Thông báo 383/TB-VPCP năm 2015 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại phiên họp năm 2015 của Ủy ban Quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo và Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu 383/TB-VPCP
Ngày ban hành 19/11/2015
Ngày có hiệu lực 19/11/2015
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Nguyễn Khắc Định
Lĩnh vực Giáo dục

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 383/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2015

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN TẤN DŨNG TẠI PHIÊN HỌP NĂM 2015 CỦA ỦY BAN QUỐC GIA ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÀ HỘI ĐỒNG QUỐC GIA GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

Ngày 05 tháng 11 năm 2015, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyn Tn Dũng, Chủ tịch y ban Quc gia Đi mới giáo dục và đào tạo, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực đã chủ trì Phiên họp của Ủy ban Quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo (Ủy ban), Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực (Hội đồng). Tham dự cuộc họp có đồng chí Đinh Thế Huynh, y viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó Chủ tịch Ủy ban, Phó Chủ tịch Hội đồng; các thành viên Ủy ban; các thành viên Hội đồng; đại diện lãnh đạo Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam; Hiệp hội dạy nghề và nghề công tác xã hội Việt Nam.

Sau khi nghe Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo trình bày các báo cáo về: Đổi mới Hệ thống giáo dục quốc dân; Xây dựng Khung trình độ quốc gia; Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia và xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2015; Kết quả thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương về đổi mới căn bn, toàn diện giáo dục và đào tạo; ý kiến phát biểu của các thành viên Ủy ban, thành viên Hội đồng và đại biểu tham dự cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kết luận như sau:

Hoan nghênh các đồng chí thành viên Ủy ban và Hội đồng đã dự họp đầy đủ và có nhiều ý kiến thẳng thắn, khoa học và trách nhiệm đóng góp cho 05 nội dung quan trọng được đưa ra thảo luận tại phiên họp này. Đánh giá cao cơ quan thường trực Ủy ban và Hội đồng đã phi hợp chặt chẽ với các Bộ, cơ quan liên quan và tham khảo kinh nghiệm quốc tế để chuẩn bị tốt các tài liệu phục vụ phiên họp.

Để triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Chính phđã ban hành Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 06 năm 2014 (Nghị quyết 44) về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương với 18 đề án cụ thể trên 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để thực hiện. Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng, ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật (Luật, Nghị định, Quyết định, Thông tư), đề án, nhiệm vụ có liên quan đến đổi mới giáo dục và đào tạo. Sau gn 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết của Trung ương, giáo dục và đào tạo nước ta đang có những chuyển biến mới trên nhiều mặt được nhân dân đng tình ủng hộ, như vbảo đảm công bng trong tiếp cận giáo dục, nhất là vùng khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số; tiếp tục thực hiện kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên; đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tuyển sinh đại học, cao đẳng; đẩy mạnh phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi, giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đào tạo; thí điểm cơ chế tự chủ đối với một số trường đại học công lập; chú trọng đào tạo nghề, tỷ lệ lao động qua đào tạo tiếp tục tăng thêm so với các năm trước. Các Bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai các nhiệm vụ được giao, bám sát tinh thần đổi mới, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương đạt kết quả tích cực.

Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, yếu kém cn tập trung khắc phục trong thời gian tới, việc thực hiện nhiều Đề án, nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết 44 của Chính phủ còn chậm, một số địa phương chưa có báo cáo kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương. Việc truyền thông để người dân, các tng lớp xã hội nắm bt một cách đy đủ và đúng đắn về các chủ trương, giải pháp đổi mới giáo dục và đào tạo cần được chú trọng hơn nữa để góp phn tạo đồng thuận xã hội, huy động sự tham gia tích cực của nhân dân vào sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Để tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong thi gian tới, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành có liên quan cùng các địa phương cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

1. Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương

- Các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương và Nghị quyết 44 của Chính phđể đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng m, hội nhập, xây dựng xã hội học tập, phát triển toàn diện năng lực, thể chất, nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức tôn trọng pháp luật và trách nhiệm công dân; chủ động nghiên cứu tham mưu cho Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách, đề án thực hiện các nhiệm vụ đổi mới một cách hiệu quả; tăng cường công tác truyền thông các chủ trương, giải pháp đổi mới giáo dục đào tạo tạo sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân và các tầng lp xã hội.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tập trung chđạo đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học, đánh giá kết quả, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, nhất là đào tạo nghề và giáo dục đại học; phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đi mới; phát trin hợp lý giáo dục công lập và ngoài công lập; khuyến khích xã hội hóa đầu tư phát triển các trường chất lượng cao; giao quyền tự chủ phù hợp cho các cơ sở giáo dục đào tạo; tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đào tạo cho các vùng khó khăn và các đối tượng chính sách.

- Các thành viên Ủy ban, Hội đồng tiếp tục nghiên cứu, đề xuất những ý kiến tâm huyết, trí tuệ đóng góp cho sự nghiệp đi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của đất nước theo tinh thần Nghị quyết 29 của Trung ương.

2. Hoàn thiện Hệ thống giáo dục quốc dân và xây dng Khung trình độ quốc gia

Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, chủ trì phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, Hiệp hội dạy nghề và nghề công tác xã hội Việt Nam để tiếp tục hoàn thiện Hệ thống giáo dục quốc dân và xây dựng Khung trình độ quc gia; trình Thủ tướng Chính phủ có một cuộc họp riêng về nội dung này trước khi trình Chính phủ xem xét, ban hành. Trong đó, lưu ý một số vấn đề sau:

a) Về Hệ thống giáo dục quốc dân

- Làm rõ những hạn chế của Hệ thống giáo dục quốc dân hiện tại để đề xuất hoàn thiện Hệ thống giáo dục quốc dân mới một cách phù hợp, khoa học, bảo đảm tính khả thi, liên thông và phân luồng, tạo cơ hội được học tập suốt đời của người dân; làm rõ thêm việc tổ chức loại hình trường Trung học phổ thông kỹ thuật, trong đó làm rõ sự khác biệt của loại hình trường này với trường Trung cấp nghề, trường Trung học phổ thông và các cơ sgiáo dục thực hiện chương trình giáo dục phổ thông để tránh trùng lặp, phát sinh mô hình trường học mới gây lãng phí và không hiệu quả.

- Xác định rõ thi gian của từng cấp học, bậc học phù hợp, lộ trình triển khai, các văn bản cần sa đổi bổ sung. Việc hoàn thiện hệ thống cần phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam, xu hướng hội nhập quốc tế, phù hợp với mô hình của các nước tiên tiến trên thế giới.

- Cơ bản thống nhất quan điểm và nội dung trình của Bộ Y tế về đổi mới hệ thống đào tạo nhân lực y tế. Giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp vi Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn chnh mô hình và lộ trình thực hiện phù hợp đBộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp chung trình Thủ tướng Chính phủ.

b) Về Khung trình độ quốc gia:

- Tiếp tục hoàn thiện Khung trình độ quốc gia bảo đảm phù hợp với khung trình độ của các nước trong khu vực và thế giới, đáp ứng yêu cu hội nhập quốc tế về giáo dục, đào tạo và việc làm, về việc công nhận văn bằng giữa Việt Nam với các nước.

- Việc hoàn thiện Khung trình độ quốc gia cần thực hiện gắn kết mật thiết với việc hoàn thiện Hệ thống giáo dục quc dân, tạo nền tảng, cơ striển khai đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

3. Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông

Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo:

- Tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo đúng lộ trình, kế hoạch đã đề ra tại Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.

- Nghiên cứu, tiếp thu ý kiến các thành viên Ủy ban và Hội đồng tại Phiên họp đối với Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới, bảo đảm công khai, minh bạch trong quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

- Tiếp thu ý kiến của các nhà khoa học, chuyên gia, nhất là các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy, đồng thời làm tốt công tác truyền thông về quan điểm, chủ trương, cách làm trong đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, tạo sự đồng thuận và ủng hộ trong xã hội.

- Việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông mi sẽ được thực hiện sau khi Chính phủ ban hành cơ cấu Hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia để bảo đảm tính thống nhất và xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống.

4. Về Kỳ thi trung học ph thông quốc gia và tuyển sinh đi hc, cao đng năm 2015

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ