Thông báo số 109/TB-VPCP về ý kiến kết luận của Phó thủ tướng Phạm Gia Kiêm tại Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống mại dâm giai đoạn 1994-2000 và triển khai Chương hình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2001 - 2005 do Văn phòng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 109/TB-VPCP |
Ngày ban hành | 27/08/2001 |
Ngày có hiệu lực | 27/08/2001 |
Loại văn bản | Thông báo |
Cơ quan ban hành | Văn phòng Chính phủ |
Người ký | Trần Quốc Toản |
Lĩnh vực | Giáo dục,Văn hóa - Xã hội |
VĂN PHÒNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 109/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 27 tháng 08 năm 2001 |
Trong 2 ngày 5-6 tháng 7 năm 2001 , tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, Chủ tịch Uỷ ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm đã chủ trì Hội nghị tổng kết công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 1994-2000 và triển khai Chương trình hành động phòng, chống tệ nạn mại dâm giai đoạn 2001-2005. Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Thị Bình, Phó Chủ tịch nước, các đồng chí đại diện lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an., Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đại diện Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Ban Nội chính Trung ương, Ban Khoa giáo Trung ương, Tổng Cục Du lịch, cùng dại diện 38 tỉnh trọng điểm, 61 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và đại diện một số xã, phường và đơn vị đã làm tốt công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm.
Sau khi nghe các báo cáo của dại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Văn hoá - Thông tin và ý kiến tham luận của các đại biểu tham dự Hội nghị, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã có ý kiến kết luận như sau:
Tuy nhiên, tình hình tệ nạn mại dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em vì mục đích mại dâm vẫn diễn biến phức tạp và đang có nhũng dấu hiệu gia tăng nghiêm trọng Công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm vẫn còn những tồn tạt và bất cập cần phải xem xét, rút kinh nghiệm, cụ thể là:
- Tuyên truyền, giáo dục chưa đủ mạnh, chưa đi vào chiều sâu, đặc biệt là chưa tiếp cận đến các nhóm có nguy cơ cao; Chưa tạo được phong trào quần chúng sâu rộng phòng chống tệ nạn mại dâm; chưa phát huy hết vai trò của cán bộ, đảng viên, đoàn viên và gia đình ở cộng đồng.
- Một bộ phận lãnh đạo, cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa nhất quán, triệt để về công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm, chưa thấy hết tác hại nghiêm trọng của tệ nạn này, có nơi, có chỗ còn đổ lỗi cho cơ chế thị trường, đói nghèo và thiếu việc làm... nên buông lỏng quản lý, thụ động và thiếu sáng tạo.
- Về quản lý các hoạt động văn hoá, các hoạt động dịch vụ dễ phát minh tệ nạn xã hội, quản lý nhân khẩu tạm trú, tạm vắng bị sao lãng; việc kiểm tra tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh của các loại nhà nghỉ, khách sạn, vũ trường, karaoke còn nhiều bất cập; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành chưa chặt chẽ, thường xuyên; chính quyền cơ sở ở nhiều nơi còn chỉ đạo thiếu kiên quyết; sự phân công, phân cấp chưa rõ ràng, gây nên tình trạng ỷ lại hoặc đùn đẩy trách nhiệm giữa các cấp, các ngành.
- Việc đầu tư cơ sở vật chất cho công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm và các cơ sở chữa bệnh chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn; đội ngũ cán bộ còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng.
- Bộ Lao động - thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, củng cố tổ chức phòng, chống tệ nạn mại dâm cho phù hợp với yêu cầu hiện nay; nâng cấp và xây dựng các trung tâm chữa bệnh theo mô hình chữa bệnh, giáo đục cải tạo hành vi, dạy nghề và giúp đỡ tái hoà nhập cộng đồng.
- Chủ trì phốt hợp với Ban Tổ chức - cán bộ Chính phủ, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu về chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống mại dâm; chính sách hỗ trợ gái mại dâm hoàn lương mà không có nơi nương tựa, đặc biệt những đối tượng bị nhiễm HIV/AIDS.
- Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành đoàn thể liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động phòng, chống mại dâm; chủ trì phối hợp với Bộ Tư pháp, Công an, Y tế và các cơ quan liên quan soạn thảo trình Thủ tướng chính phủ ban hành Chỉ thị về công tác phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm. Đồng thời rà soát lại Nghị định 20/CP và các văn bản dưới luật khác để kiến nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình hiện nay.
- Bộ Văn hoá - Thông tin chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, chấn chỉnh các cơ sở dịch vụ văn hoá và hoạt động văn hoá; kết hợp chặt chẽ giữa quản lý ngành với quản lý địa bàn, lập lại trật tự và lành mạnh hoá các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá; tăng cường quản lý các hoạt động của các cơ sở kinh doanh và các loại hình dịch vụ có khả năng hoạt động mại dâm trá hình.
- Bộ Công an tăng cường chỉ đạo tấn công mạnh mẽ triệt phá các ổ nhóm hoạt động mại dâm, các tổ chức môi giới, chứa chấp, bảo kê hoạt động mại dâm; phối hợp với các ngành chức năng xử lý nghiêm đối với người mua dâm, nếu là cán bộ, công chức và đảng viên vi phạm thì kiên quyết xử lý theo Chỉ thị CT33/CT-TW ngày 01 tháng 3 năm 1994 của Ban Bí Thư về lãnh đạo phòng, chống các tệ nạn xã hội và Pháp lệnh cán bộ, công chức.
- Các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường biện pháp để lên án mạnh mẽ tệ nạn mua bán dâm.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố biết để thực hiện./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM VPCP |