Thông báo 290/TB-VPCP năm 2013 kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Long An do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu 290/TB-VPCP
Ngày ban hành 07/08/2013
Ngày có hiệu lực 07/08/2013
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Nguyễn Hữu Vũ
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 290/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 07 tháng 08 năm 2013

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG VŨ VĂN NINH TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI LÃNH ĐẠO TỈNH LONG AN

Ngày 27 tháng 7 năm 2013, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 đã đi kiểm tra tình hình thực hiện Nghị quyết và làm việc với lãnh đạo tỉnh Long An. Cùng đi, có đại diện lãnh đạo các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe lãnh đạo UBND tỉnh Long An báo cáo tình hình triển khai và kết quả bước đầu thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, kết quả kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2013 và một số kiến nghị của Tỉnh, phát biểu bổ sung của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và ý kiến lãnh đạo các Bộ, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã kết luận như sau:

1. Đánh giá chung:

Biểu dương và đánh giá cao những cố gắng và thành tựu 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 và kết quả phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2013 của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Long An. Trong những năm qua, Tỉnh đã bám sát các Nghị quyết của Trung ương Đảng, của Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo quyết liệt, năng động, sáng tạo và đã đạt được kết quả tích cực trên nhiều lĩnh vực: Kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) giai đoạn 2008 - 2013 ước đạt 11,3% (6 tháng đầu năm 2013 đạt 9,7%); trong đó, nông nghiệp tăng 4,3%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng 17,7%/năm, thương mại, dịch vụ tăng 11,6%/năm. Cơ cấu kinh tế năm 2013 chuyển dịch theo hướng tích cực: nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 32%; công nghiệp, xây dựng 38%; dịch vụ 30%. Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm là 1.289 triệu USD, đạt 44,4% kế hoạch, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2012.

Năm 2013, phấn đấu thu ngân sách vượt kế hoạch đề ra; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 25,8 triệu đồng/năm (tăng hơn 2 lần so với 2008). Tỷ lệ hộ nghèo từ 10,5% năm 2009, giảm còn khoảng 3,95% năm 2013.

Tỉnh đã quan tâm chỉ đạo, có nhiều sáng kiến, bài học kinh nghiệm trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình xây dựng nông thôn mới. Đến nay, có trên 80% số xã đã phê duyệt quy hoạch; phấn đấu đến 2015, có 36 xã đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Cùng vi sự hỗ trợ ca Trung ương, Tỉnh đã chủ động huy động được nhiều nguồn lực để xây dựng hạ tầng nông thôn; bình quân toàn tỉnh đạt 10,7 tiêu chí nông thôn mới (cả nước đạt 6,41 tiêu chí).

Các lĩnh vực văn hóa xã hội, giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân tiếp tục được quan tâm và đạt được nhiu kết quả. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

2. Nhiệm vụ trong thời gian tới:

Về cơ bản, thống nhất với mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Tỉnh đã đề ra. Trong thời gian tới, để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát trin kinh tế - xã hội năm 2013, đề nghị Tỉnh quan tâm một số đim sau:

a) Tiếp tục bám sát các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Nghị quyết của Tỉnh ủy để nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cụ thể, phù hợp với điu kiện của Tỉnh nhằm thực hiện tốt nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013; trong đó, tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điu kiện thuận lợi phát triển sản xut, kinh doanh gn với htrợ thị trường, giải quyết nợ xấu; có biện pháp quyết liệt để hoàn thành kế hoạch thu ngân sách năm 2013.

b) Phát huy tốt hơn nữa lợi thế về vị trí là một tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long. Do đó, Tỉnh cần tập trung huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm; quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, nhất là hệ thống giao thông kết nối các đầu mối giao thông trọng điểm, khu, cụm công nghiệp, khu đô thị mới.

c) Về thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 và Chương trình xây dựng nông thôn mới:

- Ban Chỉ đạo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 của Tỉnh tiếp thu ý kiến của các đại biểu và Ban Chỉ đạo trung ương tại văn bản số 165-CV/BCĐ ngày 24 tháng 7 năm 2013 để bổ sung, hoàn chỉnh báo cáo sơ kết của Tỉnh, bảo đảm tiến độ và chất lượng theo quy định, gửi Ban chỉ đạo Trung ương (qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

- Việc đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn là chủ trương quan trọng, mang tính chiến lược, lâu dài của Đảng và Nhà nước. Xây dựng nông thôn mới là giải pháp cụ thể nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 7; cần tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và vận động người dân chủ động tham gia; tăng cường chỉ đạo điểm kết hợp chỉ đạo trên diện rộng, lấy điểm để nhân diện; có bước đi và cách làm thích hợp, không nóng vội, cần kiên trì, thực hiện thường xuyên, liên tục. Trong quá trình đánh giá tình hình và kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, cần đặt trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội có nhiều biến động; khẳng định vai trò quan trọng của nông nghiệp, nông thôn trong ổn định chính trị, xã hội.

- Tiếp tục chỉ đạo đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; có chính sách khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển nông nghiệp. Tập trung rà soát và thực hiện tt quy hoạch nông thôn mới, chú trọng quy hoạch sản xuất, xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; tổng kết và nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả, nhất là mô hình liên kết “4 nhà”, hợp tác xã nông nghiệp; chú trọng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tập trung huy động nguồn lực và lồng ghép các chương trình mục tiêu khác trên địa bàn để triển khai thực hiện. Phấn đấu đến 2015 có trên 36 xã đạt tiêu chí nông thôn mới.

d) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường công tác quản lý trật tự, kỷ cương đô thị, trật tự an toàn giao thông; giải quyết kịp thời và có hiệu quả các vấn đề xã hội. Chú trọng hơn nữa phát triển giáo dục, y tế, đào tạo nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao; thực hiện tốt các chính sách an ninh xã hội; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.

3. Một số kiến nghị của Tỉnh:

a) Về việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn:

- Về chính sách bình ổn giá: Giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương hoàn thành và công bố quy hoạch phát triển sản xuất và hệ thống phân phối các sản phẩm chủ yếu: xăng dầu, phân bón, lương thực... Các địa phương chủ động phối hợp với các Bộ, ngành chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của Nhà nước vquản lý giá, kê khai giá và niêm yết giá, không đcác doanh nghiệp, cá nhân tăng giá, phí tùy tiện, trái pháp luật.

- Về chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch: Tỉnh thực hiện theo Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ. Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg cho phù hp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Về việc hỗ trợ hộ trồng lúa theo Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ: Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan tiếp thu kiến nghị của Tỉnh (vviệc không hỗ trợ trực tiếp cho hộ trồng lúa mà hỗ trợ cho xã để đầu tư xây dựng các công trình phục vụ sản xuất và xây dựng các mô hình sản xut hiệu quả), nghiên cứu, đề xuất xử lý chung, báo cáo Thtướng Chính phủ.

- Về chính sách hỗ trợ, ưu đãi tín dụng đối với hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại: Giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét xử lý trong quá trình nghiên cứu sửa đi Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ vtín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn.

- Về việc ban hành quy trình xét, công nhận xã nông thôn mới: Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 267/TB-VPCP ngày 24 tháng 7 năm 2013.

b) Về việc tiếp tục đầu tư các công trình kiên cố hóa trường lớp học: Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính rà soát nhu cầu bổ sung vốn đầu tư theo tình hình đầu tư thực tế của các công trình kiên cố hóa trường lớp học tại Vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có tỉnh Long An, báo cáo Thủ tướng Chính phủ đưa vào Đề án kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013 - 2015 và lộ trình đến 2020, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.

c) Về đầu tư Khu Trung tâm hành chính của huyện mới Mộc Hóa: Đồng ý về nguyên tắc xem xét hỗ trợ có mục tiêu cho Tỉnh từ năm 2014; giao các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính xem xét, xử lý theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 5708/VPCP-KTTH ngày 15 tháng 7 năm 2013.

d) Về việc khoanh nợ vay chương trình cụm, tuyến dân cư vượt lũ: Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và các tỉnh Vùng đồng bằng sông Cu Long (trong đó có Long An) và các cơ quan liên quan xác định rõ nguyên nhân, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết.

đ) Về hỗ trợ chương trình quản lý, bảo vệ biên giới đất liền: Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Quốc phòng tổng hợp chung trong kế hoạch vốn năm 2014, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

[...]