Thông báo 302/TB-VPCP về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp Ban chỉ đạo nhà nước quy hoạch điện VI do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu 302/TB-VPCP
Ngày ban hành 25/09/2009
Ngày có hiệu lực 25/09/2009
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Văn Trọng Lý
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 302/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 25 tháng 09 năm 2009

 

THÔNG BÁO

Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG HOÀNG TRUNG HẢI TẠI CUỘC HỌP BAN CHỈ ĐẠO NHÀ NƯỚC QUY HOẠCH ĐIỆN VI
(Phiên họp thứ sáu)

Ngày 15 tháng 9 năm 2009, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước Quy hoạch điện VI đã chủ trì phiên họp thứ sáu để kiểm điểm tình hình thực hiện các dự án điện theo Quy hoạch điện VI.

Tham gia cuộc họp có các thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước; đại diện Ủy ban Khoa học – Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu khí Việt Nam, Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam; các Tổng công ty: Lắp máy Việt Nam, Sông Đà.

Sau khi nghe Bộ Công Thương báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện các dự án điện theo Quy hoạch điện VI; các Tập đoàn và các Tổng công ty báo cáo bổ sung; ý kiến của các thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước Quy hoạch điện VI và các đại biểu tham dự họp; Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải kết luận như sau:

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Nhất trí với báo cáo của Bộ Công Thương, của các Tập đoàn và các Tổng công ty về tiến độ thực hiện các dự án nguồn và lưới điện. Trong thời gian qua các chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn đã có nhiều nỗ lực trong việc chuẩn bị các dự án; đã khởi công được các dự án nguồn điện; Mạo Khê, Vũng Áng I, Nhơn Trạch II. Quy hoạch các Trung tâm điện lực đã được Bộ Công Thương chủ động lập và phê duyệt.

Tuy nhiên, một số dự án có thời gian thực hiện hợp đồng EPC dài hơn so với thông lệ. Trong quá trình thực hiện cần tính đến yếu tố cạnh tranh, hợp lý và hiệu quả; vì vậy các đơn vị cần thực hiện tốt tất cả các khâu, từ lập và Báo cáo đầu tư, Dự án đầu tư đến thiết kế, chế tạo, … để đảm bảo tính cạnh tranh.

Tốc độ tăng nhu cầu điện có tương quan chặt với phát triển kinh tế; sáu tháng đầu năm GDP tăng 3,9%, điện tăng gần 8%; đến hết tháng 8 tốc độ tăng nhu cầu điện bình quân của 8 tháng đầu năm đã đạt trên 10%. Dự kiến, từ năm 2010 kinh tế sẽ phục hồi và phát triển, nhu cầu điện sẽ tăng nhanh. Nếu không có các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ các nguồn điện, có thể xảy ra thiếu điện.

II. NHIỆM VỤ CỦA CÁC BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC ĐƠN VỊ LIÊN QUAN

1. Bộ Công Thương:

- Thúc đẩy thẩm định, phê duyệt các Trung tâm điện lực còn lại để công bố triển khai, có địa điểm chuẩn bị cho việc lập Quy hoạch điện VII; đối với Trung tâm điện lực Hải Hà, nếu không đảm bảo các điều kiện kỹ thuật, không hiệu quả thì không thực hiện.

- Đôn đốc các chủ đầu tư đã được giao phát triển các dự án điện đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Yêu cầu chủ đầu tư phải thường kỳ báo cáo tiến độ từng dự án.

Dự kiến các dự án đưa vào vận hành và khởi công các năm 2009 và 2010 trong Phụ lục kèm theo.

- Khẩn trương hoàn thành việc hiệu chỉnh lại Chiến lược và Quy hoạch phát triển nguồn năng lượng mới, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Phối hợp với các địa phương, rà soát lại các dự án thủy điện nhỏ; chủ đầu tư nào không có khả năng thực hiện thì kiên quyết thu hồi.

- Khẩn trương hoàn thành, trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật năng lượng nguyên tử về Nhà máy Điện hạt nhân.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự thảo Tờ trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận.

- Phối hợp với các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Xây dựng lập dự án chi tiết chế tạo tổ máy nhiệt điện đốt than công suất 600 MW.

- Tổ chức lập Quy hoạch phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn VII, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong năm 2010.

- Làm việc với các địa phương xây dựng cơ chế bán điện cho các huyện đảo, theo nguyên tắc đảm bảo thu hồi được các chi phí. Nếu có khó khăn, nghiên cứu đề xuất cơ chế hỗ trợ từ ngân sách địa phương.

- Chủ trì, chỉ đạo Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam và Tập đoàn Tân Tạo khẩn trương thực hiện Dự án cảng than Nam Du theo hướng chủ đầu tư cảng than, với sự hỗ trợ của Chính phủ, nhập khẩu than để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện khu vực miền Nam.

- Về dự án thủy điện Bảo Lâm: xem xét Quy hoạch bậc thang sông Gâm, trên cơ sở các dự án thủy điện dự kiến phát triển phải đảm bảo hiệu quả về kinh tế và không làm ảnh hưởng lớn đến môi trường.

- Báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện đàm phán giá mua bán điện từ các dự án thủy điện của Lào theo kết luận của Thủ tướng Chính phủ.

- Chỉ đạo việc phân bổ vốn của các công trình dùng chung trong các Trung tâm điện lực, các công trình đường dây tải điện. Phần vốn của các công trình này được hạch toán vào giá điện của chủ đầu tư, không cần thiết phải phân bổ nếu vốn đầu tư không quá lớn.

- Thẩm tra, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư Dự án cấp điện cho các buôn thôn chưa có điện của 5 tỉnh Tây Nguyên theo đề nghị của EVN.

- Chỉ đạo EVN thực hiện các giải pháp để đảm bảo cấp điện cho thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đề xuất các dự án điện cấp bách, cơ chế thực hiện, trên cơ sở đó triển khai lập quy hoạch phát triển lưới điện. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ để triển khai thực hiện theo cơ chế, chính sách quy định tại Quyết định 1195/QĐ-TTg ngày 9 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ đối với các dự án lưới điện nếu chậm sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp điện cho các thành phố.

- Chỉ đạo TKV cân đối lại nguồn than cấp cho điện, trên nguyên tắc ưu tiên cho các dự án có tiến độ chắc chắn, các nhà máy gần mỏ sử dụng than chất lượng thấp, các nhà máy phải vận chuyển xa dùng than có chất lượng tốt hơn.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ