Thông báo 364/TB-VPCP năm 2016 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Tổng kết Dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La do Văn phòng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 364/TB-VPCP |
Ngày ban hành | 09/11/2016 |
Ngày có hiệu lực | 09/11/2016 |
Loại văn bản | Thông báo |
Cơ quan ban hành | Văn phòng Chính phủ |
Người ký | Mai Tiến Dũng |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
VĂN PHÒNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 364/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2016 |
Ngày 01 tháng 10 năm 2016, tại tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Hội nghị “Tổng kết Dự án di dân, tái định cư thủy điện Sơn La”. Tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng; đại diện Lãnh đạo: Hội đồng Dân tộc và Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Văn phòng Chính phủ; các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Nội vụ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương; đại diện lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Ngân hàng phát triển Việt Nam, Tổng công ty Sông Đà; các đồng chí lãnh đạo và nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và đại diện lãnh đạo các Sở, ban ngành, Ban quản lý Dự án di dân tái định cư các tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu; đại diện lãnh đạo các xã, doanh nghiệp và người dân tiêu biểu các khu điểm tái định cư có thành tích xuất sắc trong thực hiện Dự án của các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu.
Sau khi nghe báo cáo của Ban Chỉ đạo Dự án và phát biểu tham luận của một số Bộ, ngành và địa phương, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kết luận như sau:
1. Thủy điện Sơn La là dự án quan trọng Quốc gia, có quy mô lớn, góp phần bảo đảm nguồn cung cấp điện lâu dài và ổn định, giữ vững an ninh năng lượng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Dự án di dân, tái định cư là hợp phần quan trọng trong Dự án thủy điện Sơn La thực hiện di dân khỏi vùng ngập lòng hồ đến nơi ở mới, đã hoàn thành trước thời hạn 03 năm.
Sau 15 năm thực hiện, Dự án đã di dân, tái định cư cho trên 20 nghìn hộ đồng bào các dân tộc vùng cao. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nơi ở mới đã tốt hơn, với nhiều mô hình sản xuất hiệu quả; kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, bản sắc văn hóa cộng đồng các dân tộc được bảo tồn và phát huy, khối đại đoàn kết được củng cố.
Công tác quản lý đầu tư dự án cơ bản thực hiện tốt, đảm bảo đúng quy định; đã hạn chế về tình trạng tham nhũng, lãng phí, thất thoát vốn dự án.
Đạt được kết quả nêu trên là do có sự chỉ đạo thường xuyên, cụ thể của các Bộ, ngành trung ương, Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án Thủy điện Sơn La; thể hiện sự nỗ lực, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và nhân dân 03 tỉnh: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Đặc biệt là được sự ủng hộ của già làng, trưởng bản, người có uy tín và đồng bào các dân tộc.
Thủ tướng Chính phủ biểu dương các Bộ, ngành Trung ương và các cấp ủy Đảng, chính quyền, đồng bào các dân tộc tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu đã phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết, chủ động, sáng tạo trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoàn thành tốt các mục tiêu của Dự án.
2. Bên cạnh những thành tích chủ yếu nêu trên, quá trình thực hiện Dự án vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục, đó là:
- Đời sống của người dân tái định cư tại một số điểm vẫn chưa ổn định, khó phát triển bền vững, dễ xảy ra tái nghèo.
- Thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào vùng di dân, tái định cư còn nhiều khó khăn, tỷ lệ đạt thấp.
- Đầu tư lớn nhưng số xã đạt các tiêu chí xã nông thôn mới còn rất ít, trong đó hệ thống kết cấu hạ tầng tại các xã có điểm tái định cư chưa được đầu tư đồng bộ. Công tác quản lý, duy tu, bảo dưỡng công trình sau khi bàn giao đưa vào sử dụng còn hạn chế, dẫn đến nhiều công trình cơ sở hạ tầng bị hư hỏng, xuống cấp nhanh, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của người dân.
- Việc sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung một số cơ chế, chính sách thực hiện Dự án thủy điện Sơn La chưa kịp thời. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở; quyền sở hữu nhà, tài sản khác gắn liền với đất ở cho các hộ tái định cư và việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sản xuất còn chậm.
- Tiến độ triển khai thực hiện một số dự án thành phần chậm so với yêu cầu, đến nay còn 06 dự án chưa hoàn thành. Chính sách bồi thường còn một số hạn chế, chưa tạo được việc làm, thu nhập ổn định cho nhân dân. Phương thức xây dựng nhà ở để cấp cho các hộ tái định cư còn bất cập; chưa phù hợp với tập quán truyền thống của người dân, lãng phí thất thoát còn xảy ra, một số công trình xuống cấp nhanh.
- Công tác khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ dân tái định cư sản xuất nông nghiệp chưa được triển khai sâu rộng; công tác đào tạo nghề và chuyển đổi nghề nghiệp còn chậm. Sản xuất của người dân tái định cư quy mô còn nhỏ, phân tán, điều kiện sản xuất hạn chế, phát triển thiếu bền vững.
II. NHIỆM VỤ CÔNG TÁC NĂM 2016
- Các địa phương và Ban Chỉ đạo Nhà nước Dự án thủy điện Sơn La phải nghiêm túc nhìn nhận và quyết tâm khắc phục những tồn tại, hạn chế; đánh giá về cuộc sống của đồng bào tái định cư phải thật sự khoa học, khách quan, đề ra các chương trình, kế hoạch cụ thể để chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt trong thời gian tới. Tiếp tục quan tâm hơn nữa đối với vùng Dự án di dân, tái định cư về hạ tầng xã hội, nhất là đào tạo lao động, giải quyết việc làm, tư vấn, hỗ trợ đồng bào sản xuất, kinh doanh; giữ gìn bản sắc văn hóa, phong tục truyền thống tốt đẹp, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Điều tra, tổng hợp các số liệu về đời sống của người dân tái định cư, như việc làm, thu nhập, nhu cầu về giáo dục, y tế; cần tiếp tục lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng, những phản ảnh, kiến nghị của đồng bào để tổng hợp gửi cơ quan chức năng xem xét, giải quyết.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng các thôn, bản, xã nông thôn mới; chú ý xây dựng và phát triển hợp tác xã kiểu mới để thực hiện công tác khuyến nông, khuyến công và du lịch cộng đồng, liên kết các ngành nghề, giúp đỡ nhân dân tổ chức lại sản xuất để xây dựng nông thôn mới.
- Cần đổi mới phương thức hỗ trợ nhằm huy động các nguồn lực ổn định đời sống của nhân dân một cách bền vững. Khuyến khích sự tham gia rộng rãi của cộng đồng ngay từ chủ trương đầu tư, giám sát, thực hiện, đánh giá hiệu quả đối với các công trình, phục vụ cộng đồng, với truyền thống và phong tục, tập quán của nhân dân.
- Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng tái định cư vững mạnh, hiệu quả, củng cố đoàn kết dân tộc.
- Các địa phương tập trung ưu tiên thực hiện chủ trương giảm nghèo bền vững; rà soát lại số hộ nghèo theo tiêu chí mới, để có giải pháp phù hợp, chống tái nghèo.
a) Các Bộ, ngành Trung ương:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn