Thông báo 296/TB-CTVN-HTQT năm 2019 công bố Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) do Cơ quan quản lý CITES Việt Nam ban hành

Số hiệu 296/TB-CTVN-HTQT
Ngày ban hành 27/11/2019
Ngày có hiệu lực 27/11/2019
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Cơ quan quản lý CITES Việt Nam
Người ký Hà Thị Tuyết Nga
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CƠ QUAN QUẢN LÝ CITES
VIỆT NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 296/TB-CTVN-HTQT

Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2019

 

THÔNG BÁO

VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ THUỘC PHỤ LỤC CÔNG ƯỚC VỀ BUÔN BÁN QUỐC TẾ CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP (CITES)

Căn cứ Thông báo số 2019/055 ngày 16/10/2019 của Ban Thư ký CITES về việc Phụ lục CITES có hiệu lực áp dụng đối với các quốc gia thành viên từ ngày 26/11/2019; căn cứ điểm d, khoản 3, Điều 33, Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 của Chính phủ về qun lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp,

Tiếp theo Thông báo số 258/TB-CTVN-HTQT ngày 17/10/2019 của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam về việc Hội nghị các quốc gia thành viên CITES sửa đổi, bổ sung Phụ lục CITES đối với một số loài, nhóm loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, Cơ quan qun lý CITES Việt Nam công bố danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp quy định tại các Phụ lục CITES (kèm theo) để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan biết, chủ động trong thực thi nhiệm vụ và trao đổi với các đối tác nước ngoài, đảm bảo tuân thủ nghiêm quy định của CITES và pháp luật trong nước. Danh mục này có hiệu lực áp dụng từ ngày 26/11/2019.

Bản gốc của Phụ lục CITES được công bố trên website của Ban thư ký CITES tại đường link: https://cites.org/sites/default/files/notif/E-Notif-2019-055_0.pdf./.

 


Nơi nhận:
- Bộ trưng (để b/c);
- Thứ trưởng thường trực Hà Công Tuấn (để b/c);
- Lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp (đ
b/c);
- Tổng cục Thủy sn;
- Tng cục Hải quan;
- Cục Ki
m lâm;
- Chi cục KL các tnh/TP;
- Chi cục TS các tỉnh/TP;
- Hiệp hội gỗ và lâm sản; Hiệp hội bò sát và
lưỡng cư; Hiệp hội vườn thú VN;
- Các tổ chức, c
á nhân liên quan;
- Lưu
: VT, CTVN (200).

GIÁM ĐỐC




Hà Thị Tuyết Nga

 

CÔNG ƯỚC

VỀ BUÔN BÁN QUỐC TẾ CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP
(Bản dịch kèm theo Thông báo s 296TB-CTVN-HTQT ngày 27 tháng 11 năm 2019 của Cơ quan quản lý CITES Việt Nam)

PHỤ LỤC I, II VÀ III

Có hiệu lực áp dụng từ ngày 26 tháng 11 năm 2019

GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

Trong Danh mục này các từ ngữ, ký hiệu dưới đây được hiểu như sau:

1. Loài trong các Phụ lục bao gồm:

a) Loài có tên xác định; hoặc

b) Toàn bộ các loài của một đơn vị phân loại sinh học cao hơn hoặc chỉ một phần xác định của đơn vị phân loại đó.

2. Từ viết tắt “spp.” được dùng để chỉ tất cả các loài của một đơn vị phân loại sinh học cao hơn.

3. Các chỉ dẫn tham khảo khác đối với đơn vị phân loại sinh học cao hơn loài chỉ nhằm mục đích bổ sung thông tin hoặc phân lp. Các tên gọi phổ thông sau tên khoa học của một họ chỉ mang tính chất tham khảo. Các giải thích này nhằm xác định các loài trong một họ có liên quan được quy định trong các Phụ lục của CITES. Trong hầu hết các trường hp, không phải tất cả các loài trong cùng một họ đều được quy định trong các Phụ lục của CITES.

4. Những từ viết tắt sau đây được sử dụng đối với bậc phân loại thực vật dưới loài:

a) “ssp.” được dùng để chỉ phân loài/loài phụ; và

b) “var(s).” được dùng để chỉ đơn vị phân loại dưới loài: thứ

5. Không có loài nào trong số các loài hay các đơn vị phân loại sinh học cao hơn của thực vật thuộc Phụ lục I được chú giải cho thấy các loài lai của chúng sẽ bị đối xử theo Điều III của Công ước, điều này có nghĩa rằng cây lai nhân giống nhân tạo từ một hoặc nhiều loài hoặc loài phụ có thể được buôn bán khi có chứng nhận nhân giống nhân tạo., và rng hạt giống, phấn hoa, hoa cắt, cây con hoặc các mô cấy trong bình (in vitro), trong môi trường rắn hoặc lỏng, được vận chuyển trong vật đựng vô trùng của các loài lai này thì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước.

6. Tên quốc gia được ghi trong ngoặc đơn sau tên của loài thuộc Phụ lục III là tên các quốc gia thành viên CITES đề xuất đưa loài đó vào Phụ lục này.

7. Khi một loài được đưa vào Phụ lục thì toàn bộ mẫu vật của loài, sống hay chết cũng thuộc Phụ lục đó. Ngoài ra, đối với các loài động vật được đưa vào Phụ lục III và các loài thực vật được đưa vào Phụ lục II hoặc III, thì tất cả các bộ phận và dẫn xuất của chúng cũng được đưa vào phụ lục đó trừ khi có chú giải chỉ ra rng chỉ có một bộ phận hay dẫn xuất cụ thể nào đó của loài được đưa vào phụ lục. Dấu (#) đi kèm bởi một con số đặt phía trên tên một loài hoặc một đơn vị phân loại sinh học cao hơn thuộc Phụ lục II hoặc III nhằm dẫn chiếu tới một chú giải chỉ ra rằng các bộ phận hoặc dẫn xuất của loài động vật hay thc vật đó được xem là ‘mẫu vật’ thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước theo Điều I, khoản b, điểm (ii) hoặc (iii).

8. Các thuật ngữ và biểu đạt dưới đây được sử dụng trong các chú giải của các Phụ lục được hiểu là:

Chiết xuất:

Bất kỳ cơ chất nào có được trực tiếp từ nguyên liệu thực vật thông qua các tác động vật lý hoặc hóa học của bất kỳ một quá trình sản xuất nào. Một chiết xuất có thể ở dạng rn (ví dụ như tinh thể, nhựa, hạt mịn hoặc thô), bán lỏng (ví dụ như thể dẻo, sáp) hoặc chất lỏng (ví dụ như dung dịch, chất hòa tan, dầu, và tinh dầu).

[...]