ỦY
BAN QUỐC GIA
ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 82/QĐ-UBĐMGDĐT
|
Hà
Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA ỦY BAN QUỐC GIA ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CHỦ TỊCH ỦY BAN QUỐC GIA
ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày
25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ
Quyết định số 34/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên
ngành;
Căn cứ Quyết định số 764/QĐ-TTg
ngày 26 tháng 5 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ủy ban quốc
gia Đổi mới giáo dục và đào tạo;
Xét đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế làm việc
của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký ban hành.
Điều 3. Các thành viên Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục
và đào tạo và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ
tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- UB Văn hóa, Giáo dục, Thanh
niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội;
- Các thành viên UBQG Đổi mới
giáo dục và đào tạo;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý
TTg, TGĐ Cổng TTĐT, TTK HĐGD, các Vụ, Cục;
- Lưu: VT, UBĐMGDĐT(3b). QT
|
CHỦ TỊCH
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
QUY CHẾ
LÀM VIỆC CỦA ỦY BAN QUỐC GIA ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 82/QĐ-UBĐMGDĐT ngày 16 tháng 12 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban quốc
gia Đổi mới giáo dục và đào tạo)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm
vi, đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về nguyên tắc,
nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc và quan hệ công tác của Ủy ban quốc gia Đổi
mới giáo dục và đào tạo.
2. Quy chế này áp dụng đối với các
thành viên Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo, Bộ phận giúp việc cho Ủy
ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo và cơ quan, tổ chức
là thành viên Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo.
Điều 2. Nguyên
tắc làm việc
Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào
tạo (sau đây gọi tắt là Ủy ban) làm việc theo các nguyên tắc sau đây:
1. Đề cao trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên Ủy ban.
2. Bảo đảm sự chủ động giải quyết nhiệm
vụ của các thành viên Ủy ban và các cơ quan thường trực
trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ.
3. Giải quyết công việc đúng phạm vi
thẩm quyền và trách nhiệm được phân công, không chồng chéo
chức năng nhiệm vụ giữa các cơ quan liên quan, đúng trình
tự, thủ tục theo các quy định của pháp luật, bảo đảm kịp thời, chất lượng và hiệu
quả.
4. Bảo đảm yêu cầu phối hợp công tác,
trao đổi thông tin trong giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
được giao.
Chương II
NHIỆM VỤ, QUYỀN
HẠN CỦA CÁC THÀNH VIÊN ỦY BAN VÀ CÁC TỔ CHỨC
Điều 3. Chủ tịch
Ủy ban
1. Chỉ đạo toàn diện về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban; quyết định chương trình, kế
hoạch công tác của Ủy ban.
2. Phân công nhiệm vụ đối với Phó Chủ
tịch, các Ủy viên thường trực và các Ủy viên Ủy ban; chỉ đạo sự phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa các thành viên
Ủy ban.
3. Quyết định triệu tập, chủ trì và kết
luận các cuộc họp của Ủy ban, các cuộc họp Thường trực Ủy ban.
4. Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
chỉ đạo, điều phối, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chiến lược, chương
trình, dự án quan trọng, kế hoạch, đề án quốc gia có tính chất liên ngành để tạo
chuyển biến căn bản, mạnh mẽ chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo và dạy
nghề.
Điều 4. Các Phó
Chủ tịch Ủy ban
1. Nhiệm vụ, quyền
hạn các Phó Chủ nhiệm Ủy ban:
a) Giúp chủ tịch Ủy ban chỉ đạo, tổ chức
thực hiện các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban quy định tại Điều 3
Quy chế này; thay mặt Chủ tịch Ủy ban, điều hành hoạt động và xử lý các công việc
thường xuyên của Ủy ban; Chỉ đạo việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa các Ủy
viên Ủy ban.
b) Giúp Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo xây dựng
thể chế, cơ chế, chính sách, pháp luật, chương trình, đề án, dự án; chỉ đạo thực
hiện các chương trình, chiến lược quốc gia liên quan đến giáo dục, đào tạo và dạy
nghề; chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban và tổ chức thực
hiện sau khi được phê duyệt.
c) Giúp Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo các Bộ,
ngành, địa phương, các Ban Chỉ đạo Đổi mới giáo dục và đào
tạo các địa phương trong việc triển khai các đề án lớn, các chương trình, kế hoạch,
quy hoạch, chiến lược khác liên quan đến giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
d) Giúp Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo, tổ
chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế liên quan đến giáo dục, đào tạo và
dạy nghề.
2. Phó Chủ tịch Ủy ban là Phó Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt danh sách Ủy viên Ủy ban và Tổng Thư
ký Ủy ban theo văn bản cử người của các Bộ, ngành liên quan; Quyết định thành lập
các tổ chức tư vấn về các vấn đề chuyên môn theo quy định.
Điều 5. Các Ủy
viên thường trực Ủy ban
1. Giúp Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo, đôn
đốc, điều phối các Bộ, ngành, địa phương xây dựng và triển khai thực hiện các chiến
lược, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án quốc gia về lĩnh vực phụ trách, bảo
đảm tính hiệu quả, lồng ghép và đồng bộ với các chiến lược,
chương trình khác.
2. Giúp Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo, tổ
chức việc nghiên cứu, đề xuất các cơ chế để thúc đẩy đổi mới, phát triển trong
lĩnh vực được giao phụ trách liên quan đến giáo dục, đào tạo, dạy nghề; đề xuất,
trình Ủy ban và Thủ tướng Chính phủ về danh mục các chương trình, kế hoạch, dự
án, đề án, các hoạt động về đổi mới giáo dục và đào tạo, dạy nghề, phát triển
nguồn nhân lực cho đất nước của các Bộ, ngành, địa phương thuộc phạm vi, lĩnh vực
phụ trách.
3. Chủ trì, phối hợp với lãnh đạo các
Bộ, ngành, địa phương trong hoạt động hợp tác quốc tế để vận động, huy động các
nguồn vốn ưu đãi của các nhà tài trợ cho các hoạt động đổi mới và phát triển
giáo dục, đào tạo và dạy nghề của Việt Nam và tổ chức thực hiện các dự án, đề
án hợp tác quốc tế về đổi mới giáo dục và đào tạo, dạy nghề, phát triển nguồn
nhân lực cho đất nước; phối hợp tổ chức đàm phán, gia nhập điều ước quốc tế, tổ
chức quốc tế về đổi mới giáo dục và đào tạo, dạy nghề, phát triển nguồn nhân lực
cho đất nước và triển khai thực hiện sau khi ký kết.
4. Quyết định thành lập và quy định
chức năng, nhiệm vụ của tổ giúp việc đặt tại cơ quan được giao phụ trách. Chỉ đạo
tổ giúp việc của cơ quan phối hợp với Bộ phận giúp việc cho Ủy ban xây dựng chương
trình, kế hoạch công tác của Ủy ban thuộc phạm vi, lĩnh vực phụ trách; tổ chức
thực hiện sau khi được phê duyệt; chuẩn bị các tài liệu phục vụ cuộc họp của Ủy
ban và thường trực Ủy ban.
5. Giúp Ủy ban kiểm tra, đôn đốc việc
thực hiện các chiến lược, chương trình, đề án, dự án quốc gia và các nhiệm vụ
khác có liên quan đến đổi mới giáo dục và đào tạo, dạy nghề, phát triển nguồn
nhân lực cho đất nước của các Bộ, ngành, địa phương thuộc phạm vi, lĩnh vực phụ
trách.
6. Thực hiện nhiệm vụ phát ngôn của Ủy
ban thuộc phạm vi, lĩnh vực phụ trách và cung cấp thông tin cho báo chí theo
quy định của pháp luật.
Điều 6. Các Ủy
viên Ủy ban
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy viên Ủy ban
a) Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy
ban về việc tham mưu các nhiệm vụ, giải pháp liên quan đến đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo theo yêu cầu Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng
11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế thuộc phạm vi của Bộ, ngành, lĩnh vực được giao phụ trách.
b) Thực hiện các nhiệm vụ của Ủy ban
trong lĩnh vực được giao; chỉ đạo lồng ghép các hoạt động về đổi mới giáo dục
và đào tạo, dạy nghề, phát triển nguồn nhân lực cho đất nước trong các chiến lược,
chương trình, đề án, dự án của Bộ, ngành được giao phụ trách.
c) Chủ động phối hợp với các Bộ,
ngành, địa phương để xử lý những vấn đề có liên quan đến đổi mới giáo dục và
đào tạo, dạy nghề, phát triển nguồn nhân lực cho đất nước; tham vấn các vấn đề
quan trọng khác có liên quan đến đổi mới giáo dục và đào tạo, dạy nghề, phát
triển nguồn nhân lực cho đất nước trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm
quốc phòng, an ninh.
d) Tham dự đầy đủ các phiên họp Ủy
ban; cùng tập thể Ủy ban xem xét, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động
của Ủy ban; chịu trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện các ý kiến kết luận
của Chủ tịch Ủy ban liên quan đến lĩnh vực Bộ, ngành và địa phương được giao phụ
trách. Trường hợp ủy viên Ủy ban vắng mặt phiên họp vì lý do chính đáng thì phải
báo cáo Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban, đồng thời cử
người đại diện thay mặt tham dự phiên họp.
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo
phân công của Chủ tịch Ủy ban.
2. Tổng Thư ký Ủy ban:
a) Điều phối, sắp xếp các hoạt động của
Ủy ban, của Chủ tịch Ủy ban và Phó Chủ tịch phù hợp với hoạt động chung của
Chính phủ.
b) Ký các thông báo, biên bản họp của
Ủy ban, Thường trực Ủy ban và các văn bản liên quan đến tổ chức, hoạt động của Ủy
ban theo chức năng và thẩm quyền được giao.
c) Tham mưu, đề xuất với Chủ tịch Ủy
ban về kế hoạch hoạt động dài hạn và hàng năm của Ủy ban; xây dựng chương
trình, kế hoạch công tác của Ủy ban trên cơ sở tổng hợp tham mưu, đề xuất của
các Ủy viên Thường trực Ủy ban, tổ chức thực hiện sau khi
được phê duyệt; tổng hợp, báo cáo kết quả hoạt động của Ủy ban.
d) Giúp Ủy ban đôn đốc việc thực hiện
các chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, các nhiệm vụ liên ngành
khác có liên quan đến lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề của các Bộ, ngành, địa
phương.
đ) Trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Bộ
phận giúp việc cho Ủy ban; là đầu mối phối hợp công tác với
các tổ chức tư vấn của Ủy ban.
e) Thực hiện nhiệm vụ phát ngôn của Ủy
ban và cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Bộ phận
giúp việc cho Ủy ban
1. Bộ phận giúp việc cho Ủy ban Quốc
gia Đổi mới giáo dục và đào tạo đặt tại Văn phòng Chính phủ; do Bộ trưởng, Chủ
nhiệm Văn phòng Chính phủ quyết định thành lập; gồm các công chức kiêm nhiệm của
Văn phòng Chính phủ và trường hợp cần thiết, cử công chức biệt phái của một số
Bộ, ngành liên quan.
2. Bộ phận giúp việc cho Ủy ban có chức
năng và nhiệm vụ sau:
a) Tổng hợp các báo cáo, tài liệu và
triển khai phục vụ các hoạt động của Ủy ban; chuẩn bị nội dung các phiên họp,
các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban.
b) Xây dựng chương trình, kế hoạch
công tác của Ủy ban; đôn đốc điều hành các hoạt động phối hợp thực hiện nhiệm vụ
của các Bộ, ngành, địa phương; tổng hợp, báo cáo các hoạt động chung của Ủy
ban; Giúp Chủ tịch Ủy ban đôn đốc việc thực hiện những quyết định, kết luận tại
các kỳ họp của Ủy ban và thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban giao.
c) Làm đầu mối phối hợp công tác với
các tổ giúp việc các Ủy viên thường trực Ủy ban và Ban Chỉ
đạo Đổi mới giáo dục và đào tạo các địa phương.
d) Phối hợp và hỗ trợ hoạt động của tổ
chức tư vấn của Ủy ban.
đ) Kiến nghị lãnh đạo Ủy ban yêu cầu
các Bộ, ngành và Ban Chỉ đạo Đổi mới giáo dục và đào tạo các địa phương cung cấp
các thông tin cần thiết phục vụ cho hoạt động của Ủy ban.
e) Lưu giữ hồ sơ tài liệu liên quan đến
hoạt động của Ủy ban.
3. Các Ủy viên
thường trực quyết định thành lập tổ giúp việc đặt tại cơ quan mình; gồm các
công chức kiêm nhiệm từ các đơn vị chuyên ngành của Bộ để làm đầu mối phối hợp
công tác với Bộ phận giúp việc cho Ủy ban; có trách nhiệm thực hiện những nhiệm
vụ do Ủy viên thường trực giao. Kinh phí hoạt động của tổ
giúp việc do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán ngân sách
hàng năm của cơ quan quyết định thành lập.
Điều 8. Các tổ chức
tư vấn của Ủy ban
1. Các tổ chức tư vấn của Ủy ban được
thành lập theo yêu cầu công việc cụ thể. Thành viên tổ chức tư vấn là đại diện một
số tổ chức và chuyên gia trong và ngoài nước, được mời làm việc theo nhiệm vụ
và có thời hạn.
2. Các tổ chức tư vấn chủ động đề xuất
hoặc góp ý về các nội dung chuyên môn theo yêu cầu của Ủy ban.
Chương III
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
VÀ QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều 9. Các cuộc
họp của Ủy ban
1. Ủy ban họp phiên toàn thể định kỳ
một năm một lần. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban quyết định triệu tập họp đột xuất. Thành phần tham dự cuộc họp đột xuất do Chủ tịch Ủy ban quyết
định.
2. Thường trực Ủy ban họp 6 tháng một
lần. Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm: Chủ tịch Ủy ban,
Phó Chủ tịch Ủy ban, các Ủy viên thường trực và Tổng Thư
ký Ủy ban.
Trường hợp cần thiết, Chủ tịch hoặc
Phó Chủ tịch Ủy ban quyết định triệu tập cuộc họp đột xuất của Thường trực Ủy
ban. Thành phần tham dự cuộc họp đột xuất của Thường trực Ủy ban bao gồm: Chủ tịch
Ủy ban, Phó Chủ tịch Ủy ban, các Ủy viên thường trực, Tổng
Thư ký Ủy ban và các Ủy viên Ủy ban, đại diện các cơ quan
liên quan được Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban triệu tập.
3. Chủ tịch Ủy ban quyết định triệu tập cuộc họp mở rộng có sự tham gia của người đứng đầu cơ quan chủ
trì thực hiện chiến lược, chương trình, đề án, dự án có liên quan đến giáo dục,
đào tạo và dạy nghề.
4. Bộ phận giúp việc cho Ủy ban chủ
trì, phối hợp với các Ủy viên Thường trực Ủy ban chuẩn bị chương
trình, nội dung và các điều kiện cần thiết cho các cuộc họp của Ủy ban, Thường
trực Ủy ban; gửi tài liệu đến các đại biểu tham dự ít nhất 05 ngày làm việc trước
cuộc họp.
Điều 10. Chế độ
làm việc và cơ chế phối hợp
1. Các thành viên Ủy ban làm việc
theo chế độ kiêm nhiệm.
2. Chủ tịch, Phó chủ tịch Ủy ban định
kỳ hoặc đột xuất làm việc với Ủy viên Ủy ban, Bộ phận giúp
việc cho Ủy ban để nghe báo cáo tình hình và chỉ đạo việc thực hiện chương trình,
kế hoạch công tác của Ủy ban.
3. Các Ủy viên
thường trực, Ủy viên Ủy ban có trách nhiệm chỉ đạo các cơ
quan, đơn vị thuộc lĩnh vực mình phụ trách để phối hợp Bộ phận giúp việc cho Ủy
ban thực hiện các nhiệm vụ có liên quan; báo cáo Chủ tịch Ủy ban về việc thực
hiện các nhiệm vụ được phân công.
Điều 11. Chế độ
thông tin báo cáo
1. Các thành viên Ủy ban báo cáo Chủ
tịch Ủy ban theo các hình thức: Báo cáo trực tiếp, báo cáo bằng văn bản, báo
cáo thông qua các phiên họp định kỳ và đột xuất của Ủy ban. Nội dung báo cáo gồm
những vấn đề sau đây:
a) Tình hình thực hiện những công việc
thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
b) Nội dung và kết quả các hội nghị,
cuộc họp khi được Chủ tịch Ủy ban ủy quyền tham dự hoặc chỉ đạo các hội nghị
đó.
c) Kết quả làm việc và những kiến nghị
của các Bộ, ngành, địa phương, đối tác hoặc khi tham gia làm việc với các đoàn
nước ngoài.
2. Các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan
chủ trì thực hiện các chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án có liên
quan đến giáo dục, đào tạo và dạy nghề; chịu trách nhiệm thực hiện chế độ báo
cáo (khuyến khích hình thức gửi báo cáo qua đường thư điện tử công vụ) định kỳ
6 tháng (trước ngày 15 tháng 7), hàng năm (trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp
theo) hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Ủy ban.
Nội dung báo cáo phải phân tích, đánh
giá, tổng kết việc quản lý và triển khai thực hiện chiến lược, chương trình, kế
hoạch, đề án, dự án; phân tích nguyên nhân khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến
thực hiện chiến lược; báo cáo phải trung thực, chính xác, phản ánh đầy đủ quá
trình thực hiện nhiệm vụ và kết quả đạt được.
3. Bộ phận giúp việc cho Ủy ban có trách nhiệm xây dựng báo cáo 6 tháng và báo cáo năm về hoạt động
của Ủy ban, gửi xin ý kiến các Ủy viên Ủy ban trước khi
trình Chủ tịch Ủy ban.
Điều 12. Kinh
phí hoạt động của Ủy ban
1. Kinh phí hoạt động của Ủy ban được
bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Văn phòng
Chính phủ để bảo đảm các hoạt động của Ủy ban, các tổ chức tư vấn và Bộ phận giúp việc cho Ủy ban. Văn phòng Chính phủ quản lý kinh phí hoạt
động của Ủy ban, các tổ chức tư vấn của Ủy ban và Bộ phận giúp Việc cho Ủy ban
theo quy định của Nhà nước.
2. Việc sử dụng kinh phí bảo đảm hoạt
động của Ủy ban thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn
bản hướng dẫn thi hành. Trường hợp có phát sinh các nội dung chi đặc thù chưa
có tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi, Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với
Bộ Tài chính để xem xét hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. Cuối năm tổng hợp quyết toán kinh
phí hoạt động của Ủy ban vào quyết toán ngân sách hàng năm của Văn phòng Chính
phủ theo quy định.
Điều 13. Quan hệ
công tác giữa Ủy ban với Ban Chỉ đạo Đổi mới giáo dục và đào tạo các địa phương
Ban Chỉ đạo Đổi mới giáo dục và đào tạo
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các trách nhiệm sau đây:
1. Quán triệt các nội dung chỉ đạo của
Ủy ban để đôn đốc, triển khai thực hiện các nội dung đổi mới giáo dục và đào tạo
tại địa phương; phối hợp với Bộ phận giúp việc cho Ủy ban đề xuất, kiến nghị các
cơ chế, chính sách và giải pháp thúc đẩy hoạt động đổi mới và phát triển giáo dục,
đào tạo và dạy nghề tại địa phương.
2. Giải quyết các công việc thuộc thẩm
quyền của mình có liên quan đến công tác đổi mới giáo dục
và đào tạo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy
định và yêu cầu của Ủy ban.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 14. Tổ chức
thực hiện
1. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban có
trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các Ủy viên thường trực Ủy
ban, các Ủy viên Ủy ban và Bộ phận giúp việc cho Ủy ban thực
hiện Quy chế này.
2. Trong quá trình thực hiện Quy chế
làm việc của Ủy ban, có những vấn đề phát sinh hoặc cần sửa đổi, bổ sung, do Chủ
tịch Ủy ban xem xét, quyết định./.