Quyết định 2046/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch Phát triển nhân lực tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2020

Số hiệu 2046/QĐ-UBND
Ngày ban hành 11/11/2011
Ngày có hiệu lực 11/11/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Vương Bình Thạnh
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2046/QĐ-UBND

An Giang, ngày 11 tháng 11 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TỈNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22 tháng 07 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ Quyết định số 2008/QĐ-UBND ngày 06 tháng 9 năm 2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí xây dựng Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh An Giang thời kỳ 2011-2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 893/TTr-SKHĐT-THQH ngày 31 tháng 10 năm 2011 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh An Giang giai đoạn 2011-2020 với những nội dung chính như sau:

I. Quan điểm và mục tiêu phát triển:

1. Quan điểm:

Phát triển nhân lực dựa trên nhu cầu lao động của các ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội của tỉnh; coi phát triển nhân lực là giải pháp đột phá để thực hiện thành công các mục tiêu trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của tỉnh.

Phát triển nhân lực phải có tầm nhìn dài hạn và có bước đi thích hợp theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn; đảm bảo tính hài hòa về cơ cấu và cân đối theo ngành, lĩnh vực, theo khu vực thành thị - nông thôn. Phát triển nhân lực trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng để phát triển nhanh và bền vững, hội nhập quốc tế, ổn định xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh của người lao động.

Phát triển nhân lực một cách toàn diện cả về trí lực, thể lực, tâm lực; thực hiện đồng bộ giữa đào tạo, bồi dưỡng với đổi mới tuyển dụng, đánh giá, sử dụng và xây dựng chính sách thu hút, động viên người lao động. Tập trung nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật đồng đều cho người lao động; đồng thời, đầu tư có trọng điểm nhằm thu hút, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia chất lượng cao phục vụ cho những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong bối cảnh mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế. Kết hợp giữa phát triển nhân lực tại chỗ và thu hút nhân lực có chất lượng cao đến làm việc lâu dài cho tỉnh; chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho đồng bào các dân tộc Khmer, Chăm.

Phát huy thời kỳ dân số vàng để huy động cao nhất đóng góp của dân số, lao động vào phát triển kinh tế, xã hội tỉnh An Giang trong giai đoạn 2011 - 2020 và những năm tiếp theo.

Phát triển nhân lực phải đảm bảo chất lượng, đồng bộ, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế, xã hội; theo hướng tăng nhanh tỷ trọng lao động phi nông nghiệp; tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo và đào tạo nghề. Thay đổi cơ bản chất lượng lao động, kỹ năng làm việc, nhất là lao động khu vực nông thôn, lao động dân tộc thiểu số; tăng nhanh năng suất lao động trong các ngành kinh tế chủ lực như nông nghiệp, sản phẩm công nghiệp chế biến từ nông - thủy sản, dịch vụ.

2. Mục tiêu:

a) Mục tiêu tổng quát:

Tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế nhanh và bền vững; đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Nhân lực quản lý nhà nước chuyên nghiệp đáp ứng những yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong thế giới hội nhập và biến đổi nhanh. Nhân lực khoa học công nghệ, đặc biệt là nhóm các chuyên gia, các nhà khoa học, quản lý đầu ngành có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có đủ năng lực nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao và đề xuất những giải pháp khoa học công nghệ. Đội ngũ doanh nhân, chuyên gia quản trị doanh nghiệp chuyên nghiệp, thông thạo kinh doanh trong nước và quốc tế.

Nhân lực của tỉnh đáp ứng được các yếu tố cần thiết về thái độ nghề nghiệp, có năng lực ứng xử, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tác phong làm việc, kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác, tinh thần trách nhiệm, ý thức công dân.

Xây dựng được xã hội học tập, đảm bảo tất cả các công dân có cơ hội bình đẳng trong học tập, đào tạo. Xây dựng được hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực tiến đến tiên tiến, hiện đại, đa dạng cơ cấu ngành nghề, năng động, liên thông giữa các cấp và các ngành đào tạo.

b) Mục tiêu cụ thể:

Đến năm 2015 dân số của tỉnh là 2.206,8 ngàn người, năm 2020 là 2.240,3 ngàn người. Tốc độ tăng dân số bình quân cho cả thời kỳ 10 năm 2011-2020 là 0,41 %/năm.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50% vào năm 2015 và đạt 65% vào năm 2020, bằng mức trung bình của vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, tỉnh An Giang phải đào tạo, dạy nghề cho khoảng 50 ngàn lao động mỗi năm trong thời kỳ 2011-2015 và 52 ngàn lao động/năm thời kỳ 2016-2020. Đến năm 2015 toàn tỉnh sẽ có 672,8 ngàn lao động qua đào tạo, gấp 1,6 lần năm 2010; năm 2020 sẽ có 933,4 ngàn lao động qua đào tạo, gấp 2,2 lần năm 2010.

Đến năm 2015, cơ cấu lao động của tỉnh là lao động nông - thủy sản chiếm 50%, công nghiệp - xây dựng 17% và dịch vụ 33%; năm 2020 tương ứng là 35% - 25% - 40%. Năng suất lao động tăng nhanh từ 38,2 triệu đồng/lao động năm 2010 lên 77,7 triệu đồng năm 2015 và đạt 152,3 triệu đồng năm 2020. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 40% vào năm 2015; năm 2020 tương ứng là 65% và 50%.

Đối với cán bộ công chức, viên chức: Tất cả các sở, ban ngành cấp tỉnh phải có chuyên gia có khả năng hoạch định chính sách. Tăng cường lực lượng cán bộ, công chức được đào tạo chính quy, theo hướng trẻ hóa. Đội ngũ cán bộ, công chức hành chính Nhà nước phải có kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc chuyên nghiệp. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm việc ở các xã, phường, thị trấn. Trước năm 2020, 100% cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã phải được bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ và thái độ làm việc phù hợp với vị trí đang đảm nhiệm.

II. Phương hướng phát triển nhân lực đến năm 2020:

[...]