Quyết định 309/2008/QĐ-UBND về phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản để làm vật liệu xây dựng thông thường thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh giai đoạn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Số hiệu | 309/2008/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 05/10/2008 |
Ngày có hiệu lực | 15/10/2008 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Ninh Thuận |
Người ký | *** |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 309/2008/QĐ-UBND |
Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 05 tháng 10 năm 2008 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Khoáng sản năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị quyết số 12/2008/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt quy hoạch, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản để làm vật liệu xây dựng thông thường thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh giai đoạn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
Căn cứ văn bản số 125/HĐND-TH ngày 12 tháng 9 năm 2008 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thống nhất đính chính số liệu diện tích khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản trong Nghị quyết số 12/2008/NQ-HĐND;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 1556/TTr-SXD ngày 28 tháng 10 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
- Phục vụ cho việc quản lý Nhà nước về khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận; định hướng kế hoạch phát triển công tác thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản giai đoạn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
- Đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn nguyên liệu khoáng sản thiên nhiên phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với chiến lược an ninh, quốc phòng, bảo vệ và tôn tạo những công trình văn hoá, giữ gìn cảnh quan du lịch và bảo vệ môi trường bền vững;
- Đề xuất mô hình quản lý tài nguyên khoáng sản của tỉnh đảm bảo tính hợp lý và bảo vệ tài nguyên môi trường;
- Lựa chọn các mỏ có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là các mỏ vật liệu xây dựng để đưa vào thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng kịp thời cho nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng trong tỉnh và tiêu thụ các thị trường xung quanh.
- Tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá tiềm năng khoáng sản của tỉnh; tình trạng sử dụng và nhu cầu nguyên liệu khoáng sản trước đây và hiện nay; đánh giá hiện trạng khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản để làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh;
- Xây dựng, đề xuất các biện pháp quản lý nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
- Khoanh định vùng cấm hoặc tạm thời cấm khai thác vùng khai thác truyền thống quy mô nhỏ (tận thu), vùng khai thác công nghiệp trên cơ sở phân kỳ quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản theo thời gian.
1. Phân vùng lãnh thổ quy hoạch phát triển công nghiệp khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường.
Phân vùng lãnh thổ Ninh Thuận thành 3 tiểu vùng là:
Vùng I: Bắc Ninh Thuận: vùng này gồm lãnh thổ của 2 huyện Thuận Bắc và Ninh Hải, diện tích vùng 573,12 km2. Định hướng phát triển công nghiệp khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường vùng này là khai thác - chế biến đá xây dựng, khai thác sét và sản xuất gạch ngói nung. Sản phẩm vật liệu xây dựng thông thường của vùng phục vụ cho yêu cầu xây dựng của huyện Thuận Bắc, Ninh Hải, một phần cho thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và vùng giáp ranh (phía Nam Cam Ranh) của tỉnh Khánh Hoà.
Vùng II: Nam Ninh Thuận: vùng này gồm lãnh thổ thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, huyện Ninh Phước, diện tích vùng 986,17 km2. Định hướng phát triển công nghiệp khoáng sản vùng này là khai thác - chế biến đá xây dựng, khai thác sét và sản xuất gạch ngói nung và cát xây dựng. Sản phẩm vật liệu xây dựng thông thường của vùng phục vụ cho yêu cầu xây dựng của huyện Ninh Phước, một phần cho thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và vùng giáp ranh (phía Bắc Tuy Phong) của tỉnh Bình Thuận.
Vùng III: Tây Ninh Thuận: vùng này gồm lãnh thổ các huyện miền núi Ninh Sơn và Bác Ái, diện tích vùng 1.798,63 km2. Định hướng phát triển công nghiệp khoáng sản vùng này là khai thác - chế biến gạch ngói, cát xây dựng, đá xây dựng. Sản phẩm vật liệu xây dựng thông thường của vùng phục vụ cho yêu cầu xây dựng của huyện Bác Ái, Ninh Sơn, một phần cho thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 309/2008/QĐ-UBND |
Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 05 tháng 10 năm 2008 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Khoáng sản năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị quyết số 12/2008/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc phê duyệt quy hoạch, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản để làm vật liệu xây dựng thông thường thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh giai đoạn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
Căn cứ văn bản số 125/HĐND-TH ngày 12 tháng 9 năm 2008 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thống nhất đính chính số liệu diện tích khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản trong Nghị quyết số 12/2008/NQ-HĐND;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 1556/TTr-SXD ngày 28 tháng 10 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
- Phục vụ cho việc quản lý Nhà nước về khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận; định hướng kế hoạch phát triển công tác thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản giai đoạn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận;
- Đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn nguyên liệu khoáng sản thiên nhiên phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với chiến lược an ninh, quốc phòng, bảo vệ và tôn tạo những công trình văn hoá, giữ gìn cảnh quan du lịch và bảo vệ môi trường bền vững;
- Đề xuất mô hình quản lý tài nguyên khoáng sản của tỉnh đảm bảo tính hợp lý và bảo vệ tài nguyên môi trường;
- Lựa chọn các mỏ có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là các mỏ vật liệu xây dựng để đưa vào thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng kịp thời cho nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng trong tỉnh và tiêu thụ các thị trường xung quanh.
- Tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá tiềm năng khoáng sản của tỉnh; tình trạng sử dụng và nhu cầu nguyên liệu khoáng sản trước đây và hiện nay; đánh giá hiện trạng khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản để làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh;
- Xây dựng, đề xuất các biện pháp quản lý nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
- Khoanh định vùng cấm hoặc tạm thời cấm khai thác vùng khai thác truyền thống quy mô nhỏ (tận thu), vùng khai thác công nghiệp trên cơ sở phân kỳ quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản theo thời gian.
1. Phân vùng lãnh thổ quy hoạch phát triển công nghiệp khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường.
Phân vùng lãnh thổ Ninh Thuận thành 3 tiểu vùng là:
Vùng I: Bắc Ninh Thuận: vùng này gồm lãnh thổ của 2 huyện Thuận Bắc và Ninh Hải, diện tích vùng 573,12 km2. Định hướng phát triển công nghiệp khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường vùng này là khai thác - chế biến đá xây dựng, khai thác sét và sản xuất gạch ngói nung. Sản phẩm vật liệu xây dựng thông thường của vùng phục vụ cho yêu cầu xây dựng của huyện Thuận Bắc, Ninh Hải, một phần cho thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và vùng giáp ranh (phía Nam Cam Ranh) của tỉnh Khánh Hoà.
Vùng II: Nam Ninh Thuận: vùng này gồm lãnh thổ thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, huyện Ninh Phước, diện tích vùng 986,17 km2. Định hướng phát triển công nghiệp khoáng sản vùng này là khai thác - chế biến đá xây dựng, khai thác sét và sản xuất gạch ngói nung và cát xây dựng. Sản phẩm vật liệu xây dựng thông thường của vùng phục vụ cho yêu cầu xây dựng của huyện Ninh Phước, một phần cho thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và vùng giáp ranh (phía Bắc Tuy Phong) của tỉnh Bình Thuận.
Vùng III: Tây Ninh Thuận: vùng này gồm lãnh thổ các huyện miền núi Ninh Sơn và Bác Ái, diện tích vùng 1.798,63 km2. Định hướng phát triển công nghiệp khoáng sản vùng này là khai thác - chế biến gạch ngói, cát xây dựng, đá xây dựng. Sản phẩm vật liệu xây dựng thông thường của vùng phục vụ cho yêu cầu xây dựng của huyện Bác Ái, Ninh Sơn, một phần cho thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.
2. Tiềm năng khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường tỉnh Ninh Thuận.
a) Đá xây dựng: tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo 2.828,685 triệu m3; trên diện tích phân bố là 44,3 triệu m2, phân bố theo từng huyện như sau:
- Huyện Thuận Bắc 1.059 triệu m3; diện tích 8,9 triệu m2.
- Huyện Ninh Hải 189,2 triệu m3; diện tích 1,9 triệu m2.
- Huyện Bác Ái 338,6 triệu m3; diện tích 5,6 triệu m2.
- Huyện Ninh Sơn 908,6 triệu m3; diện tích 16,6 triệu m2.
- Huyện Ninh Phước 333,2 triệu m3; diện tích 11,3 triệu m2;
b) Sét gạch ngói: tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo 25 triệu m3; trên diện tích phân bố là 14,3 triệu m2, phân bố theo từng huyện như sau:
- Huyện Thuận Bắc 3,1 triệu m3; diện tích 1,8 triệu m2.
- Huyện Bác Ái 3,2 triệu m3; diện tích 2,2 triệu m2.
- Huyện Ninh Sơn 3 triệu m3; diện tích 1,9 triệu m2.
- Huyện Ninh Phước 15,7 triệu m3; diện tích 8,4 triệu m2;
c) Cát xây dựng: tổng trữ lượng 5,57 triệu m3; trên diện tích phân bố là 5,86 triệu m2, phân bố theo từng huyện như sau:
- Huyện Thuận Bắc 0,07 triệu m3; diện tích 0,06 triệu m2.
- Huyện Ninh Hải 0,6 triệu m3; diện tích 0,5 triệu m2.
- Huyện Bác Ái 0,1 triệu m3; diện tích 0,2 triệu m2.
- Huyện Ninh Sơn 2,6 triệu m3; diện tích 3,3 triệu m2.
- Huyện Ninh Phước 0,2 triệu m3; diện tích 0,2 triệu m2.
- Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm 2,0 triệu m3; diện tích 1,6 triệu m2;
d) Đá chẻ xây dựng: tổng trữ lượng 28,7 triệu m3; trên diện tích phân bố là 9,2 triệu m2, phân bố theo từng huyện như sau:
- Huyện Thuận Bắc 11,2 triệu m3; diện tích 3,3 triệu m2.
- Huyện Ninh Hải 4,3 triệu m3; diện tích 1,5 triệu m2.
- Huyện Ninh Sơn 3,4 triệu m3; diện tích 1,2 triệu m2.
- Huyện Ninh Phước 9,8 triệu m3; diện tích 3,2 triệu m2;
đ) Vật liệu san lấp: tổng trữ lượng 275,2 triệu m3; trên diện tích phân bố là 38,6 triệu m2, phân bố theo từng huyện như sau:
- Huyện Thuận Bắc 23,5 triệu m3; diện tích 5,8 triệu m2.
- Huyện Ninh Hải 19,8 triệu m3; diện tích 3,3 triệu m2.
- Huyện Bác Ái 24,2 triệu m3; diện tích 4,8 triệu m2.
- Huyện Ninh Sơn 28,5 triệu m3; diện tích 4,3 triệu m2.
- Huyện Ninh Phước 179,2 triệu m3; diện tích 20,4 triệu m2.
3. Khoanh định khu vực cấm và tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
a) Đá xây dựng: tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo 1.047,6 triệu m3; trên diện tích phân bố là 22,1 triệu m2, phân bố theo từng huyện như sau:
- Huyện Thuận Bắc 480,2 triệu m3; diện tích 5,5 triệu m2.
- Huyện Ninh Sơn 408 triệu m3; diện tích 10,4 triệu m2.
- Huyện Ninh Phước 159,4 triệu m3; diện tích 6,2 triệu m2;
b) Sét gạch ngói: tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo 4 triệu m3; trên diện tích phân bố là 1,98 triệu m2, phân bố theo từng huyện như sau:
- Huyện Thuận Bắc 1,6 triệu m3; diện tích 0,7 triệu m2.
- Huyện Ninh Sơn 0,7 triệu m3; diện tích 0,4 triệu m2.
- Huyện Ninh Phước 1,6 triệu m3; diện tích 0,8 triệu m2.
- Huyện Bác Ái 0,1 triệu m3; diện tích 0,08 triệu m2;
c) Cát xây dựng: tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo 0,05 triệu m3; trên diện tích phân bố là 0,04 triệu m2, phân bố theo từng huyện như sau:
- Huyện Ninh Hải 0,04 triệu m3; diện tích 0,03 triệu m2.
- Huyện Bác Ái 0,01 triệu m3; diện tích 0,01 triệu m2;
d) Vật liệu san lấp: tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo 62 triệu m3; trên diện tích phân bố là 9,79 triệu m2, phân bố theo từng huyện như sau:
- Huyện Thuận Bắc 5,7 triệu m3; diện tích 1,4 triệu m2.
- Huyện Ninh Hải 1,0 triệu m3; diện tích 0,1 triệu m2.
- Huyện Ninh Sơn 4,2 triệu m3; diện tích 0,7 triệu m2.
- Huyện Ninh Phước 50,7 triệu m3; diện tích 7,5 triệu m2.
- Huyện Bác Ái 0,4 triệu m3; diện tích 0,09 triệu m2.
Số liệu chi tiết về các khu vực cấm hoạt động khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường được liệt kê theo Phụ lục 1.
4. Lựa chọn đối tượng và phân kỳ đầu tư theo thời gian các loại khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường.
a) Đá xây dựng.
Giai đoạn 2006 - 2010: tổng nhu cầu 1.170 - 1.225 ngàn m3. Trong đó:
- Vùng I: tổng nhu cầu 407 - 430 ngàn m3. Phân kỳ đầu tư cho các mỏ sau:
+ Mỏ núi Giác Lan: công suất 150.000 m3/năm;
+ Mỏ núi Cô Lô (mỏ TN Cô Lô và mỏ Tây Cà Rom): tổng công suất 60.000 m3/năm.
+ Mỏ núi Dài (Hòn Bà): công suất 30.000 m3/năm (đầu tư mới).
Duy trì sản lượng đá của vùng khoảng 240.000m3/năm.
- Vùng II: tổng nhu cầu 470 - 490 ngàn m3. Phân kỳ đầu tư cho các mỏ sau:
+ Mỏ Phước Thái: công suất 30.000 m3/năm.
+ Mỏ Phước Diêm - Lạc Tiến: công suất 100.000 m3/năm.
Duy trì sản lượng đá của vùng khoảng 130.000 m3/năm.
- Vùng III: tổng nhu cầu 293 - 305 ngàn m3. Phân kỳ đầu tư cho các mỏ sau:
+ Mỏ núi Tiếng: công suất 50.000 m3/năm.
+ Mỏ núi Tà Liên: công suất 30.000 m3/năm (đầu tư mới).
+ Mỏ núi Hòn Gió: công suất 50.000 m3/năm (đầu tư mới).
+ Mỏ núi Đất: công suất 30.000 m3/năm (đầu tư mới).
Duy trì sản lượng đá của vùng khoảng 140.000 m3/năm.
Giai đoạn 2011 - 2020: tổng nhu cầu 6.470 - 9.280 ngàn m3. Trong đó:
- Vùng I: tổng nhu cầu 2.265-3.440 ngàn m3. Phân kỳ đầu tư cho các mỏ sau:
+ Mỏ Giác Lan: mở rộng và nâng công suất lên 300.000 m3/năm.
+ Mỏ núi Cô Lô (mỏ TN Cô Lô và mỏ Tây Cà Rom): mở rộng và nâng công suất lên 300.000 m3/năm.
+ Mỏ núi Dài (Hòn Bà): mở rộng và nâng công suất lên 100.000 m3/năm.
Duy trì sản lượng đá của vùng khoảng 700.000 m3/năm.
- Vùng II: tổng nhu cầu 2.590-3.920 ngàn m3. Phân kỳ đầu tư cho các mỏ sau:
+ Mỏ Phước Thái: mở rộng và nâng công suất 200.000 m3/năm.
+ Mỏ Phước Diêm - Lạc Tiến: mở rộng và nâng công suất lên 500.000 m3/năm.
Duy trì sản lượng đá khai thác của vùng khoảng 700.000 m3/năm.
- Vùng III: Tổng nhu cầu 1.615-2.460 ngàn m3. Phân kỳ đầu tư cho các mỏ sau:
+ Mỏ núi Tà Liên: mở rộng và nâng công suất 150.000 m3/năm.
+ Mỏ núi Hòn Gió: thăm dò và khai thác công suất 300.000 m3/năm.
+ Mỏ núi Đất: thăm dò và khai thác công suất 150.000 m3/năm.
Duy trì sản lượng đá của vùng khoảng 600.000 m3/năm.
b) Vật liệu xây và khoáng sản nguyên liệu.
Giai đoạn đến năm 2010: tổng nhu cầu 420 triệu viên.
Nâng công suất nhà máy gạch tuynen Du Long huyện Thuận Bắc để đạt sản lượng từ 30 triệu viên/năm lên 50 triệu viên/năm vào năm 2010; nâng công suất nhà máy gạch tuynen Phước Nam, huyện Ninh Phước để đạt sản lượng từ 20 triệu viên/năm lên 35 triệu viên/năm vào năm 2010; đưa vào sản xuất nhà máy gạch tuynen Quảng Sơn và Tân Mỹ (Mỹ Sơn), huyện Ninh Sơn và Phước Chính, huyện Bác Ái để đạt sản lượng 30 - 50 triệu viên/năm vào năm 2010.
Như vậy đến năm 2010 năng lực sản xuất vật liệu xây của tỉnh có thể đạt từ 110 - 130 triệu viên. Phân kỳ quy hoạch theo vùng như sau:
- Vùng I: tổng nhu cầu 185 triệu viên.
+ Giữ nguyên công suất nhà máy thứ 1 hiện có (nhà máy gạch tuynen Du Long) ở mức 30 triệu viên/năm và xây mới nhà máy thứ 2 với công suất thiết kế 20 triệu viên/năm.
+ Nguồn nguyên liệu: tiếp tục khai thác sét nguyên liệu tại mỏ Công Hải - Suối Dầu.
- Vùng II: tổng nhu cầu 145 triệu viên.
+ Nâng công suất nhà máy thứ 1 hiện có (nhà máy gạch tuynen Phước Nam) lên 25 triệu viên/năm và xây mới nhà máy thứ 2 với công suất thiết kế 15 triệu viên/năm.
+ Nguồn nguyên liệu: thăm dò - khai thác sét nguyên liệu mỏ Phước Nam và Hiếu Thiện.
- Vùng III: tổng nhu cầu 90 triệu viên.
+ Đưa vào vận hành nhà máy Quảng Sơn 1, Tân Mỹ (Mỹ Sơn) với 50% công suất (để đạt sản lượng 20 triệu viên/năm vào năm 2010). Xây dựng mới nhà máy gạch tuynen tại Phước Chính, huyện Bác Ái với công suất thiết kế 10 triệu viên/năm và Quảng Sơn 2 với công suất thiết kế 10 triệu viên.
+ Nguồn nguyên liệu: thăm dò - khai thác sét nguyên liệu mỏ Phước Tiến - Phước Chính, mỏ Ninh Bình, mỏ Mỹ Sơn.
Giai đoạn 2011 - 2020: tổng nhu cầu 1.377 triệu viên.
- Vùng I: tổng nhu cầu 606 triệu viên, nhu cầu hàng năm 47 - 75 triệu viên:
+ Giữ nguyên công suất nhà máy thứ 1 hiện có (nhà máy gạch tuynen Du Long I) ở mức 30 triệu viên/năm và nâng quy mô sản xuất nhà máy thứ 2 (nhà máy gạch tuynen Du Long II) nhằm đưa công suất thiết kế lên 30 triệu viên/năm để đạt sản lượng 60 triệu viên/năm vào năm 2015.
+ Nguồn nguyên liệu: thăm dò - khai thác sét nguyên liệu mỏ Công Hải 1 và Công Hải 2.
- Vùng II: tổng nhu cầu 515 triệu viên, nhu cầu hàng năm 40 - 65 triệu viên:
+ Nâng công suất nhà máy thứ 1 hiện có (nhà máy gạch tuynen Phước Nam I) lên 30 triệu viên/năm và nâng cao quy mô sản xuất nhà máy thứ II (nhà máy gạch tuynen Phước Nam II) nhằm đưa công suất thiết kế lên 20 triệu viên/năm để đạt sản lượng 20 triệu viên/năm vào năm 2015.
+ Nguồn nguyên liệu: nâng công suất khai thác sét nguyên liệu mỏ Phước Vinh, Hiếu Thiện.
- Vùng III: tổng nhu cầu 255 triệu viên, nhu cầu hàng năm từ 25 - 35 triệu viên:
+ Duy trì công suất các nhà máy hiện hữu (nhà máy gạch tuynen Quảng Sơn 1 và 2, Phước Chính và Tân Mỹ) để đạt sản lượng 35 triệu viên/năm vào năm 2015.
+ Nguồn nguyên liệu: khai thác mỏ sét Phước Tiến, Mỹ Sơn và Ninh Bình.
c) Đá chẻ.
Dự kiến quy hoạch khai thác đá chẻ vào các năm cuối kỳ như sau:
Năm 2010: 7 triệu viên tương đương 80.000 m3.
Năm 2015: 10 triệu viên tương đương 120.000 m3.
Năm 2010: 15 triệu viên tương đương 180.000 m3.
d) Cát xây dựng.
Nhu cầu cát xây dựng của tỉnh vào các năm cuối kỳ như sau:
Năm 2010: 530.000 m3.
Năm 2015: 1.300.000 m3.
Năm 2020: 3.245.000 m3.
Hiện nay tài nguyên cát chưa tính được khối lượng cát bồi hằng năm. Sau khi xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đập sông Dinh sẽ đưa các mỏ cát lớn vào thăm dò, khai thác công nghiệp, các điểm cát lòng sông suối nhỏ sẽ được quy hoạch mở để các cơ quan có thẩm quyền của tỉnh hướng dẫn các đơn vị có nhu cầu lập thủ tục trình Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép khai thác quy mô nhỏ;
đ) Vật liệu san lấp (VLSL)
Nhu cầu vật liệu san lấp của tỉnh Ninh Thuận đến năm 2010 khoảng 50 triệu m3 và 2011 - 2020 khoảng 90 triệu m3, dự kiến đưa các khu mỏ sau vào quy hoạch khai thác:
- Huyện Thuận Bắc: mỏ núi Bà Râu, mỏ Nam núi Ông Ngài.
- Huyện Ninh Hải: mỏ Hòn Dung.
- Huyện Ninh Phước: mỏ Nam Thành Tín.
- Huyện Ninh Sơn: mỏ Tân Bình, Lâm Sơn (thôn Lập Lá), Hoà Sơn, núi Giài.
- Huyện Bác Ái: mỏ Phước Tiến, Phước Chính.
5. Quy hoạch khai thác công nghiệp.
Những khu vực mỏ vật liệu xây dựng thông thường được quy hoạch khai thác công nghiệp gồm:
- Đá xây dựng (2 khu vực): mỏ đá núi Giác Lan thuộc huyện Thuận Bắc và núi Tiếng thuộc huyện Ninh Sơn;
- Sét gạch ngói (2 khu vực): mỏ sét Công Hải - Suối Dầu thuộc huyện Thuận Bắc và mỏ sét Phước Nam thuộc huyện Ninh Sơn.
Số liệu chi tiết được liệt kê trong bảng Phụ lục số 2.
6. Quy hoạch thăm dò - khai thác công nghiệp.
a) Đá xây dựng: 8 khu vực, phân bố như sau:
- Thuận Bắc: mỏ đá núi Cô Lô, Tây Cà Rom.
- Ninh Hải: mỏ đá núi Dài - Hòn Bà.
- Ninh Phước: mỏ đá Phước Thái và Phước Diêm - Lạc Tiến.
- Bác Ái: mỏ đá núi Tà Liên.
- Ninh Sơn: mỏ đá núi Hòn Gió và núi Đất;
b) Sét gạch ngói: 9 khu vực, phân bố như sau:
- Thuận Bắc: mỏ sét Công Hải 1 và Công Hải 2.
- Ninh Phước: mỏ sét Phước Vinh, mỏ Hiếu Thiện và Phước Nam.
- Bác Ái: mỏ sét Phước Tiến - Phước Chính.
- Ninh Sơn: mỏ sét Ninh Bình, mỏ Mỹ Sơn và Ma Nới.
Số liệu chi tiết về diện tích và tài nguyên dự báo của từng khu vực quy hoạch được liệt kê trong bảng Phụ lục số 3.
7. Quy hoạch khai thác quy mô nhỏ.
Có 51 khu vực mỏ vật liệu xây dựng thông thường được quy hoạch khai thác quy mô nhỏ, phân chia theo từng loại hình như sau:
a) Đá chẻ xây dựng: 16 khu vực, phân bố như sau:
- Thuận Bắc: mỏ núi Bà Râu, Đông núi Ông Ngài và núi Kiền Kiền.
- Ninh Hải: mỏ đá Hòn Giồ, mỏ Tri Hải 1, Tri Hải 2, mỏ núi Ông Câu và thôn Khánh Tường.
- Ninh Phước: mỏ đá Bãi Dốc, Quán Thẻ, núi Chà Bang và núi Đá Bạc.
- Ninh Sơn: mỏ đá Quảng Sơn 1, Quảng Sơn 2, Mỹ Sơn và Bắc núi Đỏ;
b) Sét gạch ngói: 6 khu vực, phân bố như sau:
Ninh Sơn: mỏ sét Tân Sơn (1 khu), mỏ sét Mỹ Sơn (5 khu);
c) Cát xây dựng: 21 khu vực, phân bổ như sau:
- Thuận Bắc (2 khu vực): suối Giếng, suối Kiền Kiền.
- Ninh Hải (4 khu vực): suối Nước Ngọt, suối Đông Nha 1, suối Thái An và suối Đông Nha 2.
- Ninh Phước (3 khu vực): Phú Quý, Sông Gia và Nhị Hà.
- Bác Ái (5 khu vực): Phước Tiến (1 khu vực), Sông Sắt (4 khu vực).
- Ninh Sơn (5 khu vực): suối Mây, Quảng Sơn, Hoà Sơn, Mỹ Sơn và Nhơn Sơn.
- Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (2 khu vực): Phước Thuận và Phước Mỹ;
d) Vật liệu san lấp: 12 khu vực, phân bố như sau:
- Thuận Bắc (2 khu vực): núi Bà Râu và Nam núi Ông Ngài.
- Ninh Hải (1 khu vực): Hòn Dung.
- Ninh Phước (1 khu vực): Nam Thành Tín.
- Bác Ái (4 khu vực): Phước Chính (1 khu vực), Phước Tiến (3 khu vực).
- Ninh Sơn (04 khu vực): Tân Bình, Lâm Sơn, Hoà Sơn và Hòn Giài.
Số liệu chi tiết từng khu vực quy hoạch được liệt kê trong bảng Phụ lục 4.
8. Quy hoạch dự trữ khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường.
Có 25 khu vực được khoanh định vào diện dự trữ khoáng sản. Tổng diện tích các khu vực dự trữ là 24,27 triệu m2, cụ thể:
a) Đá xây dựng: 15 khu vực với tổng diện tích dự trữ là 18,05 triệu m2. Tài nguyên dự báo là 1.428,4 triệu m3.
b) Sét gạch ngói: 9 khu vực với tổng diện tích dự trữ là 5,72 triệu m2. Tài nguyên dự báo là 10,04 triệu m3.
c) Cát xây dựng: 1 khu vực với tổng diện tích dự trữ là 0,5 triệu m2. Tài nguyên dự báo là 1,0 triệu m3.
Số liệu chi tiết từng khu vực quy hoạch dự trữ được liệt kê trong bảng Phụ lục 5.
1. Các đồ án quy hoạch xây dựng, các quy hoạch ngành khác có liên quan thuộc phạm vi tỉnh Ninh Thuận khi nghiên cứu lập quy hoạch phải đảm bảo tuân thủ theo đúng Dự án quy hoạch được duyệt này; không được điều chỉnh tính chất, nội dung cơ cấu chung đã được phê duyệt tại Dự án này khi chưa có ý kiến của cơ quan có thẩm quyền.
2. Sở Xây dựng có trách nhiệm:
- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các Sở, ngành có liên quan triển khai thực hiện các hoạt động về quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh trên cơ sở dự án quy hoạch được duyệt;
- Tổ chức thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát, quản lý, theo dõi việc triển khai dự án quy hoạch đã được duyệt.
3. Các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: trên cơ sở nội dung quy hoạch dự án được duyệt và nhiệm vụ đã được phân cấp có trách nhiệm tổ chức quản lý chặt chẽ các tài nguyên khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
TỔNG HỢP CÁC KHU VỰC CẤM HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG
STT |
SỐ HIỆU KHU VỰC CẤM HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN |
LOẠI KHOÁNG SẢN VÀ TÊN MỎ |
XÃ, PHƯỜNG |
HUYỆN, THÀNH PHỐ |
THÔNG SỐ KHU VỰC CẤM HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN |
|
DIỆN TÍCH (triệu m2) |
TÀI NGUYÊN DỰ BÁO (triệu m3) |
|||||
I |
|
ĐÁ XÂY DỰNG |
|
|
|
|
1 |
8-1 |
Núi Giác Lan |
Công Hải |
Thuận Bắc |
0,703 |
21 |
2 |
9A-1 |
Núi Cô Lô |
Lợi Hải |
0,895 |
74,6 |
|
3 |
10-1 |
Núi Giác Lan Đông |
Công Hải |
0,062 |
0,6 |
|
4 |
26-1 |
Núi Bà Râu |
Lợi Hải |
3,839 |
384 |
|
|
|
CỘNG |
|
|
5,5 |
480,2 |
5 |
68-1 |
Bàu Ngứ-núi Chà Bang |
Phước Nam |
Ninh Phước |
0,87 |
16,34 |
6 |
71-1 |
Núi Chà Bang |
Phước Nam |
3,72 |
92,83 |
|
7 |
72-1 |
Phước Nam (núi Đất) |
0,27 |
1,3 |
||
8 |
76-1 |
Phước Minh |
Phước Minh |
0,82 |
20,44 |
|
9 |
78-1 |
Phước Diêm - Lạc Tiến |
Phước Diêm |
0,57 |
28,56 |
|
|
|
CỘNG |
|
|
6,2 |
159,4 |
10 |
37-1 |
Ma Nới |
Ma Nới |
Ninh Sơn |
3,7 |
186,23 |
11 |
38-1 |
Núi Đất - Mỹ Sơn |
Mỹ Sơn |
0,6 |
24,42 |
|
12 |
40A-1 |
Núi Tiếng |
Nhơn Sơn |
0,4 |
10,39 |
|
13 |
40B-1 |
Núi Giài |
Nhơn Sơn |
2,7 |
34,75 |
|
14 |
49-1 |
Núi Đỏ |
Mỹ Sơn |
3 |
152,21 |
|
|
|
CỘNG |
|
|
10,4 |
408 |
|
|
TỔNG CỘNG ĐÁ XÂY DỰNG |
|
22,1 |
1.047,6 |
|
II |
|
SÉT GẠCH NGÓI |
|
|
|
|
1 |
11-1a |
Công Hải 2 |
Công Hải |
Thuận Bắc |
0,275 |
0,632 |
2 |
11-1b |
0,096 |
0,22 |
|||
3 |
13B-1 |
Công Hải 1 |
Công Hải |
0,364 |
0,765 |
|
|
|
CỘNG |
|
|
0,7 |
1,6 |
4 |
46A-1 |
Phước Vinh |
Phước Vinh |
Ninh Phước |
0,015 |
0,028 |
5 |
46B-1 |
0,254 |
0,508 |
|||
6 |
46C-1 |
0,173 |
0, 476 |
|||
7 |
46D-1 |
0,212 |
0, 446 |
|||
8 |
46E-1a |
0,171 |
0,205 |
|||
9 |
46E-1b |
0,007 |
0,008 |
|||
|
|
CỘNG |
|
|
0,8 |
1,6 |
10 |
16-1a |
Tân Sơn |
Tân Sơn |
Ninh Sơn |
0,174 |
0,239 |
11 |
16-1b |
|
|
|
0,044 |
0,060 |
12 |
35A-1 |
Mỹ Sơn |
Mỹ Sơn |
|
0,027 |
0,055 |
13 |
35B-1 |
|
|
|
0,181 |
0,362 |
14 |
35C-1 |
|
|
|
0,032 |
0,064 |
|
|
CỘNG |
|
|
0,4 |
0,7 |
|
|
HUYỆN BÁC ÁI |
|
|
|
|
15 |
6A-1 |
Phước Tiến |
Phước Tiến |
Bác Ái |
0,08 |
0,1 |
|
|
TỔNG CỘNG SÉT GẠCH NGÓI |
|
1,98 |
4 |
|
III |
|
CÁT XÂY DỰNG |
|
|
|
|
1 |
47-1 |
Suối Đông Nha 2 |
Tri Hải |
Ninh Hải |
0,03 |
0,04 |
2 |
3B-1 |
Sông Sắt |
Phước Đại |
Bác Ái |
0,01 |
0,01 |
|
|
TỔNG CỘNG CÁT XÂY DỰNG |
|
0,04 |
0,05 |
|
IV |
|
VẬT LIỆU SAN LẤP |
|
|
|
|
1 |
24-1 |
Núi Bà Râu |
Lợi Hải |
Thuận Bắc |
1,06 |
4,2 |
2 |
29-1 |
Nam núi Ông Ngài |
Lợi Hải |
|
0,37 |
1,5 |
3 |
50-1 |
Hòn Dung |
Bắc Sơn |
Ninh Hải |
0,1 |
1,0 |
4 |
64-1 |
Nam Thành Tín |
An Hải |
Ninh Phước |
3,3 |
33,9 |
5 |
69-1 |
Núi Chà Bang |
Phước Nam |
|
4,2 |
16,8 |
6 |
4C-1 |
Phước Tiến |
Phước Tiến |
Bác Ái |
0,09 |
0,4 |
7 |
7-1 |
Tân Bình |
Lâm Sơn |
Ninh Sơn |
0,05 |
1,06 |
8 |
14-1 |
Lâm Sơn (thôn Lập Lá) |
Lâm Sơn |
|
0,53 |
2,65 |
9 |
33-1 |
Hoà Sơn |
Hoà Sơn |
|
0,14 |
0,55 |
|
|
TỔNG CỘNG VẬT LIỆU SAN LẤP |
9,79 |
62 |
|
|
|
|
TỔNG DIỆN TÍCH CÁC KHU VỰC CẤM HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN |
33,91 |
|
|
|
TỔNG HỢP CÁC KHU VỰC QUY HOẠCH KHAI THÁC CÔNG NGHIỆP
STT |
SỐ HIỆU KHU VỰC QUY HOẠCH |
LOẠI KHOÁNG SẢN VÀ TÊN MỎ |
XÃ, PHƯỜNG |
HUYỆN, THÀNH PHỐ |
THÔNG SỐ QUY HOẠCH KHAI THÁC CÔNG NGHIỆP |
|
DIỆN TÍCH (m2) |
TRỮ LƯỢNG (m3) |
|||||
I |
|
ĐÁ XÂY DỰNG |
|
|
|
|
1 |
8-2 |
Núi Giác Lan |
Công Hải |
Thuận Bắc |
0,094 |
2,8 |
2 |
40A-2 |
Núi Tiếng |
Nhơn Sơn |
Ninh Sơn |
0,035 |
0,58 |
|
|
CỘNG |
|
|
0,129 |
3,46 |
II |
|
SÉT GẠCH NGÓI |
|
|
|
|
1 |
17-2 |
Công Hải - Suối Dầu |
Công Hải |
Thuận Bắc |
0,42 |
0,57 |
2 |
73-2 |
Phước Nam |
Phước Nam |
Ninh Phước |
0,075 |
0,105 |
|
|
CỘNG |
|
|
0,477 |
0,675 |
TỔNG HỢP CÁC QUY HOẠCH THĂM DÒ – KHAI THÁC (TD – KT) CÔNG NGHIỆP
STT |
SỐ HIỆU KHU VỰC QUY HOẠCH |
TÊN MỎ KHOÁNG SẢN |
XÃ, PHƯỜNG |
HUYỆN, THÀNH PHỐ |
THÔNG SỐ QUY HOẠCH TD-KT CÔNG NGHIỆP |
|
DIỆN TÍCH (triệu m2) |
TÀI NGUYÊN DỰ BÁO (triệu m3) |
|||||
I |
|
ĐÁ XÂY DỰNG |
|
|
|
|
1 |
9A-3 |
TN núi Cô Lô |
Lợi Hải |
Thuận Bắc |
0,77 |
64 |
2 |
9B-3 |
Tây Cà Rom |
0,42 |
21 |
||
|
|
CỘNG |
|
|
1,19 |
85 |
3 |
41-3 |
Hòn Bà |
Bắc Sơn |
Ninh Hải |
0,45 |
9 |
4 |
59-3 |
Phước Thái |
Phước Thái |
Ninh Phước |
0,48 |
9,5 |
5 |
78-3 |
Phước Diêm - Lạc Tiến |
Phước Đại |
1,28 |
64 |
|
|
|
CỘNG |
|
|
1,76 |
73,5 |
6 |
1-3 |
Núi Tà Liên |
Phước Đại |
Bác Ái |
0,4 |
20 |
7 |
30-3 |
Núi Hòn Gió |
Mỹ Sơn |
Ninh Sơn |
0,50 |
50 |
8 |
38-3 |
Núi Đất |
Mỹ Sơn |
0,27 |
11 |
|
|
|
CỘNG |
|
|
0,77 |
61 |
|
|
TỔNG CỘNG ĐÁ XÂY DỰNG |
|
4,57 |
248,5 |
|
II |
|
SÉT GẠCH NGÓI |
|
|
|
|
1 |
13A-3 |
Công Hải 1 |
Công Hải |
Thuận Bắc |
0,3 |
0,5 |
2 |
11-3 |
Công Hải 2 |
0,29 |
0,47 |
||
|
|
CỘNG |
|
|
0,59 |
0,97 |
3 |
46C-3 |
Phước Vinh |
Phước Vinh |
Ninh Phước |
0,75 |
2 |
4 |
66A-3 |
Hiếu Thiện |
Phước Nam |
1,67 |
3 |
|
|
|
CỘNG |
|
|
2,42 |
5 |
5 |
6A-3 |
Phước Tiến - Phước Chính |
Phước Tiến |
Bác Ái |
0,89 |
1,42 |
6 |
6E-3 |
Phước Chính |
0,6 |
0,6 |
||
|
|
CỘNG |
|
|
1,49 |
2,02 |
7 |
20-3 |
Ninh Bình |
Quảng Sơn |
Ninh Sơn |
0,29 |
0,34 |
8 |
35D-3 |
Mỹ Sơn |
Mỹ Sơn |
0,2 |
0,3 |
|
9 |
44-3 |
Ma Nới |
Ma Nới |
0,58 |
0,57 |
|
|
|
CỘNG |
|
|
1,07 |
1,21 |
|
|
TỔNG CỘNG SÉT GẠCH NGÓI |
|
5,57 |
9,2 |
TỔNG HỢP CÁC KHU VỰC QUY HOẠCH KHAI THÁC QUY MÔ NHỎ
STT |
SỐ HIỆU KHU VỰC QUY HOẠCH |
LOẠI KHOÁNG SẢN VÀ TÊN MỎ |
XÃ, PHƯỜNG |
HUYỆN, THÀNH PHỐ |
THÔNG SỐ QUY HOẠCH KHAI THÁC QUY MÔ NHỎ |
|
DIỆN TÍCH (triệu m2) |
TÀI NGUYÊN DỰ BÁO (triệu m3) |
|||||
I |
|
ĐÁ CHẺ XÂY DỰNG |
|
|
|
|
1 |
25-4 |
Núi Bà Râu |
Lợi Hải |
Thuận Bắc |
0,5 |
2,7 |
2 |
28-4 |
Đông núi Ông Ngài |
Lợi Hải |
2,0 |
6,1 |
|
3 |
36-4 |
Núi Kiền Kiền |
Lợi Hải |
0,8 |
2,4 |
|
|
|
CỘNG |
|
|
3,3 |
11,2 |
4 |
51-4 |
Hòn Giồ |
Nhơn Hải |
Ninh Hải |
0,85 |
2,4 |
5 |
55-4 |
Tri Hải 1 |
Tri Hải |
0,17 |
0,5 |
|
6 |
56-4 |
Tri Hải 2 |
0,20 |
0,6 |
||
7 |
57-4 |
Núi Ông Câu |
Thanh Hải |
0,20 |
0,6 |
|
8 |
58-4 |
Thôn Khánh Tường |
Tri Hải |
0,08 |
0,2 |
|
|
|
CỘNG |
|
|
1,5 |
4,3 |
9 |
53-4 |
Bãi Dốc |
Phước Vinh |
Ninh Phước |
2,47 |
7,4 |
10 |
70-4 |
Núi Chà Bang |
Phước Nam |
0,45 |
1,3 |
|
11 |
75-4 |
Quán Thẻ |
Phước Minh |
0,24 |
0,8 |
|
12 |
77-4 |
Núi Đá Bạc |
Phước Minh |
0,08 |
0,3 |
|
|
|
CỘNG |
|
|
3,2 |
9,8 |
13 |
26-4 |
Quảng Sơn 1 |
Quảng Sơn |
Ninh Sơn |
0,14 |
0,42 |
14 |
27-4 |
Quảng Sơn 2 |
0,14 |
0,42 |
||
15 |
31-4 |
Mỹ Sơn |
Mỹ Sơn |
0,45 |
1,2 |
|
16 |
48-4 |
Bắc Núi Đỏ |
0,48 |
1,4 |
||
|
|
CỘNG |
|
|
1,2 |
3,4 |
|
|
TỔNG CỘNG ĐÁ CHẺ XÂY DỰNG |
9,2 |
28,7 |
||
II |
|
CÁT XÂY DỰNG |
|
|
|
|
1 |
12-4 |
Suối Giếng (Gió Tả) |
Công Hải |
Thuận Bắc |
0,05 |
0,066 |
2 |
32-4 |
Suối Kiền Kiền |
Lợi Hải |
0,01 |
0,006 |
|
|
|
CỘNG |
|
|
0,06 |
0,07 |
3 |
39-4 |
Suối Nước Ngọt |
Vĩnh Hải |
Ninh Hải |
0,003 |
0,003 |
4 |
42-4 |
Suối Đông Nha 1 |
Bắc Sơn |
0,024 |
0,029 |
|
5 |
43-4 |
Suối Thái An |
Vĩnh Hải |
0,004 |
0,004 |
|
6 |
47-4 |
Suối Đông Nha 2 |
Tri Hải |
0,45 |
0,54 |
|
|
|
CỘNG |
|
|
0,48 |
0,58 |
7 |
62-4 |
Phú Quý |
Phước Dân |
Ninh Phước |
0,02 |
0,02 |
8 |
65-4 |
Sông Gia (Lu) |
Phước Nam |
0,2 |
0,18 |
|
9 |
67-4 |
Nhị Hà |
Nhị Hà |
0,01 |
0,01 |
|
|
|
CỘNG |
|
|
0,2 |
0,2 |
10 |
60A-4 |
Phước Thuận - Phước Mỹ |
Phước Thuận |
Ninh Phước - thành phố Phan Rang - TC |
0,78 |
0,6 |
11 |
60B-4 |
|
Phước Mỹ |
|
0,41 |
0,4 |
|
|
CỘNG |
|
|
1,1 |
1,0 |
12 |
3A-4 |
Sông Sắt |
Phước Đại |
Bác Ái |
0,104 |
0,069 |
13 |
3B-4 |
|
|
|
0,025 |
0,031 |
14 |
3C-4 |
|
|
|
0,027 |
0,013 |
15 |
3D-4 |
|
|
|
0,024 |
0,009 |
16 |
18-4 |
Phước Tiến |
Phước Tiến |
|
0,025 |
0,050 |
|
|
CỘNG |
|
|
0,2 |
0,17 |
17 |
15-4 |
Suối Mây |
Lương Sơn |
Ninh Sơn |
0,006 |
0,006 |
18 |
19-4 |
Quảng Sơn |
Tân Sơn |
|
0,004 |
0,002 |
19 |
21-4 |
Hoà Sơn |
Hoà Sơn |
|
0,01 |
0,005 |
20 |
34-4 |
Mỹ Sơn |
Mỹ Sơn |
|
1,568 |
1,019 |
22 |
54-4 |
Nhơn Sơn |
Nhơn Sơn |
|
1,77 |
1,593 |
|
|
CỘNG |
|
|
3,36 |
2,63 |
|
|
TỔNG CỘNG CÁT XÂY DỰNG |
|
5,4 |
4,65 |
|
III |
|
VẬT LIỆU SAN LẤP (m3) |
|
|
|
|
1 |
24-4 |
Núi Bà Râu |
Lợi Hải |
Thuận Bắc |
3,2 |
13,0 |
2 |
29-4 |
Nam núi Ông Ngài |
Lợi Hải |
|
1,2 |
4,8 |
|
|
CỘNG |
|
|
4,4 |
17,8 |
1 |
50-4 |
Hòn Dung |
Nhơn Hải |
Ninh Hải |
3,2 |
18,8 |
2 |
64-4 |
Nam Thành Tín |
An Hải |
Ninh Phước |
12,9 |
128,4 |
3 |
4A-4 |
Phước Tiến |
Phước Tiến |
Bác Ái |
2,5 |
12,7 |
4 |
4B-4 |
|
|
|
0,8 |
4,3 |
5 |
4C-4 |
|
|
|
0,8 |
4,0 |
6 |
22-4 |
Phước Chính |
Phước Chính |
|
0,6 |
2,8 |
|
|
CỘNG |
|
|
4,7 |
23,8 |
1 |
7-4 |
Tân Bình |
Lâm Sơn |
Ninh Sơn |
0,4 |
8,07 |
2 |
14-4 |
Lâm Sơn (thôn Lập Lá) |
Lâm Sơn |
|
1,98 |
9,93 |
3 |
33-4 |
Hoà Sơn |
Hoà Sơn |
|
0,92 |
4,66 |
4 |
45-4 |
Hòn Giài |
Nhơn Sơn |
|
0,33 |
1,64 |
|
|
CỘNG |
|
|
3,6 |
24,3 |
|
|
TỔNG CỘNG VẬT LIỆU SAN LẤP |
28,8 |
213,2 |
|
|
|
|
SÉT GẠCH NGÓI (m3) |
|
|
|
|
1 |
16-4 |
Tân Sơn |
Tân Sơn |
Ninh Sơn |
0,25 |
0,34 |
2 |
40A-4 |
Mỹ Sơn |
Mỹ Sơn |
|
0,09 |
0,17 |
3 |
40B-4a |
|
Mỹ Sơn |
|
0,05 |
0,10 |
4 |
40B-4b |
|
|
|
0,12 |
0,25 |
5 |
40B-4c |
|
|
|
0,06 |
0,14 |
6 |
40C-4 |
|
Mỹ Sơn |
|
0,03 |
0,06 |
|
|
CỘNG |
|
|
0,6 |
1,0 |
TỔNG HỢP CÁC KHU VỰC QUY HOẠCH DỰ TRỮ KHOÁNG SẢN
STT |
SỐ HIỆU KHU QUY HOẠCH |
LOẠI KHOÁNG SẢN VÀ TÊN MỎ |
XÃ, PHƯỜNG |
HUYỆN, THÀNH PHỐ |
CÁC THÔNG SỐ QUY HOẠCH DỰ TRỮ KHOÁNG SẢN |
|
DIỆN TÍCH (triệu m2) |
TÀI NGUYÊN DỰ BÁO(triệu m3) |
|||||
I |
|
ĐÁ XÂY DỰNG |
|
|
|
|
1 |
8-5 |
Núi Giác Lan |
Công Hải |
Thuận Bắc |
0,70 |
21,1 |
2 |
9A-5 |
Núi Cô Lô |
Lợi Hải |
1,68 |
279,4 |
|
3 |
9B-5 |
0,51 |
211,6 |
|||
|
|
CỘNG |
|
|
2,89 |
512,1 |
4 |
41-5 |
Núi Dài (Hòn Bà) |
Bắc Sơn |
Ninh Hải |
1,45 |
180,2 |
5 |
52-5 |
Liên Sơn 2 |
Phước Vinh |
Ninh Phước |
0,45 |
8,94 |
6 |
63-5 |
Núi Vung |
Phước Hà |
1,11 |
55,56 |
|
7 |
74-5 |
Núi Tà Lan |
Nhị Hà |
0,91 |
18,25 |
|
8 |
76A-5 |
Phước Minh |
Phước Minh |
0,21 |
2,1 |
|
9 |
76B-5a |
0,35 |
8,78 |
|||
10 |
76B-5b |
0,26 |
6,39 |
|||
|
|
CỘNG |
|
|
3,34 |
100,3 |
11 |
1-5 |
Núi Tà Liên |
Phước Đại |
Bác Ái |
3,9 |
196,8 |
12 |
2-5 |
Phước Đại (núi Tia Koua) |
Phước Đại |
1,2 |
121,8 |
|
|
|
CỘNG |
|
|
5,1 |
318,6 |
13 |
5-5 |
Lâm Sơn |
Lâm Sơn |
Ninh Sơn |
0,41 |
4,2 |
14 |
30-5 |
Núi Hòn Gió |
Mỹ Sơn |
4,35 |
421,7 |
|
15 |
38-5 |
Núi Đất (Mỹ Sơn) |
Mỹ Sơn |
0,33 |
13,1 |
|
|
|
CỘNG |
|
|
5,27 |
439 |
|
|
TỔNG CỘNG ĐÁ XÂY DỰNG |
|
18,05 |
1.428,4 |
|
II |
|
SÉT GẠCH NGÓI |
|
|
|
|
1 |
46A-5 |
Phước Vinh I (A) |
Phước Vinh |
Ninh Phước |
0,83 |
1,5 |
2 |
46B-5 |
Phước Vinh II (B) |
1,28 |
2,6 |
||
3 |
46D-5 |
Phước Vinh IV (D) |
0,35 |
0,75 |
||
4 |
46E-5 |
Phước Vinh V (E) |
0,32 |
0,4 |
||
5 |
66B-5 |
Hiếu Thiện II (B) |
Hiếu Thiện |
0,9 |
1,8 |
|
6 |
73-5 |
Phước Nam |
Phước Nam |
1,4 |
1,9 |
|
|
|
CỘNG |
|
|
5,1 |
9 |
8 |
6B-5 |
Phước Tiến II (B) |
|
|
0,24 |
0,4 |
9 |
6C-5 |
Phước Tiến III (C) |
|
|
0,18 |
0,29 |
10 |
6D-5 |
Phước Tiến IV (D) |
|
|
0,22 |
0,35 |
|
|
CỘNG |
|
|
0,62 |
1,04 |
|
|
TỔNG CỘNG SÉT GẠCH NGÓI |
|
5,72 |
10,04 |
|
III |
|
CÁT XÂY DỰNG |
|
|
|
|
23 |
69-5 |
Đông Hải |
Đông Hải |
Thành phố Phan Rang Tháp Chàm |
0,5 |
1,0 |