Thể lệ số về 09-TC-TT về việc chi tiết thi hành điều lệ tạm thời về thống nhất quản lý kinh doanh rượu do Bộ Tài Chính ban hành

Số hiệu 09-TC-TT
Ngày ban hành 06/06/1956
Ngày có hiệu lực 12/06/1956
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Bộ Tài chính
Người ký Trịnh Văn Bính
Lĩnh vực Thương mại

BỘ TÀI CHÍNH
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 09-TC-TT

Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 1956 

 

THỂ LỆ CHI TIẾT THI HÀNH ĐIỀU LỆ TẠM THỜI

VỀ THỐNG NHẤT QUẢN LÝ KINH DOANH RƯỢU

Điều 1. Dựa theo điều 13 của điều lệ tạm thời về thống nhất quản lý kinh doanh rượu, thể lệ này quy định những chi tiết thi hành tại các khu vực nói trong điều 7 của điều lệ nói trên, trong đó việc sản xuất rượu hoàn toàn do Cơ quan Thống nhất Quản lý rượu phụ trách.

Chương 1:

KÊ KHAI, VÀO SỔ VÀ QUẢN LÝ

Điều 2. Các nhà sản xuất (nhà máy, xưởng, các nhà sản xuất nhỏ) buôn bán, xuất nhập khẩu rượu các loại, bất kỳ là quốc doanh hay tư nhân đều phải xin phép Cơ quan Thống nhất Quản lý Kinh doanh rượu (dưới đây gọi tắt là Cơ quan Quản lý) trước 10 ngày rồi mới được kinh doanh.

Đơn xin phải viết thành ba bản, nếu là tư nhân phải có chính quyền địa phương chứng nhận; đơn của ngoại kiều phải có giấy chứng minh quốc tịch kèm theo.

Những người kinh doanh từ trước ngày ban hành thể lệ này cũng phải xin phép; đơn xin phải có bản sao giấy phép của cơ quan Công thương (ở những nơi đã thi hành thể lệ đăng ký công thương) và của Thuế vụ kèm theo.

Các nhà sản xuất, buôn bán, xuất nhập khẩu rượu, nếu được phép kinh doanh sẽ được Cơ quan Quản lý cấp giấy phép kinh doanh.

Giấy phép kinh doanh của người nào, người ấy dùng không được sang tên hoặc cho mượn.

Giấy phép chỉ có giá trị trong một thời hạn dài nhất là sáu tháng; mười lăm ngày trước khi hết hạn muốn tiếp tục kinh doanh thì phải xin lại.

A. SẢN XUẤT

Điều 3. Đơn xin phép sản xuất phải có những giấy tờ sau đây kèm theo:

- Bản kê khai các loại dụng cụ.

- Chương trình, kế hoạch sản xuất hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng (số lượng sản xuất, ngày sản xuất).

- Số nguyên liệu dùng hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng?

- Sản xuất các loại rượu gì, rượu bao nhiêu độ? Đóng chai, đòng thùng cỡ bao nhiêu?

- Bán ở đâu?

- Men tự làm lấy hay mua ở đâu?

- Năng suất từ gạo ra rượu bao nhiêu? (10 kg gạo được bao nhiêu lít rượu, bao nhiêu độ?)

Nếu là xưởng phải có:

a. Bản đồ của xưởng chỉ rõ kho nguyên liệu, kho hàng chế tạo dở, kho hàng chế tạo xong, kho dụng cụ, kho ủ rượu, buồng pha chế;

b. Tờ kê khai quá trình sản xuất của xưởng có ghi độ hao khi chế tạo và những nguyên liệu dùng để pha chế…;

c. Tờ kê khai các bộ phận tổ chức của xưởng (như ban quản trị, bộ phận tiếp liệu, bán rượu…).

Đối với nhà máy lớn sẽ có quy định riêng.

Điều 4. Mức sản xuất hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng phải được Cơ quan Quản lý xét duyệt; người sản xuất phải đảm bảo sản xuất đủ mức đã duyệt.

Mức sản xuất tối thiểu của các nhà sản xuất nhỏ không được dưới 200 lít một tháng; mức tối thiểu của xưởng không được dưới 2.000 lít một tháng.

Điều 5. Người sản xuất phải tuần kỳ báo cáo số lượng rượu đã sản xuất được, số lượng bã rượu, nước rít, nguyên liệu hư hỏng,… và giá thành sản xuất.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ