Quyết định 24/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020”

Số hiệu 24/QĐ-UBND
Ngày ban hành 06/01/2011
Ngày có hiệu lực 06/01/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Đặng Huy Hậu
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 24/QĐ-UBND

Hạ Long, ngày 06 tháng 01 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT “ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Căn cứ Quyết định số 269/2006/QĐ-TTg ngày 24/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020";

Căn cứ Chỉ thị số 28/CT-TU ngày 31/5/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh “V/v tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 1579/TTr-SLĐTBXH ngày 30/11/ 2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020” (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU:

1. Quan điểm:

- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh là thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn; thực hiện các chính sách theo quy định của Nhà nước nhằm bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với mọi lao động nông thôn; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

- Học nghề là quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nông thôn nhằm tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.

- Chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của từng ngành, từng địa phương.

- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, tạo sự chuyển biến về chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng; nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã đủ tiêu chuẩn, chức danh cán bộ, công chức, đủ trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thạo chuyên môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực kinh tế- xã hội ở xã phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

2. Mục tiêu:

2.1. Mục tiêu tổng quát:

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề; tạo điều kiện cho lao động nông thôn được tham gia học nghề với sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo nguồn nhân lực có trình độ tay nghề, đáp ứng yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là khu vực nông thôn.

- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các cấp trình độ nhằm tạo việc làm, tăng năng suất lao động và nâng cao thu nhập của lao động nông thôn; góp phần xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế để từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và thúc đẩy tiến trình xây dựng tỉnh Quảng Ninh trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ, góp phần xây dựng nông thôn mới và phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

2.2. Mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn:

a) Năm 2010:

- Đào tạo nghề cho 32.000 người ở 3 cấp trình độ, trong đó: cao đẳng nghề 1.340 người, trung cấp nghề 6.880 người, sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng là 23.780 người. Hỗ trợ chi phí học nghề từ nguồn kinh phí của Đề án cho 1.170 lao động nông thôn trong tổng số người được đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng, trong đó 500 người học nghề nông nghiệp, 670 người học nghề phi nông nghiệp. Giới thiệu cho các doanh nghiệp tạo việc làm cho 80% người học nghề theo mô hình thí điểm.

- Đào tạo, bồi dưỡng cho 243 cán bộ, công chức xã gồm: Chính trị - Hành chính 80 người; Quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên 80 người; Tin học văn phòng 83 người.

b) Giai đoạn 2011-2015:

- Đào tạo nghề cho 172.000 người ở 3 cấp trình độ, gồm: trình độ cao đẳng nghề 10.320 người, trung cấp nghề 43.000 người, sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng là 118.680 người. Trong đó:

[...]