Dự thảo Quyết định Quy định về trình tự, thủ tục và mẫu hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Số hiệu | Khongso |
Ngày ban hành | 28/06/2016 |
Ngày có hiệu lực | |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tòa án nhân dân tối cao |
Người ký | Nguyễn Hòa Bình |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Thủ tục Tố tụng |
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI
CAO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-TANDTC |
Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2016 |
DỰ THẢO |
|
CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014;
Căn cứ Nghị quyết số 929/2015/UBTVQH13 ngày 14 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy định về trình tự, thủ tục và mẫu hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án quân sự Trung ương; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận : |
CHÁNH ÁN |
VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ MẪU HỒ SƠ BỔ NHIỆM,
BỔ NHIỆM LẠI, MIỄN NHIỆM, CÁCH CHỨC THẨM PHÁN
(Ban
hành kèm theo Quyết định số /QĐ-TANDTC ngày tháng 5 năm
2016 của Chánh án Tòa án nhân
dân tối
cao)
Quy định này quy định về trình tự, thủ tục và mẫu hồ sơ đề nghị tuyển chọn để bổ nhiệm, bổ nhiệm lại; xem xét miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán.
Quy định này áp dụng đối với những người được đề nghị tuyển chọn để bổ nhiệm, bổ nhiệm lại; xem xét miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán.
THỦ TỤC, HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ BỔ NHIỆM, MIỄN NHIỆM, CÁCH CHỨC THẨM PHÁN
Mục 1. THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Điều 3. Quy trình bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
1. Đối với nhân sự từ nguồn cán bộ trong Tòa án nhân dân (theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 Luật tổ chức Tòa án nhân dân).
Quy trình đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được thực hiện theo các bước như sau:
a) Bước 1: Chuẩn bị nhân sự
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI
CAO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-TANDTC |
Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2016 |
DỰ THẢO |
|
CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014;
Căn cứ Nghị quyết số 929/2015/UBTVQH13 ngày 14 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy định về trình tự, thủ tục và mẫu hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án quân sự Trung ương; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận : |
CHÁNH ÁN |
VỀ TRÌNH TỰ, THỦ TỤC VÀ MẪU HỒ SƠ BỔ NHIỆM,
BỔ NHIỆM LẠI, MIỄN NHIỆM, CÁCH CHỨC THẨM PHÁN
(Ban
hành kèm theo Quyết định số /QĐ-TANDTC ngày tháng 5 năm
2016 của Chánh án Tòa án nhân
dân tối
cao)
Quy định này quy định về trình tự, thủ tục và mẫu hồ sơ đề nghị tuyển chọn để bổ nhiệm, bổ nhiệm lại; xem xét miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán.
Quy định này áp dụng đối với những người được đề nghị tuyển chọn để bổ nhiệm, bổ nhiệm lại; xem xét miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán.
THỦ TỤC, HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ BỔ NHIỆM, MIỄN NHIỆM, CÁCH CHỨC THẨM PHÁN
Mục 1. THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Điều 3. Quy trình bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
1. Đối với nhân sự từ nguồn cán bộ trong Tòa án nhân dân (theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 Luật tổ chức Tòa án nhân dân).
Quy trình đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được thực hiện theo các bước như sau:
a) Bước 1: Chuẩn bị nhân sự
Căn cứ nhu cầu bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước về chủ trương, số lượng, cơ cấu Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Đồng thời, gửi Ban Tổ chức Trung ương để phối hợp giới thiệu nhân sự (đối với nhân sự thuộc Khoản 2 Điều 69 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014) và phối hợp triển khai các bước của quy trình bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
Sau khi có ý kiến đồng ý của Chủ tịch nước, Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao lập danh sách những người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 Luật tổ chức Tòa án nhân dân, báo cáo Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao xem xét.
Tập thể Ban cán sự đảng, lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao thảo luận, nhận xét, đánh giá, thống nhất danh sách nhân sự để đưa ra lấy ý kiến tại Hội nghị cán bộ chủ chốt của Tòa án nhân dân tối cao. Đồng thời, có văn bản gửi đến các cơ quan, bộ, ngành ở Trung ương (nơi có dự kiến nhân sự Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo ý kiến của Chủ tịch nước) để giới thiệu nhân sự.
b) Bước 2: Tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt lấy phiếu tín nhiệm
(1) Thành phần Hội nghị, gồm:
- Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao, Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và tương đương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn, Trưởng các đoàn thể của Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm tra viên cao cấp và tương đương của Tòa án nhân dân tối cao;
- Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Thẩm phán cao cấp tại Tòa án quân sự trung ương.
- Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Thẩm phán cao cấp;
- Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu.
(2) Trình tự tiến hành Hội nghị:
- Lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao tuyên bố lý do, giới thiệu thành phần và khai mạc hội nghị; quán triệt mục đích, yêu cầu, tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng và cơ cấu nhân sự Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; thông báo danh sách nhân sự do tập thể Ban cán sự đảng, lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao giới thiệu; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu của từng người trong danh sách.
- Đại diện Vụ Tổ chức - Cán bộ phát phiếu (xếp thứ tự ABC theo tên) kèm thông tin về người được giới thiệu để đại biểu dự hội nghị nghiên cứu;
- Hướng dẫn việc ghi phiếu.
- Đại biểu bỏ phiếu.
- Kiểm tra tổng số phiếu phát ra, thu vào và tiến hành niêm phong phiếu tại cuộc họp theo quy định.
(3) Kiểm phiếu và tổng hợp kết quả:
- Kiểm phiếu: Vụ Tổ chức - Cán bộ tổng hợp các phiếu (đã được niêm phong) thu tại Hội nghị cán bộ chủ chốt của Tòa án nhân dân, báo cáo Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao xem xét, cho ý kiến và quyết định thành lập Tổ kiểm phiếu (gồm: Đại diện lãnh đạo Vụ Tổ chức - Cán bộ là Tổ trưởng; đại diện Ban Chấp hành Công đoàn Tòa án nhân dân tối cao; một số cán bộ thuộc Văn phòng Ban cán sự đảng). Tổ kiểm phiếu tiến hành kiểm phiếu theo đúng quy định dưới sự chủ trì, giám sát của đại diện Ban cán sự đảng, lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao và đại diện: Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Ban Nội chính Trung ương.
- Tổng hợp kết quả: Tổ kiểm phiếu tổng hợp kết quả kiểm phiếu (kèm theo Biên bản kiểm phiếu), báo cáo Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao để thảo luận, thống nhất danh sách nhân sự đưa ra lấy ý kiến của Ban Chấp hành Đảng bộ Tòa án nhân dân tối cao.
c) Bước 3: Tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan Toà án nhân dân tối cao
Ban Chấp hành Đảng bộ cơ quan Toà án nhân dân tối cao thảo luận, biểu quyết (bằng phiếu kín) về danh sách nhân sự dự kiến bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao do Ban cán sự đảng giới thiệu.
d) Bước 4: Ban cán sự đảng Toà án nhân dân tối cao xem xét, quyết định danh sách dự kiến bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Ban cán sự đảng Toà án nhân dân tối cao thảo luận, nhận xét, đánh giá và tiến hành biểu quyết nhân sự (bằng phiếu kín). Nhân sự đưa vào danh sách tiến hành quy trình bổ nhiệm Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao phải được đa số các thành viên trong tập thể Ban cán sự đảng, lãnh đạo Toà án nhân dân tối cao tán thành.
đ) Bước 5: Lập hồ sơ và báo cáo cơ quan có thẩm quyền
Trên cơ sở kết quả tại Bước 4, Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo lập hồ sơ cá nhân đối với những người được giới thiệu làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, báo cáo Chủ tịch nước, Ban Tổ chức Trung ương để thẩm định nhân sự. Sau khi có ý kiến của Chủ tịch nước, các Ban của Đảng ở Trung ương, Vụ Tổ chức - Cán bộ tổng hợp, báo cáo Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao cho ý kiến, để đề nghị Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia xem xét, tuyển chọn.
e) Bước 6: Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia tiến hành phiên họp xem xét, tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Căn cứ tiêu chuẩn, điều kiện Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật, Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia thảo luận và biểu quyết (bằng phiếu kín) đối với từng người trong danh sách.
Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia ban hành Nghị quyết phiên họp tuyển chọn Thẩm phán, để đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Căn cứ Nghị quyết phiên họp của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia, Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao có văn bản (kèm theo hồ sơ) báo cáo Ban Bí thư (qua Ban Tổ chức Trung ương).
g) Bước 7: Trình Quốc hội phê chuẩn
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao lập Tờ trình Quốc hội về việc phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Hồ sơ trình Quốc hội được chuyển đến Ủy ban Tư pháp của Quốc hội để thẩm tra và báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội đưa ra tại phiên họp gần nhất của Quốc hội, gồm các tài liệu:
- Tờ trình của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
- Bản thuyết minh về danh sách những người dự kiến đề nghị phê chuẩn làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
- Biên bản phiên họp và Nghị quyết của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia;
- Hồ sơ cá nhân của người dự kiến được đề nghị phê chuẩn làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
h) Trình Chủ tịch nước bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Các thủ tục, hồ sơ trình Chủ tịch nước như quy định tại điểm g khoản 1 Điều này và được chuyển đến Văn phòng Chủ tịch nước để trình Chủ tịch nước. Căn cứ Nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội, Chủ tịch nước quyết định bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Đối với nhân sự từ nguồn cán bộ không công tác trong Tòa án nhân dân (theo quy định tại Khoản 2 Điều 69 Luật tổ chức Tòa án nhân dân).
Đối với người không công tác trong các Tòa án nhân dân được dự kiến giới thiệu làm quy trình bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được thực hiện theo quy trình các bước như Khoản 1 Điều này, trừ bước 2, 3 và 4.
Điều 4. Hồ sơ cá nhân đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Hồ sơ cá nhân đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Quy chế hoạt động của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 929/2015/UBTVQH13 ngày 14/5/2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội); gồm các tài liệu như sau:
1. Đơn tình nguyện làm Thẩm phán theo Mẫu số 1 do Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quy định này;
2. Sơ yếu lý lịch theo Mẫu 2c-BNV (Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 06/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ);
3. Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu tại Phụ lục II (Ban hành kèm theo Thông tư 08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ);
4. Bản tự kiểm điểm theo Mẫu số 4 do Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quy định này (áp dụng đối với người công tác trong các Tòa án nhân dân);
5. Bản nhận xét, đánh giá của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị theo Mẫu số 3 do Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quy định này;
6. Biên bản và kết quả phiếu giới thiệu tại Hội nghị cán bộ chủ chốt các Tòa án nhân dân đối với người được đề nghị tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (áp dụng đối với người công tác trong các Tòa án nhân dân) theo Mẫu số 6 do Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quy định này;
7. Ý kiến bằng văn bản của các Ban của Đảng ở Trung ương về việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Mục 2. THẨM PHÁN CAO CẤP, THẨM PHÁN TRUNG CẤP VÀ THẨM PHÁN SƠ CẤP
Thủ tục, hồ sơ đề cử nhân sự tham gia thi tuyển chọn, nâng ngạch Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp được thực hiện theo trình tự như sau:
1. Căn cứ thông báo của Tòa án nhân dân tối cao về chủ trương thi tuyển chọn, nâng ngạch Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp, Chánh án Tòa án nhân dân các cấp, Thủ trưởng đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao thông báo đến toàn thể cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý để đăng ký tham gia thi tuyển.
Bộ phận tham mưu về tổ chức tổng hợp danh sách, báo cáo lãnh đạo cho ý kiến. Tập thể lãnh đạo xem xét, thảo luận, thống nhất danh sách nhân sự và chịu trách nhiệm trước Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật đối với người được cử tham dự kỳ thi tuyển chọn, nâng ngạch Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp.
2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao/Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh/Thủ trưởng các đơn vị của Tòa án nhân dân tối cao làm văn bản (kèm hồ sơ của người dự tuyển theo hướng dẫn tại Thông tư số 02/2016/TT-TANDTC ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc ban hành Quy chế thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp) về việc cử người tham dự kỳ thi tuyển chọn, nâng ngạch Thẩm phán về Tòa án nhân dân tối cao (qua Vụ Tổ chức - Cán bộ)
3. Căn cứ thông báo của Tòa án nhân dân tối cao về danh sách trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp và thi nâng ngạch từ Thẩm phán sơ cấp lên Thẩm phán trung cấp, từ Thẩm phán trung cấp lên Thẩm phán cao cấp được lập hồ sơ để đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao/Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh/Thủ trưởng các đơn vị của Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với Vụ Tổ chức - Cán bộ lập hồ sơ để báo cáo Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia xem xét, tuyển chọn theo quy định tại Điều 8 của Quy định này.
Điều 6. Thủ tục, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán cao cấp
Việc chuẩn bị nhân sự để đề nghị tuyển chọn, bổ nhiệm lại Thẩm phán cao cấp được tiến hành theo trình tự sau đây:
1. Bước 1: Chuẩn bị nhân sự, hồ sơ.
Căn cứ vào nhiệm kỳ Thẩm phán, trước khi hết nhiệm kỳ 4 tháng, Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao có văn bản gửi Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh thông báo về những Thẩm phán cao cấp sắp hết nhiệm kỳ và phối hợp với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh tiến hành công tác nhận xét, đánh giá và tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với Thẩm phán cao cấp sắp hết nhiệm kỳ.
2. Bước 2: Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm
Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao/Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức của Tòa án nhân dân cấp cao/Tòa án nhân dân cấp tỉnh để lấy phiếu tín nhiệm (bằng phiếu kín) đối với Thẩm phán cao cấp sắp hết nhiệm kỳ.
a) Về thành phần lấy ý kiến:
- Đối với Tòa án nhân dân cấp cao, gồm: lãnh đạo, Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa chuyên trách, Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Thẩm phán cao cấp, đại diện cấp ủy, đại diện các tổ chức, đoàn thể, Thẩm tra viên cao cấp, Thư ký viên cao cấp.
- Đối với Tòa án nhân dân cấp tỉnh, gồm: lãnh đạo, Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa chuyên trách, Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng, Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, đại diện cấp ủy, đại diện các tổ chức, đoàn thể của Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc tỉnh.
b) Về trình tự lấy ý kiến:
- Lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp cao/Tòa án nhân dân cấp tỉnh khai mạc hội nghị; quán triệt các chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Tòa án nhân dân tối cao; các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm lại Thẩm phán cao cấp; thông báo danh sách đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán cao cấp; nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu của từng Thẩm phán trong nhiệm kỳ.
- Đại diện bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ phát phiếu (xếp thứ tự ABC theo tên) kèm thông tin về người được giới thiệu để đại biểu dự hội nghị nghiên cứu;
- Hướng dẫn việc ghi phiếu.
- Đại biểu bỏ phiếu.
- Kiểm phiếu và công bố kết quả.
3. Bước 3: Ban cán sự đảng Toà án nhân dân tối cao xem xét, quyết định danh sách đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán cao cấp.
Căn cứ kết quả lấy phiếu tín nhiệm, Vụ Tổ chức - Cán bộ tổng hợp danh sách báo cáo Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao.
Ban cán sự đảng Toà án nhân dân tối cao nhận xét, đánh giá và tiến hành biểu quyết nhân sự (bằng phiếu kín). Nhân sự đưa vào danh sách tiến hành quy trình bổ nhiệm lại Thẩm phán cao cấp phải được đa số các thành viên trong tập thể lãnh đạo, Ban cán sự đảng Toà án nhân dân tối cao tán thành.
4. Bước 4: Lập hồ sơ bổ nhiệm lại Thẩm phán cao cấp
Căn cứ kết quả tại Bước 3, Vụ Tổ chức - Cán bộ phối hợp với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao/Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh lập hồ sơ của những người được đề nghị tuyển chọn, để bổ nhiệm lại Thẩm phán cao cấp.
5. Bước 5: Báo cáo Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia xem xét, tuyển chọn
Sau khi hoàn tất hồ sơ, Vụ Tổ chức - Cán bộ báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cho ý kiến, để trình Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia xem xét, tuyển chọn để đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán cao cấp.
Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định bổ nhiệm lại Thẩm phán cao cấp.
Điều 7. Thủ tục, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp
Việc chuẩn bị nhân sự để đề nghị tuyển chọn, bổ nhiệm lại Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp được tiến hành theo trình tự sau đây:
1. Bước 1: Chuẩn bị nhân sự, hồ sơ.
Căn cứ vào nhiệm kỳ Thẩm phán, trước khi hết nhiệm kỳ 4 tháng, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tiến hành công tác nhận xét, đánh giá và tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp sắp hết nhiệm kỳ.
2. Bước 2: Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm
Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức để lấy phiếu tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín đối với Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp sắp hết nhiệm kỳ.
a) Về đối tượng tham gia lấy ý kiến: Là toàn thể cán bộ, công chức của Tòa án nơi Thẩm phán được đề nghị bổ nhiệm lại đang công tác.
b) Về trình tự lấy ý kiến:
- Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh khai mạc hội nghị; quán triệt các tiêu chuẩn, điều kiện về bổ nhiệm lại Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp theo quy định; thông báo danh sách đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp; nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu của từng Thẩm phán trong nhiệm kỳ.
- Trưởng phòng Phòng Tổ chức - Cán bộ phát phiếu (xếp thứ tự ABC theo tên) kèm thông tin về người được giới thiệu để đại biểu dự hội nghị nghiên cứu;
- Hướng dẫn việc ghi phiếu;
- Đại biểu bỏ phiếu.
- Kiểm tra tổng số phiếu phát ra, thu vào và tiến hành niêm phong phiếu tại cuộc họp theo quy định.
3. Bước 3: Tập thể lãnh đạo, Ban cán sự đảng Toà án nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định danh sách đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp.
Tập thể lãnh đạo, Trưởng phòng Phòng Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh tiến hành kiểm phiếu và lập biên bản kiểm phiếu.
Trên cơ sở kết quả phiếu tín nhiệm, tập thể lãnh đạo, Ban cán sự đảng Toà án nhân dân cấp tỉnh nhận xét, đánh giá và tiến hành biểu quyết nhân sự (bằng phiếu kín). Nhân sự đưa vào danh sách tiến hành quy trình bổ nhiệm lại Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp phải được đa số các thành viên trong tập thể lãnh đạo, Ban cán sự đảng Toà án nhân dân cấp tỉnh tán thành.
4. Bước 4: Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo lập hồ sơ của những người được đề nghị tuyển chọn, để bổ nhiệm lại Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp. Đồng thời, chỉ đạo chuyển hồ sơ những người được đề nghị tuyển chọn, bổ nhiệm lại Thẩm phán trung cấp tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh đến Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Thành ủy để báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, Thành ủy cho ý kiến; chuyển hồ sơ những người được đề nghị tuyển chọn, bổ nhiệm lại Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp tại Tòa án nhân dân cấp huyện đến Thường trực trực cấp ủy cấp huyện để cho ý kiến.
5. Bước 5: Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo chuyển hồ sơ về Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao (trước khi hết nhiệm kỳ Thẩm phán 3 tháng) để thẩm định, tổng hợp và trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, cho ý kiến chỉ đạo.
6. Bước 6: Báo cáo Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia xem xét, tuyển chọn
Sau khi hoàn tất hồ sơ, Vụ Tổ chức - Cán bộ báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cho ý kiến, để trình Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia xem xét, tuyển chọn để đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp.
Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định bổ nhiệm lại Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp.
Điều 8. Hồ sơ cá nhân đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán
Hồ sơ cá nhân đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán, gồm: Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lần đầu Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp (trúng tuyển trong kỳ thi tuyển chọn, nâng ngạch Thẩm phán) được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Quy chế hoạt động của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 929/2015/UBTVQH13 ngày 14/5/2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội); gồm các tài liệu như sau:
1. Đơn tình nguyện làm Thẩm phán theo Mẫu số 1 do Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quy định này;
2. Sơ yếu lý lịch theo Mẫu 2c-BNV (Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 06/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ);
3. Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu tại Phụ lục II (Ban hành kèm theo Thông tư 08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ);
4. Bản sao các văn bằng, chứng chỉ (có chứng thực hợp pháp), gồm: Bằng tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Luật; chứng chỉ đào tạo Nghiệp vụ xét xử; chứng chỉ trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn, thi nâng ngạch Thẩm phán; các văn bằng, chứng chỉ khác liên quan đến công tác tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán (nếu có);
5. Bản tự kiểm điểm theo Mẫu số 2 do Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quy định này;
6. Bản nhận xét, đánh giá của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị theo Mẫu số 3 do Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quy định này;
7. Biên bản và kết quả phiếu giới thiệu của cơ quan, đơn vị đối với người được đề nghị tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán theo Mẫu số 6 do Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quy định này;
8. Ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cùng cấp về việc bổ nhiệm Thẩm phán (trừ Thẩm phán cao cấp tại Tòa án nhân dân cấp cao).
Điều 9. Hồ sơ cá nhân đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán
Hồ sơ cá nhân đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Quy chế hoạt động của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 929/2015/UBTVQH13 ngày 14/5/2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội); gồm các tài liệu như sau:
1. Sơ yếu lý lịch (bổ sung) theo Mẫu 2d-BNV (Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 06/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ);
2. Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu tại Phụ lục II (Ban hành kèm theo Thông tư 08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ);
3. Bản tự kiểm điểm theo Mẫu số 4 do Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quy định này;
4. Bản nhận xét, đánh giá của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị theo Mẫu số 3 do Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quy định này;
5. Biên bản và kết quả phiếu giới thiệu của cơ quan, đơn vị đối với người được đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán theo Mẫu số 6 do Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quy định này;
6. Ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cùng cấp về việc bổ nhiệm lại Thẩm phán (trừ Thẩm phán cao cấp tại Tòa án nhân dân cấp cao).
Điều 10. Thủ tục, hồ sơ cá nhân đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thẩm phán thuộc Tòa án quân sự
Việc chuẩn bị nhân sự và thủ tục, hồ sơ đối với người được giới thiệu đề nghị tuyển chọn, bổ nhiệm và bổ nhiệm lại Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp thuộc Tòa án quân sự được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Điều 9 của Quy định này; đồng thời, được thực hiện theo quy trình công tác cán bộ trong Quân đội.
Điều 11. Thủ tục, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán trong trường hợp đặc biệt
1. Trường hợp đặc biệt đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp và Thẩm phán cao cấp theo quy định tại Khoản 6 Điều 68 Luật tổ chức Tòa án nhân dân, là những người được cơ quan có thẩm quyền điều động đến để bổ nhiệm làm Thẩm phán và giữ chức vụ Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
2. Quy trình bổ nhiệm Thẩm phán trong trường hợp đặc biệt được thực hiện như sau:
a) Bước 1: Chuẩn bị nhân sự
- Căn cứ nhu cầu cán bộ, Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao (hoặc Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân cấp tỉnh) có văn bản hiệp y với Thường trực tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương (hoặc Thường trực cấp ủy cấp huyện) để giới thiệu nhân sự luân chuyển, điều động sang giữ chức vụ Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh (hoặc Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện).
Trường hợp nhân sự được luân chuyển từ Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao xuống để bổ nhiệm chức vụ Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh (hoặc nhân sự được luân chuyển từ Tòa án nhân dân cấp tỉnh xuống để bổ nhiệm chức vụ Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện) thì Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao có văn bản hiệp y với tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương (hoặc Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân cấp tỉnh có văn bản hiệp y với huyện ủy, thành ủy trực thuộc tỉnh).
- Trên cơ sở thống nhất giữa Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân và cấp ủy địa phương, giao Vụ Tổ chức - Cán bộ (hoặc Phòng Tổ chức - Cán bộ) thực hiện quy trình bổ nhiệm cán bộ theo quy định.
- Sau khi có ý kiến của cấp ủy và Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao, Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân cấp tỉnh có văn bản hoặc chỉ đạo bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ làm việc trực tiếp với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị hữu quan và đề nghị có văn bản nhận xét, đánh giá về người được dự kiến giới thiệu sang Tòa án nhân dân; gặp gỡ, làm việc trực tiếp với người được dự kiến giới thiệu sang Tòa án nhân dân để nắm bắt nguyện vọng.
b) Bước 2: Lập hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán
Bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ báo cáo với Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân cấp tỉnh về kết quả làm việc, gặp gỡ với Thủ trưởng cơ quan và người được dự kiến giới thiệu sang Tòa án nhân dân.
Tập thể lãnh đạo, Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét, chỉ đạo Bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ phối hợp với Thủ trưởng cơ quan và người được dự kiến giới thiệu sang Tòa án nhân dân để lập hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán.
3. Hồ sơ cá nhân đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán trong trường hợp đặc biệt gồm có các tài liệu như sau:
a) Đơn tình nguyện làm Thẩm phán theo Mẫu số 1 do Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quy định này;
b) Sơ yếu lý lịch theo Mẫu 2c-BNV (Ban hành kèm theo Quyết định số 02/2008/QĐ-BNV ngày 06/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ);
c) Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu tại Phụ lục II (Ban hành kèm theo Thông tư 08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ);
d) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ (có chứng thực hợp pháp), gồm: Bằng tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Luật; các văn bằng, chứng chỉ khác liên quan đến công tác tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán (nếu có);
đ) Bản tự kiểm điểm theo Mẫu số 2 do Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quy định này;
e) Bản nhận xét, đánh giá của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị theo Mẫu số 3 do Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quy định này;
g) Ý kiến bằng văn bản của cấp ủy cùng cấp về việc bổ nhiệm Thẩm phán.
Mục 3. THỦ TỤC, HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ MIỄN NHIỆM, CÁCH CHỨC THẨM PHÁN
Điều 12. Trường hợp đương nhiên miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán
1. Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đương nhiên được miễn nhiệm khi thuộc những trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 81 Luật tổ chức Tòa án nhân dân hoặc đương nhiên bị cách chức theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Luật tổ chức Tòa án nhân dân theo.
Trong trường hợp này, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có văn bản báo cáo Chủ tịch nước kèm theo các tài liệu liên quan đến việc đương nhiên miễn nhiệm hoặc cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Các ngạch Thẩm phán khác:
a) Đương nhiên được miễn nhiệm khi thuộc những trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 81 Luật tổ chức Tòa án nhân dân.
Đối với những trường hợp này, Chánh án Tòa án quân sự Trung ương/Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao/Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có văn bản báo cáo về Tòa án nhân dân tối cao. Kèm theo Báo cáo là các tài liệu: Quyết định nghỉ hưu, thôi việc hoặc chuyển công tác của cơ quan có thẩm quyền...
b) Đương nhiên bị cách chức theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Luật tổ chức Tòa án nhân dân.
Đối với những trường hợp này, Chánh án Tòa án quân sự Trung ương/Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao/Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có văn bản báo cáo về Tòa án nhân dân tối cao. Kèm theo báo cáo là: Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và các tài liệu liên quan đến hành vi vi phạm của Thẩm phán (nếu có).
Điều 13. Thủ tục, hồ sơ đề nghị miễn nhiệm Thẩm phán
Thủ tục, hồ sơ đề nghị miễn nhiệm Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp gồm các tài liệu như sau:
1. Tờ trình của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao/Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh về việc miễn nhiệm Thẩm phán theo Mẫu số 8a do Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quy định này;
2. Hồ sơ cá nhân đề nghị miễn nhiệm Thẩm phán được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Quy chế hoạt động của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 929/2015/UBTVQH13 ngày 14/5/2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội).
Điều 14. Thủ tục, hồ sơ đề nghị cách chức Thẩm phán
Thủ tục, hồ sơ đề nghị cách chức Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp gồm các tài liệu như sau:
1. Tờ trình của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao/Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh về việc miễn nhiệm Thẩm phán theo Mẫu số 8b do Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quy định này;
2. Hồ sơ cá nhân đề nghị cách chức Thẩm phán được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Quy chế hoạt động của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 929/2015/UBTVQH13 ngày 14/5/2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội).
Mục 4. THỦ TỤC VÀ THỜI GIAN GỬI HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ BỔ NHIỆM, BỔ NHIỆM LẠI THẨM PHÁN
Điều 15. Về thủ tục, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thẩm phán
Thủ tục, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thẩm phán gồm các tài liệu như sau:
1. Tờ trình của Chánh án Tòa án quân sự trung ương/Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao/Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh về việc đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thẩm phán theo Mẫu số 7a (đối với đề nghị bổ nhiệm mới) và theo Mẫu số 7b (đối với đề nghị bổ nhiệm lại) do Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quy định này;
2. Danh sách trích ngang đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thẩm phán theo Mẫu số 5a (đối với đề nghị bổ nhiệm mới) và Mẫu số 5b (đối với đề nghị bổ nhiệm lại) do Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quy định này;
3. Hồ sơ cá nhân của người được đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thẩm phán được lập thành 02 bộ chính và 11 bộ photocopy.
Điều 16. Về thời gian gửi hồ sơ
1. Đối với hồ sơ đề nghị bổ nhiệm mới Thẩm phán được thực hiện theo thông báo cụ thể của Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao.
2. Đối với hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán được gửi về Tòa án nhân dân tối cao (Vụ Tổ chức - Cán bộ) trước ngày hết nhiệm kỳ Thẩm phán là 03 tháng.
1. Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện đúng hướng dẫn này. Những hồ sơ lập không đúng sẽ không được xem xét, tiến hành quy trình tuyển chọn để bổ nhiệm, bổ nhiệm lại; xem xét miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán.
2. Giao Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao theo dõi, đôn đốc và báo cáo về tình hình thực hiện Quy định.
1. Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao là đơn vị chức năng, giúp Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia trong công tác tuyển chọn để bổ nhiệm, bổ nhiệm lại; xem xét miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán.
Trực tiếp chuẩn bị nhân sự, hồ sơ đối với người được đề nghị tuyển chọn để bổ nhiệm, bổ nhiệm lại; xem xét miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Thẩm phán cao cấp của Tòa án nhân dân.
2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo chuẩn bị nhân sự, hồ sơ đối với người được đề nghị tuyển chọn để bổ nhiệm, bổ nhiệm lại; xem xét miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp thuộc tỉnh.
3. Chánh án Tòa án quân sự Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo chuẩn bị nhân sự, hồ sơ đối với người được đề nghị tuyển chọn để bổ nhiệm, bổ nhiệm lại; xem xét miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp thuộc Tòa án quân sự.
Điều 19. Các biểu mẫu ban hành kèm theo Quy định này
1. Mẫu số 1: Đơn tình nguyện làm Thẩm phán.
2. Mẫu số 2: Bản tự kiểm điểm (sử dụng cho bổ nhiệm mới Thẩm phán).
3. Mẫu số 3: Bản nhận xét, đánh giá của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị đối với người được đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán.
4. Mẫu số 4: Bản tự kiểm điểm (sử dụng cho bổ nhiệm lại Thẩm phán).
5. Mẫu số 5a: Danh sách trích ngang đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán (sử dụng cho bổ nhiệm mới Thẩm phán).
6. Mẫu số 5b: Danh sách trích ngang đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán (sử dụng cho bổ nhiệm lại Thẩm phán).
7. Sơ yếu lý lịch theo Mẫu 2C-BNV/2008 (do Bộ Nội vụ ban hành).
8. Phiếu bổ sung lý lịch theo Mẫu 2D-BNV/2008 (do Bộ Nội vụ ban hành).
9. Mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập (do Thanh tra Nhà nước ban hành).
10. Mẫu số 6: Biên bản lấy phiếu tín nhiệm Thẩm phán.
11. Mẫu số 7a: Tờ trình của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao/Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh về việc đề nghị bổ nhiệm mới Thẩm phán.
12. Mẫu số 7b: Tờ trình của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao/Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh về việc đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán.
13. Mẫu số 8a: Tờ trình của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao/Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh về việc đề nghị miễn nhiệm Thẩm phán.
14. Mẫu số 8a: Tờ trình của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao/Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh về việc đề nghị cách chức Thẩm phán.
15. Mẫu số 9: Đơn xin miễn nhiệm chức danh Thẩm phán.
Điều 20. Sửa đổi, bổ sung Quy định
1. Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu phát hiện những vướng mắc, khó khăn đề nghị phản ánh về Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao để tổng hợp, kịp thời đề xuất với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét.
2. Việc sửa đổi, bổ sung Quy định này do Chánh án Toà án nhân dân tối cao quyết định ./.