Thông báo số 287/TB-BGDĐT về kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển tại hội thảo về đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại Cần Thơ trong các ngày 16 - 17 tháng 4 năm 2009 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 287/TB-BGDĐT
Ngày ban hành 05/05/2009
Ngày có hiệu lực 05/05/2009
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Trần Quang Quý
Lĩnh vực Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 287/TB-BGDĐT

Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2009

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA THỨ TRƯỞNG NGUYỄN VINH HIỂN TẠI HỘI THẢO VỀ ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỔ CHỨC TẠI CẦN THƠ TRONG CÁC NGÀY 16 - 17 THÁNG 4 NĂM 2009

Thực hiện Chỉ thị số 47/2008/CT ngày 13/8/2008 của Bộ trưởng về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2008 – 2009, trong các ngày 16 – 17/4/2009, tại TP. Cần Thơ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội thảo với chủ đề “Đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học đối với các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí”.

Hội thảo do Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển chủ trì.

Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo Sở GDĐT, lãnh đạo Phòng Giáo dục Trung học, Hiệu trưởng và giáo viên một số trường THCS, THPT của 43 tỉnh, thành phố trong cả nước. Theo sự phân công của lãnh đạo Bộ GDĐT, Vụ Giáo dục Trung học phối hợp với Dự án Phát triển giáo dục THPT và một số cơ quan thuộc Bộ chuẩn bị nội dung Hội thảo.

Hội thảo nhằm mục đích:

- Đánh giá tình hình và trao đổi kinh nghiệm về công tác chỉ đạo, thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí cấp THCS và cấp THPT;

- Xác định trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học các môn học nói trên trong thời gian tới cho phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương, trường học;

- Định hướng cho giáo viên thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học các môn học nói trên;

- Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về giải pháp thực hiện.

Tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đã kết luận như sau:

1. Về thực trạng kiểm tra đánh giá (KTĐG)

a) Trong quản lý chỉ đạo đã chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá đối với tạo động cơ, thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, thể hiện:

- Về thi, kiểm tra, đánh giá của các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý hiện vẫn còn nặng về yêu cầu học sinh học thuộc lòng, nhớ máy móc; ít yêu cầu ở các mức độ cao hơn như hiểu, vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng và giáo dục tình cảm, thái độ.

- Chưa vận dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra, chưa coi trọng đánh giá, giúp đỡ học sinh học tập thông qua kiểm tra mà chỉ tập trung chú ý việc cho điểm bài kiểm tra. Một số giáo viên, nhà trường lạm dụng hình thức trắc nghiệm.

- Tình trạng trên đang là một trong những rào cản chính đối với việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học của học sinh; làm thui chột hứng thú và động cơ học tập đúng đắn.

b) Đã có những giáo viên, nhà trường tích cực và thu được kết quả tốt trong đổi mới kiểm tra, đánh giá đồng bộ với cố gắng đổi mới phương pháp dạy học nhưng chưa có nhiều và chưa được các cấp quản lý giáo dục quan tâm khuyến khích, nhân rộng điển hình.

2. Về định hướng và yêu cầu của việc đổi mới kiểm tra đánh giá

- Đổi mới KTĐG phải gắn với việc thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và gắn với phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Coi trọng việc phân tích kết quả kiểm tra, qua đó giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy học, hướng dẫn giúp đỡ học sinh phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu trong  học tập, hướng dẫn giúp đỡ học sinh phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu trong học tập; các cấp quản lý cũng điều chỉnh các hoạt động dạy và học, kiểm tra đánh giá một cách kịp thời.

- Thực hiện đúng quy định của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh. Đảm bảo tính khách quan, chính xác, công bằng.

- Phải đảm bảo sự cân đối các yêu cầu kiểm tra về kiến thức (nhớ, hiểu, vận dụng), rèn luyện kỹ năng và yêu cầu về thái độ đối với học sinh và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá kết quả học tập, rèn luyện năng lực tự học và tư duy độc lập.

- Quán triệt đặc trưng của nhóm môn học để tăng hiệu quả dạy học các môn KHXH-NV. Khắc phục tình trạng thiên về kiểm tra ghi nhớ kiến thức; tăng cường ra đề “mở” nhằm kiểm tra mức độ thông hiểu và vận dụng tổng hợp tri thức để giải quyết vấn đề; rèn luyện các kỹ năng và học sinh được tự do biểu đạt chính kiến khi trình bày, hiểu biết và tôn trọng các giá trị lịch sử, văn hóa của quê hương đất nước.

+ Đối với môn Ngữ văn: Coi trọng KTĐG kỹ năng diễn đạt, trình bày một chủ đề bằng lời nói, chữ viết và bồi dưỡng tình cảm hứng thú học tập, thái độ trân trọng tiếng mẹ đẻ, yêu di sản văn hóa của nhân loại và truyền thống văn hóa dân tộc, biết coi đó là vốn văn hóa tối cần thiết đối với mỗi con người.

+ Đối với môn Lịch sử: Coi trọng KTĐG kỹ năng diễn đạt các sự kiện bằng lời nói, chữ viết; đọc và khai thác sơ đồ, lược đồ, sa bàn, hiện vật; sử dụng máy tính, máy chiếu và các thiết bị nghe nhìn; giáo dục quan điểm duy vật lịch sử thông qua rèn luyện kỹ năng phân tích, bình luận, đánh giá các sự kiện lịch sử, sự kiện thời sự, rút ra bài học và quy luật lịch sử; bồi dưỡng tình cảm hứng thú học tập, thái độ trân trọng và phát huy truyền thống lịch sử của dân tộc, của mỗi địa phương.

+ Đối với môn Địa lý: Coi trọng KTĐG kỹ năng diễn đạt các sự vật, hiện tượng địa lý bằng lời nói, chữ viết, sơ đồ; đọc và phân tích bản đồ, lược đồ; sử dụng sa bàn, máy chiếu và bồi dưỡng tình cảm hứng thú học tập, thái độ đối với các vấn đề toàn cầu bảo vệ môi trường sống, nhu cầu tìm hiểu bổ sung vốn hiểu biết về đất nước, chủ quyền lãnh thổ của nước ra, các điều kiện về kinh tế, xã hội, tài nguyên của quê hương, đất nước.

- Vận dụng linh hoạt các hình thức và xác định rõ yêu cầu về KTĐG phù hợp với thời lượng và tính chất đề kiểm tra:

+ Kiểm tra, đánh giá thường xuyên: Bao gồm kiểm tra miệng (cho điểm hoặc đánh giá bằng nhận xét) có thể tiến hành vào đầu giờ hoặc trong quá trình dạy học; kiểm tra viết 15 phút, kiểm tra 1 tiết, cần vận dụng linh hoạt giữa câu hỏi trắc nghiệm và tự luận. Khi kiểm tra miệng, cần chú ý rèn luyện kỹ năng nói, kỹ năng diễn đạt trước tập thể.

+ Trong kiểm tra, đánh giá học kỳ cần chú trọng đánh giá kỹ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa kiến thức, rèn luyện khả năng vận dụng các kiến thức vào giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn, đặc biệt chú ý kỹ năng viết, kỹ năng trình bày một vấn đề.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ