt Nam phát triển toàn diện. Tiếp tục xuất hiện những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị, phong phú về thể loại, đa dạng về hình thức thể hiện.
Đạt được kết quả nêu trên có sự đóng góp quan trọng của Liên hiệp và các tổ chức thành viên. Hơn 70 năm qua kể từ khi thành lập, Liên hiệp đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, bám sát tôn chỉ, mục đích hoạt động, tập hợp, đoàn kết, tạo điều kiện, động viên, khích lệ văn nghệ sỹ không ngừng lao động, sáng tạo văn học, nghệ thuật phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Liên hiệp đã thực sự trở thành ngôi nhà chung của các tổ chức thành viên, của giới văn nghệ sỹ, có vai trò đầu mối trong quảng bá, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, văn học, nghệ thuật truyền thống; bồi dưỡng, phát triển tài năng trẻ.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ biểu dương sự nỗ lực và những kết quả đạt được của Liên hiệp và các tổ chức thành viên trong thời gian qua.
Bên cạnh đó, Liên hiệp vẫn còn một số hạn chế nhất định: Chưa phát huy hết vai trò, tiềm năng để sáng tạo ra nhiều tác phẩm có giá trị cao; chưa phản ánh đầy đủ những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội; đội ngũ văn nghệ sỹ còn mỏng, đời sống nhiều người còn khó khăn; kinh phí hỗ trợ sáng tạo, đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích, tôn vinh tài năng còn hạn chế; công tác xã hội hóa chưa đáp ứng được yêu cầu.
II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU TRONG THỜI GIAN TỚI
Liên hiệp hoạt động trong bối cảnh quá trình hội nhập, giao lưu quốc tế ngày càng sâu rộng, nhu cầu hưởng thụ văn hóa nói chung ngày càng cao, phong phú, đa dạng, sự tác động của kinh tế thị trường, khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin đặt ra những yêu cầu, thách thức mới trong phát triển văn học, nghệ thuật. Để tiếp tục phát huy truyền thống và kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, khó khăn, Liên hiệp cần tập trung vào những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
1. Chủ động, tích cực, đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới; Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; các nhiệm vụ phát triển văn hóa, văn học, nghệ thuật nêu tại Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
2. Xây dựng và phát triển đội ngũ văn nghệ sỹ cả về số lượng và chất lượng; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ; tăng cường kết nối, trao đổi nghề nghiệp giữa các thế hệ.
3. Đẩy mạnh đổi mới tổ chức hoạt động, công tác sưu tầm, sáng tác, biểu diễn nhằm tạo môi trường, không gian thuận lợi, phát huy tiềm năng sáng tạo của văn nghệ sỹ.
4. Tiếp tục nghiên cứu, định hướng đổi mới công tác lý luận phê bình văn học, nghệ thuật để hoạt động này thực sự có tính khoa học, thuyết phục, hiệu quả; góp phần định hướng giá trị của các tác phẩm văn học, nghệ thuật, bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ cho công chúng.
5. Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động công bố, phổ biến, quảng bá tác phẩm. Chủ động, tích cực hợp tác, giao lưu quốc tế về văn học, nghệ thuật thông qua nhiều hình thức phù hợp.
6. Chủ động, tăng cường và có giải pháp cụ thể để phòng, chống sự xâm nhập của các sản phẩm phi văn hóa và âm mưu “diễn biến hòa bình” thông qua văn hóa, tư tưởng.
7. Tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về văn học, nghệ thuật và xử lý các vướng mắc, khó khăn trong phát triển văn học, nghệ thuật,
8. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, thu hút, vận động tài trợ cho hoạt động văn học, nghệ thuật bằng nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả.
III. VỀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ CỦA LIÊN HIỆP
Đồng ý về nguyên tắc đối với các đề xuất, kiến nghị của Liên hiệp nêu tại văn bản số 56/CV-LH ngày 28 tháng 3 năm 2017 và tại buổi làm việc, cụ thể như sau:
1. Về việc xây dựng, ban hành Luật về hội (liên quan đến tôn chỉ, mục đích của Liên hiệp):
Bộ Nội vụ chủ trì khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 117/TB-VPCP ngày 03 tháng 3 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ, trong đó bám sát tinh thần của Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 16 tháng 7 năm 1998 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới đã nêu các hội văn học nghệ thuật là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp.
2. Về chính sách chi hỗ trợ thường xuyên;
Đồng ý về nguyên tắc việc bố trí kinh phí từ ngân sách trung ương để hỗ trợ hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật ở trung ương và địa phương, hỗ trợ cho văn nghệ sỹ tiêu biểu có khó khăn trong cuộc sống (tổng cộng khoảng 90 tỷ đồng/năm).
Giao Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, cơ quan liên quan thống nhất phương án xử lý cụ thể phù hợp với tình hình thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho Liên hiệp, đồng thời bảo đảm các quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Về việc hỗ trợ kinh phí cho hoạt động báo chí văn học, nghệ thuật ở trung ương, địa phương: