Thông báo 157/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp đánh giá tình hình, kết quả công tác Quý I năm 2015 và nhiệm vụ trong thời gian tới của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu 157/TB-VPCP
Ngày ban hành 27/04/2015
Ngày có hiệu lực 27/04/2015
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Kiều Đình Thụ
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 157/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 27 tháng 04 năm 2015

 

THÔNG BÁO

Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI CUỘC HỌP ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ CÔNG TÁC QUÝ I NĂM 2015 VÀ NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA BAN CHỈ ĐẠO 389 QUỐC GIA

Ngày 23 tháng 4 năm 2015, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo quc gia chng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) chủ trì cuộc họp đánh giá tình hình, kết quả công tác quý I năm 2015 và nhiệm vụ trong thời gian tới của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia. Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Kiều Đình Thụ, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tun, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Việt Thanh, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ, đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan.

Sau khi nghe Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo báo cáo, ý kiến của các Bộ, ngành dự họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia có ý kiến kết luận như sau:

Quý I năm 2015, các Bộ, ngành và địa phương đã tích cực triển khai công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và đạt được kết quả tích cực, xử lý gần 50 nghìn vụ vi phạm, nộp ngân sách gần 3 nghìn tỷ đồng, khởi t351 vụ với 427 đối tượng liên quan.

Tuy nhiên, công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả vẫn chưa tạo được chuyển biến căn bản, tình trạng buôn lậu xăng dầu, thuốc lá, hàng tiêu dùng, vận chuyn trái phép hàng cấm (ma túy, ngà voi, pháo nổ...), sản xuất, kinh doanh hàng giả (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật....) chưa có biện pháp ngăn chặn, xử lý hiệu quả; gian lận về giá, chủng loại, xut xứ hàng hóa còn xảy ra nhiu; bt cập, sơ hở trong chính sách tạm nhập tái xuất, gửi kho ngoại quan chậm được khc phục, đổi mới...

Để đấu tranh có hiệu quả, tạo chuyển biến căn bản trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, yêu cầu:

1. Các Bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp:

- Triển khai, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, nhất là việc sửa đổi, bổ sung, trình sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật; việc xử lý các vụ việc trọng điểm được dư luận quan tâm.

- Có biện pháp quản lý đội ngũ cán bộ, công chức hiệu quả, bên cạnh việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phải coi trọng việc rèn luyện về phẩm chất, đạo đức lối sống, thiết lập nghiêm kỷ cương, kỷ luật hành chính. Thực hiện việc luân chuyển cán bộ, công chức theo đúng quy định, đặc biệt là tại các vị trí “nhạy cảm”, dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng.

- Phối hợp tốt với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức xã hội, đoàn thể, các cơ quan báo chí để đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đến mọi tầng lớp nhân dân; lên án các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả; nêu gương người tốt, việc tốt. Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả.

2. Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

3. Bộ Công an đề xuất bổ sung Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh tham gia Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ tăng cường quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, đề xuất giải pháp ngăn chặn hiệu quả nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

5. Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia xây dựng các hình thức thông tin thích hợp để quán triệt đến người dân; có chuyên mục Chống buôn lậu gian lận thương mại và hàng giả, với thời gian, thời lượng phù hợp, phát sóng định kỳ trên VTV1, đảm bảo tạo chuyển biến tích cực trong công tác tuyên truyền.

6. Các lực lượng chức năng: Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Công an, Hải quan, Thuế, Quản lý thị trường, Thanh tra chuyên ngành chủ động tăng cường công tác phối hợp, trao đổi nghiệp vụ, chia sẻ thông tin để nắm chắc địa bàn, đối tượng, nhất là địa bàn trọng điểm, đối tượng chủ mưu, triệt phá tận gốc các đường dây buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, kinh doanh hàng lậu, hàng cấm, hàng giả; phát hiện những cán bộ, công chức có dấu hiệu bảo kê, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, thiếu tinh thần trách nhiệm trong công tác để có biện pháp xử lý nghiêm, kịp thời.

7. Cơ quan Điều tra các cấp đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý những vụ án buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả lớn, được dư luận quan tâm (vụ buôn lậu đường ở An Giang, xăng dầu ở Kiên Giang, thuốc lá ở Thành phố Hồ Chí Minh...), tuyên truyền kết quả trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm răn đe, phòng ngừa chung.

8. Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia:

- Lập các Tổ công tác để kiểm tra đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đối với các Bộ, ngành, địa phương liên quan.

- Sớm xây dựng quy chế hoạt động của Đoàn công tác liên ngành để kiểm tra, chỉ đạo kiểm tra, xử lý các vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả nghiêm trọng, phức tạp. Trước mắt, đề xuất thành lập một số đoàn kiểm tra liên ngành trong tháng 5 năm 2015.

- Phối hợp với Văn phòng Chính phủ khẩn trương hoàn thiện, trình Trưởng Ban phương án xây dựng trang tin điện tử của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có kết nối với các Bộ, ngành, địa phương phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; công bố đường dây nóng, hộp thư của Ban Chỉ đạo để tiếp nhận thông tin người dân phản ánh, tố giác các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.

9. Các Bộ, ngành, địa phương và cơ quan liên quan tổ chức triển khai ngay các giải pháp, nhiệm vụ nêu trên, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để kiểm tra, theo dõi, đôn đốc.

Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan biết, thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- TTg CP, các PTTg (để b/c);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phtrực thuộc TW;
- Ban Nội chính Trung ương;
- UB TW MT TQ Việt Nam;
- Các Thành viên BCĐ 389 quốc gia;
- Các cơ quan, đơn vị: Bộ Tư lệnh Bộ đội BP, BTư lệnh CSB, Tng cục Cảnh sát, Tng cục An ninh; Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thuế, Cục QLTT;
-
Văn phòng TT BCĐ 389 quc gia;
- VPCP: BTCN, các PCN, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: NC, KTTH, KTN, KGVX, TH, HC;
- Lưu: VT, V.I (3). ĐVD.

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Kiều Đình Thụ

 

9
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ