Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Thông báo 04/2021/TB-LPQT hiệu lực của Hiệp định về cùng bảo vệ và trao đổi tin mật giữa Việt Nam - Tây Ban Nha

Số hiệu 04/2021/TB-LPQT
Ngày ban hành 27/03/2019
Ngày có hiệu lực 21/01/2021
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,Chính phủ Vương quốc Tây Ban Nha
Người ký Bùi Văn Nam,Félix Sanz Roldán
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ NGOẠI GIAO
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/2021/TB-LPQT

Hà Nội, ngày 04 tháng 02 năm 2021

 

THÔNG BÁO

VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC

Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:

Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Tây Ban Nha về cùng bảo vệ và trao đổi tin mật, ký tại Madrid ngày 27 tháng 3 năm 2019, có hiệu lực từ ngày 21 tháng 01 năm 2021.

Bộ Ngoại giao trân trọng gửi văn bản Hiệp định theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP
VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Ngự

 

HIỆP ĐỊNH

GIỮA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ VƯƠNG QUỐC TÂY BAN NHA VỀ CÙNG TRAO ĐỔI TIN MẬT

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Tây Ban Nha (sau đây gọi là “các Bên”),

Đã nhất trí mrộng hợp tác chính trị, quân sự và kinh tế và tổ chức đi thoại vcác vấn đề liên quan đến chính tr và an ninh,

Nhận thức vnhững thay đổi về tình hình chính trị thế giới và nhn thấy vai trò quan trọng ca hợp tác song phương vì hòa bình, ổn định, an ninh quốc gia và an ninh quốc tế,

Nhận thấy rằng hợp tác tt có thể đặt ra yêu cầu trao đổi tin mật giữa các Bên,

Mong muốn tạo ra các quy tắc về việc cùng bảo vệ tin mật được áp dụng cho bất kỳ thỏa thuận hợp tác và các hợp đng mật nào trong tương lai sẽ được thực hiện gia các Bên có chứa đựng hoặc liên quan đến tin mật,

Đã thỏa thuận như sau:

ĐIỀU 1

Định nghĩa

Trong Hiệp định này, các khái niệm sau đây được hiu như sau:

1. “Tin mật là thông tin thuộc bất kỳ hình thức, loại hoặc phương pháp truyền tin nào đã được to ra hoặc đang trong quá trình tạo ra mà đã được xác định độ mt, vì lợi ích của an ninh quốc gia và phù hợp với pháp luật của quốc gia đòi hỏi được bo vệ chống sự tiếp cận hoặc phá hủy trái phép.

2. “Tiếp cận tin mật trái phép là việc các cá nhân hay pháp nhân tiếp cận tin mật mà không được cơ quan có thẩm quyn cho phép theo quy định ca pháp luật quốc gia của các Bên và quy định tại Hiệp định này.

3. “Độ mật là cấp độ xác định cho tin mật để chỉ rõ mức độ mt, mức độ thiệt hại có thể xảy ra trong trường hợp bị mất hoặc tiết lộ và mức độ bo vệ được áp dụng bi các Bên.

4. “Dấu mật” là dấu được đóng trên tin mật cho thấy cấp độ mật.

5. “Giấy phép an ninh là một sự xác định tích cực bắt nguồn từ quy trình xác minh đảm bảo sự trung thành và đáng tin cậy của một cá nhân hoặc pháp nhân cũng như các khía cnh an ninh khác phù hợp với luật pháp quốc gia. Sự xác định ấy cho phép cá nhân hoặc pháp nhân tiếp cận và cho phép họ xử lý tin mật ở một mức độ nào đó.

6. “Bên chuyển giao” là Bên gửi tin mật.

7. “Bên nhn” là Bên tin mt được chuyển đến.

8. Người sdụng” là một cá nhân hoặc pháp nhân tham gia vào các hoạt động hợp tác liên quan hoặc tham gia vào việc thực hiện các hợp đng mật mà Hiệp định này sđược áp dụng.

9. “Cơ quan có thm quyền” là nhà chc trách, phù hợp với pháp luật của quốc gia của các Bên có trách nhiệm cao nhất trong việc bảo vệ tin mật, tiến hành kiểm soát tổng thể trong lĩnh vực này cũng như giám sát việc thực hiện Hiệp định, triển khai Hiệp định này. Các nhà chức trách đó được nêu tại Điều 4 Hiệp định này.

[...]