Thỏa thuận về tránh đánh thuế hai lần và chống trốn thuế thu nhập giữa Văn phòng kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc và Văn phòng kinh tế và văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 06/04/1998
Ngày có hiệu lực 06/05/1998
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,Chính phủ Đài Loan
Người ký Hu Cha-Chi,Đặng Đình Lưu
Lĩnh vực Thương mại,Thuế - Phí - Lệ Phí

THỎA THUẬN

GIỮA VĂN PHÒNG KINH TẾ VÀ VĂN HÓA ĐÀI BẮC TẠI HÀ NỘI VÀ VĂN PHÒNG KINH TẾ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM TẠI ĐÀI BẮC VỀ TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN VÀ CHỐNG TRỐN THUẾ THU NHẬP

Văn phòng kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc và Văn phòng kinh tế và văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội,

Với mong muốn ký kết một Hiệp Định về tránh đánh thuế hai lần và chống trốn thuế thu nhập nhằm tăng cường hữu nghị, hợp tác và đầu tư,

Đã đạt được thỏa thuận như sau:

Điều 1 – Đối tượng áp dụng

Hiệp Định này áp dụng đối với đối tượng cư trú của cả hai nước ký kết.

Điều 2 – Các loại thuế áp dụng

1. Hiệp định này áp dụng đối với các loại thuế thu nhập do các nước ký kết ban hành dưới mọi hình thức.

2. Các loại thuế áp dụng hiệp định này gồm:

(a) Tại quốc gia do Văn phòng kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đại diện:

(i) thuế thu nhập cá nhân;

(ii) thuế lợi tức;

(iii) thuế chuyển lợi tức;

(iv) thuế nhà thầu nước ngoài; và

(v) thuế nhà thầu dầu khí phụ;

(a) Tại quốc gia do Văn phòng kinh tế và văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội đại diện:

(i) thuế thu nhập doanh nghiệp

(ii) thuế thu nhập cá nhân.

3. Hiệp Định này áp dụng đối với các loại thuế tương tự được ban hành bổ sung hoặc thay thế sau ngày ký của Hiệp Định này.

4. Hiệp định nhà có thể được sửa đổi theo thỏa thuận song phương qua trao đổi thư từ khi pháp luật về thuế của một nước có thay đổi, miễn là không ảnh hưởng đến các nguyên tắc cơ bản của Hiệp Định.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Trong Hiệp định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

(a) “nước ký kết” và "nước ký kết còn lại” là quốc gia do Văn phòng kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đại diện, và quốc gia do Văn phòng kinh tế và văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội;

(b) “đối tượng” là một cá nhân, một công ty, hoặc một tổ chức;

(c) công ty là bất kỳ tập đoàn hoặc chủ thể có vai trò như một tập đoàn khi thu thuế;

(d) “doanh nghiệp của một nước ký kết” và “doanh nghiệp của nước ký kết còn lại” lần lượt là một doanh nghiệp do một đối tượng cư trú của nước ký kết điều hành, và một doanh nghiệp do một đối tượng cư trú của nước ký kết còn lại điều hành;

(e) “công dân” là:

(i) một cá nhân mang quốc tịch của nước ký kết;

(ii) một pháp nhân hoặc hiệp hội có tư cách công dân theo pháp luật của nước ký kết;

[...]