Dự thảo Quyết định Quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn, điều kiện và thủ tục, hồ sơ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Số hiệu | Khongso |
Ngày ban hành | 28/06/2016 |
Ngày có hiệu lực | |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tòa án nhân dân tối cao |
Người ký | Nguyễn Hòa Bình |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Thủ tục Tố tụng |
TÒA ÁN NHÂN
DÂN TỐI CAO |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-TANDTC |
Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2016 |
DỰ THẢO |
|
CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn, điều kiện và thủ tục, hồ sơ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án quân sự Trung ương; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận : |
CHÁNH
ÁN |
VỀ
TIÊU CHUẨN NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN, ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC, HỒ SƠ THI NÂNG NGẠCH THẨM
TRA VIÊN, THƯ KÝ TÒA ÁN
(Ban hành kèm theo
Quyết định số
/QĐ-CA ngày tháng năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)
1. Quy định này quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của các ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, gồm:
a) Các ngạch Thẩm tra viên: Thẩm tra viên cao cấp; Thẩm tra viên chính; Thẩm tra viên;
b) Các ngạch Thư ký Tòa án: Thư ký viên cao cấp; Thư ký viên chính; Thư ký viên.
2. Quy định này quy định về tiêu chuẩn, điều kiện và thủ tục, hồ sơ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, gồm:
a) Thi nâng ngạch Thẩm tra viên: từ Thẩm tra viên lên Thẩm tra viên chính; từ Thẩm tra viên chính lên Thẩm tra viên cao cấp;
b) Thi nâng ngạch Thư ký Tòa án: từ Thư ký viên lên Thư ký viên chính; từ Thư ký viên chính lên Thư ký viên cao cấp;
c) Thi nâng ngạch từ cán sự, nhân viên lên Thư ký viên;
d) Chuyển ngạch từ Thư ký viên sang Thẩm tra viên.
TÒA ÁN NHÂN
DÂN TỐI CAO |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /QĐ-TANDTC |
Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2016 |
DỰ THẢO |
|
CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn, điều kiện và thủ tục, hồ sơ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án Tòa án quân sự Trung ương; Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao; Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận : |
CHÁNH
ÁN |
VỀ
TIÊU CHUẨN NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN, ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC, HỒ SƠ THI NÂNG NGẠCH THẨM
TRA VIÊN, THƯ KÝ TÒA ÁN
(Ban hành kèm theo
Quyết định số
/QĐ-CA ngày tháng năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)
1. Quy định này quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của các ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, gồm:
a) Các ngạch Thẩm tra viên: Thẩm tra viên cao cấp; Thẩm tra viên chính; Thẩm tra viên;
b) Các ngạch Thư ký Tòa án: Thư ký viên cao cấp; Thư ký viên chính; Thư ký viên.
2. Quy định này quy định về tiêu chuẩn, điều kiện và thủ tục, hồ sơ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, gồm:
a) Thi nâng ngạch Thẩm tra viên: từ Thẩm tra viên lên Thẩm tra viên chính; từ Thẩm tra viên chính lên Thẩm tra viên cao cấp;
b) Thi nâng ngạch Thư ký Tòa án: từ Thư ký viên lên Thư ký viên chính; từ Thư ký viên chính lên Thư ký viên cao cấp;
c) Thi nâng ngạch từ cán sự, nhân viên lên Thư ký viên;
d) Chuyển ngạch từ Thư ký viên sang Thẩm tra viên.
1. Công chức giữ chức danh Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án trong Tòa án nhân dân.
2. Công chức khác, nhân viên được chuyển ngạch, nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án trong Tòa án nhân dân.
Điều 3. Phân bổ các ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án
1. Tòa án nhân dân tối cao có các ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án sau đây:
a) Thẩm tra viên cao cấp, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên;
b) Thư ký viên cao cấp, Thư ký viên chính, Thư ký viên.
2. Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương có các ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án sau đây:
a) Thẩm tra viên cao cấp, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên;
b) Thư ký viên cao cấp, Thư ký viên chính, Thư ký viên.
3. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án quân sự quân khu và tương đương có ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án sau đây:
a) Thẩm tra viên cao cấp, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên;
b) Thư ký viên cao cấp, Thư ký viên chính, Thư ký viên.
4. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; Tòa án quân sự khu vực có các ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án sau đây:
a) Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên;
b) Thư ký viên chính, Thư ký viên.
TIÊU CHUẨN NGHIỆP VỤ CHUYÊN MÔN CỦA CÁC NGẠCH THƯ KÝ TÒA ÁN, THẨM TRA VIÊN
Điều 4. Tiêu chuẩn chung về phẩm chất
1. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nắm vững và chấp hành chủ trương, đường lối Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ cải cách tư pháp đối với Tòa án nhân dân; trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật; nghiêm túc chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên; gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị và quy định của Tòa án nhân dân.
3. Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm và gương mẫu trong thực thi công vụ; chấp hành quy chế ứng xử của công chức Tòa án nhân dân, lịch sự, văn hóa, chuẩn mực trong giao tiếp và phục vụ nhân dân.
4. Có phẩm chất, đạo đức, lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực khác;
5. Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.
Điều 5. Ngạch Thư ký viên cao cấp
1. Chức trách:
Là công chức có chức danh tư pháp, có yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cao nhất về nghiệp vụ Thư ký Tòa án, tiến hành các hoạt động tố tụng, hành chính tư pháp được bố trí tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương trở lên.
2. Nhiệm vụ:
a) Chủ trì xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về Nghiệp vụ Thư ký Tòa án, quy trình tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật về tố tụng, các nhiệm vụ về hành chính tư pháp theo sự phân công của Chánh án Tòa án;
b) Tổ chức chỉ đạo, triển khai hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chuyên môn nghiệp vụ Thư ký Tòa án và đề xuất các biện pháp, giải pháp để thực hiện có hiệu quả;
c) Trực tiếp thực thi nhiệm vụ làm Thư ký phiên tòa, tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật tố tụng và thực hiện nhiệm vụ hành chính tư pháp và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án;
d) Chủ trì nghiên cứu đề án, đề tài; tổ chức biên soạn, xây dựng các tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Thư ký Tòa án, quy trình tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật về tố tụng, các nhiệm vụ về hành chính tư pháp; tổ chức tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc phổ biến kiến thức, kinh nghiệm áp dụng trong phạm vi các Tòa án nhân dân.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững và am hiểu sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước; mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng phát triển của Tòa án nhân dân;
b) Nắm vững và am hiểu hệ thống các quy định của pháp luật về nội dung, quy trình tố tụng, hành chính tư pháp, các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân;
c) Có năng lực đề xuất, tham mưu hoạch định chính sách, chủ trì xây dựng các quy trình nghiệp vụ Thư ký Tòa án, quy trình tiến hành các hoạt động tố tụng, các hoạt động hành chính tư pháp gắn với yêu cầu nhiệm vụ của Tòa án nhân dân để trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
d) Thành thạo và làm chủ các kỹ năng soạn thảo, thuyết trình, bảo vệ và tổ chức thực hiện để xây dựng và triển khai các dự án, đề án, chương trình liên quan đến công tác nghiệp vụ chuyên môn được giao;
đ) Có năng lực trong công tác giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về Nghiệp vụ Thư ký Tòa án;
e) Có năng lực phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và đề xuất được các phương pháp để hoàn thiện hoặc giải quyết các vấn đề thực tiễn đang đặt ra thuộc phạm vi chuyên môn nghiệp vụ được giao;
g) Có năng lực tổ chức chỉ đạo thực hiện việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tiến và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn nghiệp vụ được giao trong hệ thống Tòa án nhân dân hoặc địa phương.
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp Thạc sĩ luật trở lên;
b) Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị;
c) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
d) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Điều 6. Ngạch Thư ký viên chính
1. Chức trách:
Là công chức có chức danh tư pháp, có yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cao về nghiệp vụ Thư ký Tòa án, tiến hành các hoạt động tố tụng, hành chính tư pháp, có trách nhiệm thực hiện các công việc chuyên môn phức tạp, được bố trí tại các Tòa án nhân dân.
2. Nhiệm vụ:
a) Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện thể chế, xây dựng quy định, quy chế quản lý nghiệp vụ thuộc lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ trong phạm vi toàn quốc hoặc cấp tỉnh, cấp huyện;
b) Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ; xây dựng báo cáo, thống kê, quản lý hồ sơ lưu trữ, thực hiện quy trình nghiệp vụ; tổng hợp, đánh giá, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý;
c) Chủ trì nghiên cứu những đề tài, đề án về quản lý nghiệp vụ, cải tiến nội dung và nâng cao hiệu quả phương pháp quản lý; tổ chức, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chuyên môn nghiệp vụ; đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả liên quan đến lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ được giao;
d) Trực tiếp thực thi nhiệm vụ làm Thư ký phiên tòa, tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật tố tụng, thực hiện nhiệm vụ hành chính tư pháp và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước; hệ thống chính trị, hệ thống tổ chức các cơ quan nhà nước, tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân và các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ được giao;
b) Chủ trì xây dựng các đề án, đề tài, chương trình công tác liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ được giao; đánh giá tác động về kinh tế, xã hội đối với các chính sách chuẩn bị ban hành;
c) Thành thạo kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính theo đúng thể thức, quy trình, thủ tục và thẩm quyền; trình bày và bảo vệ được các ý kiến, nội dung đề xuất; giải quyết tốt các nhiệm vụ được giao theo dõi, quản lý;
d) Có năng lực tổ chức thực hiện việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tiến và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn nghiệp vụ được giao trong hệ thống Tòa án nhân dân hoặc địa phương.
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp Cử nhân luật trở lên;
b) Có bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị trở lên;
c) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
d) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
1. Chức trách:
Là công chức có chức danh tư pháp, có yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cơ bản về nghiệp vụ Thư ký Tòa án, tiến hành các hoạt động tố tụng và hành chính tư pháp, được bố trí tại các Tòa án nhân dân.
2. Nhiệm vụ:
a) Xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai nhiệm vụ chuyên môn được giao; tham gia xây dựng cơ chế, các quyết định cụ thể liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ được giao theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu hoạt động của Tòa án nhân dân;
b) Nghiên cứu giải quyết theo thẩm quyền hoặc tham mưu trình cấp có thẩm quyền quyết định xử lý các vấn đề cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ của Thư ký Tòa án; phối hợp với các đồng nghiệp thực hiện các công việc có liên quan;
c) Trực tiếp thực thi nhiệm vụ làm Thư ký phiên tòa, tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật tố tụng, thực hiện nhiệm vụ hành chính tư pháp và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án;
d) Thực hiện thu thập thông tin, thống kê, quản lý hồ sơ, lưu trữ tư liệu, số liệu nhằm phục vụ cho công tác quản lý nhà nước được chặt chẽ, chính xác, đúng nguyên tắc;
đ) Chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan và phối hợp với các công chức khác triển khai công việc, làm đúng thẩm quyền và trách nhiệm được giao;
e) Tổng hợp tình hình, tiến hành phân tích tổng kết, đánh giá hiệu quả công việc và báo cáo cấp trên;
g) Tập hợp ý kiến phản ánh của nhân dân về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực được giao theo dõi để nghiên cứu đề xuất cấp trên.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững các quy định của pháp luật về nội dung và tố tụng, về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân và các kiến thức cơ bản về lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ được giao;
b) Hiểu rõ các mục tiêu, hệ thống các nguyên tắc cơ bản của nghiệp vụ Thư ký Tòa án; hiểu được những vấn đề cơ bản về khoa học tâm lý liên quan đến lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ được giao;
c) Nắm rõ quy trình nghiệp vụ, có kiến thức am hiểu về xu thế phát triển của lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ được giao; có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao nghiên cứu, tham mưu;
d) Có phương pháp nghiên cứu, tổng kết và đề xuất, cải tiến nghiệp vụ quản lý; có năng lực làm việc độc lập hoặc phối hợp theo nhóm; có năng lực triển khai công việc bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả.
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp Cử nhân luật trở lên;
b) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
c) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Điều 8. Ngạch Thẩm tra viên cao cấp
1. Chức trách:
Là công chức có chức danh tư pháp, có yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cao nhất về nghiệp vụ thẩm tra hồ sơ các vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, kết luận việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra với Chánh án Tòa án; nghiệp vụ về thi hành án; nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án, được bố trí tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương trở lên.
2. Nhiệm vụ:
a) Chủ trì xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về Nghiệp vụ thẩm tra viên; tổ chức chỉ đạo, triển khai hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thể chế quản lý chuyên môn nghiệp vụ thẩm tra viên và đề xuất các biện pháp, giải pháp để thực hiện có hiệu quả;
b) Trực tiếp thực thi nhiệm vụ thẩm tra hồ sơ các vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, kết luận việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra với Chánh án Tòa án; nghiệp vụ về thi hành án và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án;
c) Có năng lực trong công tác giảng dạy tại các cơ sở đào tạo về Nghiệp vụ Thẩm tra viên;
d) Chủ trì nghiên cứu đề án, đề tài; tổ chức biên soạn, xây dựng các tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ thẩm tra viên; thi hành án; tổ chức tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc phổ biến kiến thức, kinh nghiệm áp dụng trong phạm vi các Tòa án nhân dân;
đ) Chủ trì thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức, hoạt động của Tòa án nhân dân và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững và am hiểu sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước; hệ thống chính trị; mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng phát triển của Tòa án nhân dân;
b) Nắm vững và am hiểu hệ thống các quy định của pháp luật về nội dung, quy trình tố tụng, hành chính tư pháp và các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân;
c) Có năng lực đề xuất, tham mưu hoạch định chính sách, chủ trì xây dựng các quy trình nghiệp vụ thẩm tra viên gắn với yêu cầu nhiệm vụ của Tòa án nhân dân để trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
d) Có năng lực chủ trì nghiên cứu, xây dựng các đề án, đề tài, văn bản quy phạm pháp luật để tham mưu, giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trong công tác quản lý các Tòa án nhân dân về tổ chức;
đ) Thành thạo và làm chủ các kỹ năng soạn thảo, thuyết trình, bảo vệ và tổ chức thực hiện để xây dựng và triển khai các dự án, đề án, chương trình liên quan đến công tác nghiệp vụ chuyên môn được giao;
e) Có năng lực phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và đề xuất được các phương pháp để hoàn thiện hoặc giải quyết các vấn đề thực tiễn đang đặt ra thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Tòa án nhân dân;
g) Có năng lực tổ chức chỉ đạo thực hiện việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tiến và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn nghiệp vụ được giao trong hệ thống Tòa án nhân dân hoặc địa phương.
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp Thạc sĩ luật trở lên;
b) Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị;
c) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 4 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
d) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Điều 9. Ngạch Thẩm tra viên chính
1. Chức trách:
Là công chức có chức danh tư pháp, có yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cao về nghiệp vụ thẩm tra hồ sơ các vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, kết luận việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra với Chánh án Tòa án; nghiệp vụ về thi hành án; nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án nhân dân, có trách nhiệm thực hiện các công việc chuyên môn phức tạp, được bố trí tại các Tòa án nhân dân.
2. Nhiệm vụ:
a) Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện thể chế, xây dựng quy định, quy chế quản lý nghiệp vụ thuộc lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ trong phạm vi toàn quốc hoặc cấp tỉnh, cấp huyện;
b) Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ; xây dựng báo cáo, thống kê, quản lý hồ sơ lưu trữ, thực hiện quy trình nghiệp vụ; tổng hợp, đánh giá, hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý;
c) Trực tiếp thực thi nhiệm vụ thẩm tra hồ sơ các vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, kết luận việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra với Chánh án Tòa án; nghiệp vụ về thi hành án đối với các vụ việc phức tạp và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án;
d) Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu đề án, đề tài; tổ chức biên soạn, xây dựng các tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ thẩm tra viên; thi hành án; tổ chức tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc phổ biến kiến thức, kinh nghiệm áp dụng trong phạm vi các Tòa án nhân dân;
đ) Tham gia thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức, hoạt động của Tòa án nhân dân và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước; hệ thống chính trị, hệ thống tổ chức các cơ quan nhà nước, tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân và các kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ được giao;
b) Chủ trì hoặc tham gia, tổ chức xây dựng hoàn thiện thể chế; xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện; xây dựng các đề án, đề tài, chương trình công tác liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ được giao; đánh giá tác động về kinh tế, xã hội đối với các chính sách chuẩn bị ban hành;
c) Có năng lực chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng các đề án, đề tài, văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân;
d) Thành thạo các kỹ năng soạn thảo, thuyết trình, bảo vệ và tổ chức thực hiện để xây dựng và triển khai các dự án, đề án, chương trình liên quan đến công tác nghiệp vụ chuyên môn được giao;
đ) Có năng lực tổng hợp, hệ thống hóa và đề xuất được các phương pháp để hoàn thiện hoặc giải quyết các vấn đề thực tiễn đang đặt ra thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Tòa án nhân dân theo sự phân công của Chánh án Tòa án;
e) Có năng lực tổ chức thực hiện việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để cải tiến và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn nghiệp vụ được giao trong hệ thống Tòa án nhân dân hoặc địa phương.
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp Cử nhân luật trở lên;
b) Có bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị trở lên;
c) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
d) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
1. Chức trách:
Là công chức có chức danh tư pháp, có yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cơ bản về thẩm tra hồ sơ các vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, kết luận việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra với Chánh án Tòa án; nghiệp vụ về thi hành án; nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân, được bố trí tại các Tòa án nhân dân.
2. Nhiệm vụ:
a) Xây dựng kế hoạch, quy hoạch, các quy định cụ thể để triển khai nhiệm vụ chuyên môn được giao; tham gia xây dựng cơ chế, các quyết định cụ thể liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ được giao theo quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu hoạt động của Tòa án nhân dân;
b) Nghiên cứu giải quyết theo thẩm quyền hoặc tham mưu trình cấp có thẩm quyền quyết định xử lý các vấn đề cụ thể; phối hợp với các đồng nghiệp thực hiện các công việc có liên quan;
c) Trực tiếp thực thi nhiệm vụ thẩm tra hồ sơ các vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, kết luận việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra với Chánh án Tòa án; nghiệp vụ về thi hành án; nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án nhân dân và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
d) Tham gia kiểm tra, thu thập thông tin, thống kê, quản lý hồ sơ, lưu trữ tư liệu, số liệu nhằm phục vụ cho công tác quản lý nhà nước được chặt chẽ, chính xác, đúng nguyên tắc;
đ) Chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan và phối hợp với các công chức khác triển khai công việc, làm đúng thẩm quyền và trách nhiệm được giao;
e) Tổng hợp tình hình, tiến hành phân tích tổng kết, đánh giá hiệu quả công việc và báo cáo cấp trên; thực hiện các nhiệm vụ khác khi được cấp trên giao.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững các quy định của pháp luật về nội dung và tố tụng, về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân và các kiến thức cơ bản về lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ được giao;
b) Hiểu rõ các mục tiêu, hệ thống các nguyên tắc cơ bản của nghiệp vụ thẩm tra viên; nắm rõ quy trình nghiệp vụ, có kiến thức am hiểu về xu thế phát triển của lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ được giao; có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao nghiên cứu, tham mưu;
c) Có phương pháp nghiên cứu, tổng kết và đề xuất, cải tiến nghiệp vụ quản lý; có năng lực làm việc độc lập hoặc phối hợp theo nhóm; có năng lực triển khai công việc bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả;
d) Có năng lực thực hiện nhiệm vụ tham mưu, giúp Chánh án Tòa án trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động của Tòa án.
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp Cử nhân luật trở lên;
b) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
c) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC, HỒ SƠ NÂNG NGẠCH THẨM TRA VIÊN, THƯ KÝ TÒA ÁN
Mục 1. CĂN CỨ, NGUYÊN TẮC, ĐIỀU KIỆN NÂNG NGẠCH THẨM TRA VIÊN, THƯ KÝ TÒA ÁN
1. Việc nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu công chức của Tòa án nhân dân.
2. Thông qua kỳ thi nâng ngạch theo quy định.
Điều 12. Nguyên tắc tổ chức thi nâng ngạch
1. Kỳ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án theo nguyên tắc cạnh tranh, được thực hiện giữa các Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án trong cùng Tòa án nhân dân.
2. Căn cứ vào số lượng chỉ tiêu nâng ngạch của từng đơn vị.
3. Công chức có đủ các điều kiện được đăng ký dự thi nâng ngạch theo nguyên tắc không hạn chế số lượng đăng ký dự thi trên mỗi chỉ tiêu nâng ngạch.
Điều 13. Điều kiện dự thi nâng ngạch
1. Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án được đăng ký dự thi nâng ngạch khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian 03 năm liên tục gần nhất; có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét kỷ luật của cơ quan có thẩm quyền;
b) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch cao hơn ngạch hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn;
c) Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch đăng ký dự thi.
2. Điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch Thư ký Tòa án
a) Ngạch Thư ký viên
- Thư ký viên là người có trình độ Cử nhân luật trở lên được Tòa án các cấp tuyển dụng, được đào tạo Nghiệp vụ Thư ký viên, đã qua thời gian tập sự và được bổ nhiệm vào ngạch Thư ký viên.
- Công chức, nhân viên khác trong các Tòa án nhân dân khi dự thi nâng ngạch Thư ký viên phải có thời gian giữ ngạch cán sự hoặc tương đương tối thiểu là 3 năm (36 tháng). Trường hợp đang giữ ngạch nhân viên thì thời gian giữ ngạch nhân viên hoặc tương đương tối thiểu là 5 năm (60 tháng); đã được đào tạo Nghiệp vụ ngạch Thư ký viên.
b) Nâng ngạch Thư ký viên chính
Công chức dự thi nâng ngạch Thư ký viên chính phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Đã giữ ngạch Thư ký viên được 5 năm (60 tháng) trở lên (không tính thời gian tập sự);
- Đã chủ trì xây dựng ít nhất 01 (một) văn bản quy phạm pháp luật hoặc chủ trì nghiên cứu, xây dựng ít nhất 01 (một) đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, ngành hoặc cấp tỉnh, cấp huyện được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu và đánh giá đạt yêu cầu;
- Có chứng chỉ đào tạo Nghiệp vụ ngạch Thư ký viên chính.
c) Nâng ngạch Thư ký viên cao cấp
Công chức dự thi nâng ngạch Thư ký viên cao cấp phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Đã có thời gian giữ ngạch Thư ký viên chính từ đủ 5 năm trở lên (60 tháng);
- Đã chủ trì xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành được ít nhất 02 (hai) văn bản quy phạm pháp luật hoặc đã chủ trì nghiên cứu, xây dựng ít nhất 02 (hai) đề tài, đề án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, ngành được nghiệm thu đạt yêu cầu hoặc chủ trì xây dựng ít nhất 02 (hai) đề tài, đề án, chương trình chuyên ngành được cấp có thẩm quyền đánh giá đạt yêu cầu;
- Có chứng chỉ đào tạo Nghiệp vụ ngạch Thư ký viên cao cấp.
3. Điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch Thẩm tra viên
a) Ngạch Thẩm tra viên
Thư ký viên có thời gian công tác từ 5 năm (60 tháng) trở lên, được đào tạo Nghiệp vụ ngạch Thẩm tra viên thì có thể được xem xét, bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên.
b) Nâng ngạch Thẩm tra viên chính
Công chức dự thi nâng ngạch Thẩm tra viên chính phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Đã giữ ngạch Thẩm tra viên được 5 năm (60 tháng) trở lên;
- Đã chủ trì xây dựng ít nhất 01 (một) văn bản quy phạm pháp luật hoặc chủ trì nghiên cứu, xây dựng ít nhất 01 (một) đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ, ngành hoặc cấp tỉnh, cấp huyện được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu và đánh giá đạt yêu cầu;
- Có chứng chỉ đào tạo Nghiệp vụ ngạch Thẩm tra viên chính.
c) Nâng ngạch Thẩm tra viên cao cấp
Công chức dự thi nâng ngạch Thẩm tra viên cao cấp phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Đã có thời gian giữ ngạch Thẩm tra viên chính từ đủ 5 năm (60 tháng) trở lên;
- Đã chủ trì xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành được ít nhất 02 (hai) văn bản quy phạm pháp luật hoặc đã chủ trì nghiên cứu, xây dựng ít nhất 02 (hai) đề tài, đề án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, ngành được nghiệm thu đạt yêu cầu hoặc chủ trì xây dựng ít nhất 02 (hai) đề tài, đề án, chương trình chuyên ngành được cấp có thẩm quyền đánh giá đạt yêu cầu;
- Có chứng chỉ đào tạo Nghiệp vụ ngạch Thẩm tra viên cao cấp.
4. Điều kiện chuyển ngạch từ Thư ký viên sang Thẩm tra viên
a) Việc chuyển ngạch từ Thư ký viên sang Thẩm tra viên được thực hiện khi công chức thay đổi vị trí việc làm hoặc theo quy định phải chuyển đổi vị trí công tác để phù hợp với yêu cầu ngạch công chức của vị trí việc làm mới.
b) Đã làm Thư ký viên từ 5 năm (60 tháng) trở lên.
c) Có chứng chỉ đào tạo Nghiệp vụ Thẩm tra viên.
d) Trên cơ sở đề nghị của Thủ trưởng đơn vị, cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức quyết định chuyển ngạch công chức.
e) Khi chuyển ngạch từ Thư ký viên sang Thẩm tra viên không được kết hợp nâng ngạch, nâng bậc lương.
Mục 2. THỦ TỤC, HỒ SƠ THI NÂNG NGẠCH THẨM TRA VIÊN, THƯ KÝ TÒA ÁN
Điều 14. Hội đồng thi nâng ngạch
1. Hội đồng thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thành lập. Hội đồng có 07 thành viên, gồm Chủ tịch Hội đồng, 01 Phó Chủ tịch Hội đồng và các Ủy viên Hội đồng, trong đó có 01 ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng, cụ thể như sau:
a) Chủ tịch Hội đồng: 01 Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
b) Phó Chủ tịch Hội đồng: Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao.
c) Các Ủy viên:
- Đại diện lãnh đạo Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao;
- Đại diện lãnh đạo Học viện Tòa án;
- Đại diện lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp cao;
- Đại diện lãnh đạo Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội (hoặc thành phố Hồ Chí Minh);
- Trưởng phòng Quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức (Phòng 5) của Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao, kiêm Thư ký Hội đồng.
2. Hội đồng thi nâng ngạch làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức các kỳ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án theo quy định, gồm:
- Thi nâng ngạch Thư ký viên, từ Thư ký viên lên Thư ký viên chính, từ Thư ký viên chính lên Thư ký viên cao cấp;
- Thi nâng ngạch từ Thẩm tra viên lên Thẩm tra viên chính, từ Thẩm tra viên chính lên Thẩm tra viên cao cấp.
b) Thành lập bộ phận giúp việc gồm: Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban phúc khảo;
c) Tổ chức thu phí dự thi và sử dụng theo quy định;
d) Tổ chức chấm thi và phúc khảo theo quy định;
đ) Tổng hợp, báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về kết quả kỳ thi nâng ngạch;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức kỳ thi.
Điều 15. Ban giám sát kỳ thi nâng ngạch
1. Ban giám sát kỳ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thành lập, gồm 05 thành viên, cụ thể như sau:
a) Trưởng ban: Trưởng ban Ban Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao.
c) Các Ủy viên:
- Đại diện lãnh đạo Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao;
- Đại diện Ban Thường vụ Công đoàn Tòa án nhân dân tối cao;
- Trưởng phòng Phòng Bảo vệ chính trị nội bộ của Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao;
- Trưởng phòng của Ban Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao.
2. Ban giám sát kỳ thi nâng ngạch làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Giám sát việc thực hiện các quy định về tổ chức kỳ thi;
b) Giám sát về hồ sơ, tiêu chuẩn và điều kiện của người dự thi;
c) Giám sát về thực hiện quy chế và nội quy của kỳ thi;
d) Các công tác khác theo yêu cầu của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Điều 16. Xây dựng kế hoạch thi nâng ngạch
1. Chậm nhất là ngày 31 tháng 3 hàng năm, Vụ Tổ chức - Cán bộ phải có văn bản báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về số lượng, cơ cấu ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án hiện có của các đơn vị, Tòa án nhân dân; nhu cầu thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án; số lượng chỉ tiêu nâng ngạch của từng ngạch.
2. Căn cứ ý kiến của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về số lượng chỉ tiêu nâng ngạch theo quy định tại khoản 1 Điều này, Vụ Tổ chức - Cán bộ xây dựng kế hoạch tổ chức thi nâng ngạch báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt.
3. Căn cứ kế hoạch đã được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt, Vụ Tổ chức - Cán bộ thông báo đến các đơn vị, Tòa án nhân dân và công khai trên Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao về số lượng, chỉ tiêu; tiêu chuẩn, điều kiện, đối tượng tham dự và hồ sơ đăng ký thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.
Điều 17. Hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch
1. Hồ sơ đăng ký dự thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, gồm có các tài liệu như sau:
a) Bản sơ yếu lý lịch của công chức theo mẫu số 2C (do Bội Nội vụ ban hành), có xác nhận của cơ quan sử dụng công chức;
b) Bản nhận xét, đánh giá công chức của người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức theo các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 13 của Quy định này;
c) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của ngạch đăng ký dự thi được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;
d) Các yêu cầu khác theo quy định của tiêu chuẩn nghiệp vụ ngạch công chức dự thi.
2. Việc xem xét, quyết định công chức có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện tham dự kỳ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án do Hội đồng thi nâng ngạch Tòa án nhân dân tối cao thực hiện theo quy định.
Điều 18. Tổ chức thi nâng ngạch
Việc tổ chức thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án được thực hiện theo Nội quy thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án (phụ lục số 1) và Quy chế tổ chức thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án (phụ lục số 2) ban hành kèm theo Quy định này.
Điều 19. Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch
1. Công chức trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Thi đủ các bài thi của các môn thi theo quy định;
b) Có số điểm của mỗi bài thi đạt từ 5 điểm trở lên, các bài thi được chấm theo thang điểm 10;
c) Khi đạt đủ các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này, người trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch được xác định là người có tổng số điểm cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được nâng ngạch gắn với vị trí việc làm của đơn vị, Tòa án nhân dân;
d) Trường hợp nhiều người có tổng số điểm bằng nhau ở chỉ tiêu nâng ngạch cuối cùng của đơn vị, Tòa án nhân dân: Hội đồng thi nâng ngạch lập riêng danh sách số người này, báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định người trúng tuyển ở chỉ tiêu nâng ngạch cuối cùng này.
2. Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án không trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch theo quy định tại khoản 1 Điều này không được bảo lưu kết quả thi nâng ngạch cho các kỳ thi nâng ngạch lần sau.
Điều 20. Thông báo kết quả kỳ thi và bổ nhiệm vào ngạch công chức
1. Hội đồng thi nâng ngạch công chức có trách nhiệm thông báo cho các đơn vị, Tòa án nhân dân về điểm thi của công chức dự thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có thông báo điểm thi, công chức có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả bài thi đến Hội đồng thi nâng ngạch công chức. Hội đồng thi nâng ngạch công chức có trách nhiệm tổ chức chấm phúc khảo và công bố kết quả trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo theo quy định tại Khoản này.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hoàn thành các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Hội đồng thi nâng ngạch công chức phải báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt kết quả kỳ thi và danh sách công chức trúng tuyển.
4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hoàn thành các quy định tại khoản 3 Điều này, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định công nhận kết quả kỳ thi nâng ngạch và danh sách người trúng tuyển. Trên cơ sở đó, Vụ Tổ chức - Cán bộ thông báo đến đơn vị, Tòa án nhân dân có công chức tham dự kỳ thi và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao.
5. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được danh sách người trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch, người đứng đầu cơ quan quản lý công chức ra quyết định bổ nhiệm ngạch và xếp lương cho công chức trúng tuyển theo quy định tại Khoản 3 Điều 92, Khoản 3 Điều 93 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014.
Điều 21. Trách nhiệm thực hiện
1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý và tổ chức triển khai thực hiện đúng Quy định này.
2. Giao Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao theo dõi, đôn đốc và báo cáo về tình hình thực hiện Quy định này.
Điều 22. Các văn bản ban hành kèm theo Quy định
Các văn bản được ban hành kèm theo Quy định này, gồm có:
1. Phụ lục số 1: Nội quy kỳ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án;
2. Phụ lục số 2: Quy chế tổ chức thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.
Điều 23. Sửa đổi, bổ sung Quy định
1. Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu phát hiện những vướng mắc, khó khăn đề nghị phản ánh về Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao để tổng hợp, kịp thời đề xuất với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét.
2. Việc sửa đổi, bổ sung Quy định này do Chánh án Toà án nhân dân tối cao quyết định ./.
KỲ THI NÂNG NGẠCH THẨM TRA
VIÊN, THƯ KÝ TÒA ÁN
(Ban hành kèm theo Quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn; tiêu chuẩn,
điều kiện dự thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án)
Điều 1. Quy định đối với thí sinh tham dự kỳ thi
1. Phải có mặt trước phòng thi đúng giờ quy định. Trang phục theo đúng quy định của Tòa án nhân dân.
2. Xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ công chức để giám thị phòng thi đối chiếu khi gọi vào phòng thi.
3. Ngồi đúng chỗ theo số báo danh, để Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ công chức lên mặt bàn để giám thị phòng thi và các thành viên Hội đồng thi kiểm tra.
4. Chỉ được mang vào phòng thi bút viết, thước kẻ; không được mang vào phòng thi điện thoại di động, máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tính, các phương tiện thông tin khác và các loại giấy tờ, tài liệu có liên quan đến nội dung thi (trừ trường hợp đề thi có quy định khác).
5. Chỉ sử dụng loại giấy thi được phát để làm bài thi, không được làm bài thi trên giấy khác. Phải ghi đầy đủ các mục quy định trong giấy làm bài thi. Mỗi tờ giấy thi phải có đủ chữ ký của 02 giám thị phòng thi, bài thi không có đủ chữ ký của 02 giám thị phòng thi được xem là không hợp lệ.
6. Bài thi chỉ được viết bằng một loại mực có màu xanh hoặc màu đen. Không được sử dụng các loại mực màu khác, mực nhũ, mực phản quang, bút chì để làm bài thi.
7. Trừ phần ghi bắt buộc trên trang phách, thí sinh không được ghi họ tên, chữ ký của thí sinh, chức danh, tên cơ quan, hoặc các dấu hiệu khác lên bài thi.
8. Giữ trật tự và không được hút thuốc trong phòng thi.
9. Không được trao đổi với người khác trong thời gian thi, không được trao đổi giấy thi, giấy nháp, không được quay cóp bài thi của thí sinh khác hoặc có bất kỳ một hành động gian lận nào khác để đạt được kết quả thi tốt hơn.
10. Nếu cần hỏi điều gì, phải hỏi công khai giám thị phòng thi.
11. Trường hợp cần viết lại thì gạch chéo hoặc gạch ngang phần đã viết trong bài thi (trừ trường hợp đề thi có quy định khác).
12. Chỉ được ra ngoài phòng thi sau 2/3 thời gian làm bài và phải được sự đồng ý của giám thị phòng thi. Không giải quyết cho thí sinh ra ngoài phòng thi đối với môn thi có thời gian dưới 60 phút.
13. Trong trường hợp thí sinh có đau, ốm bất thường thì phải báo cáo giám thị phòng thi và giám thị phòng thi phải báo ngay cho Trưởng ban coi thi xem xét, giải quyết.
14. Ngừng làm bài và nộp bài cho giám thị phòng thi ngay sau khi giám thị phòng thi tuyên bố hết thời gian làm bài thi. Phải ghi rõ số tờ, số trang của bài thi đã nộp và ký vào danh sách nộp bài thi. Trường hợp không làm được bài, thí sinh cũng phải nộp lại giấy thi.
Điều 2. Xử lý vi phạm đối với thí sinh
1. Thí sinh vi phạm nội quy thi đều phải lập biên bản và tùy theo mức độ vi phạm, thí sinh sẽ bị xử lý kỷ luật theo các hình thức sau:
a) Khiển trách
Áp dụng đối với thí sinh vi phạm một trong các lỗi:
- Cố ý ngồi không đúng chỗ ghi số báo danh của mình;
- Trao đổi với người khác đã bị nhắc nhở nhưng vẫn không chấp hành;
- Mang tài liệu vào phòng thi nhưng chưa sử dụng (trừ trường hợp đề thi có quy định được mang tài liệu vào phòng thi).
Hình thức kỷ luật khiển trách do giám thị phòng thi lập biên bản và công bố công khai tại phòng thi. Thí sinh bị khiển trách ở bài thi nào sẽ bị trừ 20% kết quả điểm thi của bài thi đó.
b) Cảnh cáo
Áp dụng đối với thí sinh vi phạm một trong các lỗi:
- Đã bị khiển trách nhưng vẫn tiếp tục vi phạm nội quy phòng thi;
- Sử dụng tài liệu trong phòng thi (trừ trường hợp đề thi có quy định được sử dụng tài liệu trong phòng thi);
- Trao đổi giấy nháp, bài thi cho nhau;
- Chép bài của người khác;
- Sử dụng điện thoại di động, máy ghi âm, máy ảnh, máy vi tính và các phương tiện thông tin khác trong phòng thi (trừ trường hợp đề thi có quy định khác).
Hình thức kỷ luật cảnh cáo do giám thị phòng thi lập biên bản, thu tang vật và công bố công khai tại phòng thi. Thí sinh bị cảnh cáo ở bài thi nào thì sẽ bị trừ 40% kết quả điểm thi của bài thi đó.
c) Đình chỉ thi
Áp dụng đối với thí sinh vi phạm đã bị lập biên bản cảnh cáo nhưng vẫn cố tình vi phạm nội quy thi;
Hình thức kỷ luật đình chỉ thi do Trưởng ban coi thi quyết định và công bố công khai tại phòng thi. Thí sinh bị đình chỉ thi môn nào thì bài thi môn đó được chấm điểm 0.
d) Hủy bỏ kết quả thi: Áp dụng đối với thí sinh phát hiện đánh tráo bài thi, thi hộ hoặc đã bị xử lý kỷ luật ở bài thi trước, nhưng bài thi sau vẫn cố tình vi phạm nội quy đến mức cảnh cáo.
đ) Nếu thí sinh vi phạm ở mức độ nghiêm trọng, cố ý gây mất an toàn trong phòng thi thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Các trường hợp thí sinh vi phạm nội quy thi phải lập biên bản thì 02 giám thị phòng thi và thí sinh phải ký vào biên bản. Sau khi lập biên bản và công bố công khai tại phòng thi, giám thị 1 phòng thi phải báo cáo ngay với Trưởng ban coi thi.
3. Thí sinh có quyền tố giác những người vi phạm nội quy, quy chế thi cho giám thị, Trưởng ban coi thi hoặc Hội đồng thi.
Điều 3. Quy định đối với giám thị phòng thi, giám thị hành lang
1. Phải có mặt tại địa điểm thi đúng giờ quy định. Trang phục gọn gàng thể hiện văn minh, lịch sự.
2. Thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao theo quy chế và nội quy của kỳ thi.
3. Giữ trật tự, không được hút thuốc, không được sử dụng điện thoại di động, máy ảnh trong phòng thi.
4. Không được trao đổi riêng với bất kỳ thí sinh nào trong thời gian thi.
Điều 4. Xử lý vi phạm đối với giám thị phòng thi, giám thị hành lang
1. Giám thị phòng thi, giám thị hành lang vi phạm các quy định tại Điều 3 của Nội quy này thì tùy theo mức độ vi phạm, Trưởng ban coi thi nhắc nhở hoặc đề nghị Chủ tịch Hội đồng thi đình chỉ nhiệm vụ giám thị.
2. Trường hợp giám thị phòng thi có các hành vi làm lộ đề thi, chuyển đề thi ra ngoài, chuyển đáp án từ ngoài vào phòng thi thì Chủ tịch Hội đồng thi đình chỉ nhiệm vụ giám thị. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến kết quả kỳ thi thì bị xem xét xử lý kỷ luật theo quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức hoặc bị truy tố theo quy định của pháp luật.
TỔ CHỨC THI NÂNG NGẠCH THẨM
TRA VIÊN, THƯ KÝ TÒA ÁN
(Ban hành kèm theo Quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn; tiêu chuẩn,
điều kiện dự thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án)
Mục 1. HỘI ĐỒNG THI NÂNG NGẠCH
Điều 1. Hội đồng thi nâng ngạch
1. Hội đồng thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án (sau đây viết tắt là Hội đồng thi) do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn, điều kiện và thủ tục, hồ sơ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án (ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-CA ngày tháng năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao).
3. Hội đồng thi được sử dụng con dấu, tài khoản của Tòa án nhân dân tối cao trong các hoạt động của Hội đồng.
Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Hội đồng thi
1. Chủ tịch Hội đồng thi:
a) Chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng thi theo quy định, chỉ đạo tổ chức kỳ thi bảo đảm đúng nội quy, quy chế của kỳ thi;
b) Phân công trách nhiệm cho từng thành viên của Hội đồng thi;
c) Quyết định thành lập Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi, Ban phúc khảo;
d) Tổ chức việc xây dựng đề thi, lựa chọn đề thi, bảo quản, lưu trữ các đề thi theo đúng quy định; bảo đảm bí mật đề thi theo chế độ tài liệu tuyệt mật;
đ) Tổ chức việc coi thi, quản lý bài thi, đánh số phách, rọc phách, quản lý phách và chấm thi theo quy định;
e) Báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định công nhận kết quả kỳ thi;
g) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức kỳ thi.
2. Phó Chủ tịch Hội đồng thi: giúp Chủ tịch Hội đồng thi điều hành hoạt động của Hội đồng thi và thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể của Hội đồng thi theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng thi.
3. Các Ủy viên của Hội đồng thi do Chủ tịch Hội đồng thi phân công nhiệm vụ cụ thể để bảo đảm các hoạt động của Hội đồng thi thực hiện đúng quy định.
4. Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi giúp Chủ tịch Hội đồng thi:
a) Chuẩn bị các văn bản, tài liệu cần thiết của Hội đồng thi và ghi biên bản các cuộc họp của Hội đồng thi;
b) Tổ chức và chuẩn bị các tài liệu để hướng dẫn ôn tập cho thí sinh;
c) Tổ chức việc thu phí dự thi nâng ngạch, quản lý chi tiêu và thanh quyết toán phí dự thi nâng ngạch theo đúng quy định;
d) Nhận và kiểm tra niêm phong bài thi từ Trưởng ban coi thi; bàn giao bài thi cho Trưởng ban phách, nhận bài thi đã rọc phách và đánh số phách từ Trưởng ban phách; bàn giao bài thi đã rọc phách cho Trưởng ban chấm thi và thu bài thi đã có kết quả chấm thi từ Trưởng ban chấm thi theo đúng quy định;
đ) Tổng hợp, báo cáo kết quả thi với Hội đồng thi;
e) Nhận đơn phúc khảo và ghi rõ ngày nhận đơn phúc khảo theo dấu văn thư của cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch chuyển đến, kịp thời báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi để báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch xem xét, quyết định.
Mục 2. CÁC BỘ PHẬN GIÚP VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG THI
1. Ban coi thi do Chủ tịch Hội đồng thi thành lập, gồm các thành viên: Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các giám thị.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Ban coi thi:
a) Trưởng ban coi thi:
- Giúp Hội đồng thi tổ chức kỳ thi theo đúng quy chế và nội quy của kỳ thi;
- Bố trí phòng thi; phân công nhiệm vụ cho Phó trưởng ban coi thi; phân công giám thị phòng thi và giám thị hành lang cho từng môn thi;
- Nhận và bảo quản đề thi theo đúng quy định;
- Tạm đình chỉ việc coi thi của giám thị, kịp thời báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi quyết định hoặc đình chỉ thi đối với thí sinh nếu thấy có căn cứ vi phạm nội quy, quy chế của kỳ thi;
- Tổ chức thu bài thi của thí sinh và niêm phong bài thi để bàn giao cho Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi.
b) Phó Trưởng ban coi thi:
Giúp Trưởng ban coi thi điều hành một số hoạt động của Ban coi thi theo sự phân công của Trưởng ban coi thi.
c) Giám thị phòng thi:
Mỗi phòng thi được phân công 02 giám thị, trong đó có một giám thị được Trưởng ban coi thi phân công chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức thi tại phòng thi (gọi là giám thị 1). Giám thị 1 phân công nhiệm vụ cụ thể cho các giám thị tại phòng thi. Giám thị phòng thi thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Kiểm tra phòng thi, đánh số báo danh của thí sinh vào chỗ ngồi tại phòng thi;
- Gọi thí sinh vào phòng thi; kiểm tra giấy chứng minh nhân dân (hoặc Thẻ công chức) của thí sinh; chỉ cho phép thí sinh mang vào phòng thi những vật dụng theo quy định; hướng dẫn thí sinh ngồi theo đúng vị trí;
- Ký vào giấy làm bài thi và giấy nháp theo quy định; phát giấy thi, giấy nháp cho thí sinh; hướng dẫn thí sinh các quy định về làm bài thi, nội quy thi;
- Nhận đề thi; kiểm tra niêm phong đề thi có sự chứng kiến của thí sinh; mở đề thi; đọc đề thi hoặc phát đề thi cho thí sinh theo quy định;
- Thực hiện nhiệm vụ coi thi theo nội quy, quy chế của kỳ thi;
- Xử lý các trường hợp vi phạm nội quy thi; lập biên bản và báo cáo Trưởng ban coi thi xem xét, quyết định nếu vi phạm đến mức phải đình chỉ thi;
- Thu bài thi theo đúng thời gian quy định; kiểm tra bài thi do thí sinh nộp, đảm bảo đúng họ tên, số báo danh, số tờ; ký biên bản và bàn giao bài thi, đề thi đã nhân bản chưa phát hết cho thí sinh và các biên bản vi phạm (nếu có) cho Trưởng ban coi thi.
d) Giám thị hành lang:
- Giữ gìn trật tự và bảo đảm an toàn bên ngoài phòng thi;
- Phát hiện, nhắc nhở, phê bình, cùng giám thị phòng thi lập biên bản thí sinh vi phạm nội quy, quy chế của kỳ thi ở khu vực hành lang. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng như gây mất trật tự, an toàn ở khu vực hành lang phải báo ngay cho Trưởng ban coi thi xem xét, giải quyết;
- Không được vào phòng thi.
3. Tiêu chuẩn giám thị:
a) Người được cử làm giám thị phải là công chức ở ngạch Thẩm tra viên trở lên;
b) Không cử làm giám thị đối với những người: là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của bên vợ hoặc chồng, vợ hoặc chồng của người dự thi; những người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật;
c) Người được cử làm giám thị không được tham gia Ban đề thi và Ban chấm thi.
1. Ban phách do Chủ tịch Hội đồng thi thành lập gồm các thành viên: Trưởng ban và các ủy viên.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Ban phách:
a) Trưởng ban phách:
- Giúp Hội đồng thi và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban phách để tổ chức thực hiện việc đánh số phách và rọc phách các bài thi theo đúng quy định của kỳ thi;
- Niêm phong phách và bài thi đã được rọc phách, bàn giao cho Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi theo đúng quy định.
b) Ủy viên Ban phách:
- Đánh số phách và rọc phách các bài thi theo phân công của Trưởng ban phách;
- Bảo đảm bí mật số phách.
3. Tiêu chuẩn thành viên Ban phách:
a) Người được cử làm thành viên Ban phách phải là công chức đang ở ngạch Thẩm tra viên trở lên;
b) Không cử làm thành viên Ban phách đối với những người: là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của bên vợ hoặc chồng, vợ hoặc chồng của người dự thi; những người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật;
c) Người được cử làm thành viên Ban phách không được tham gia Ban chấm thi.
1. Ban đề thi do Chủ tịch Hội đồng thi thành lập gồm các thành viên: Trưởng ban và các ủy viên.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Ban đề thi:
a) Trưởng ban đề thi:
- Giúp Hội đồng thi tổ chức thực hiện việc xây dựng bộ đề thi hoặc ngân hàng câu hỏi theo đúng quy định;
- Giữ bí mật của bộ đề thi hoặc ngân hàng câu hỏi theo quy định.
b) Ủy viên Ban đề thi:
- Tham gia xây dựng bộ đề thi hoặc ngân hàng câu hỏi theo phân công của Trưởng ban đề thi;
- Giữ bí mật của bộ đề thi hoặc ngân hàng câu hỏi theo quy định.
3. Tiêu chuẩn thành viên Ban đề thi:
a) Người được cử làm thành viên Ban đề thi phải là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; công chức lãnh đạo, quản lý; chuyên gia nghiên cứu khoa học có trình độ chuyên môn trên đại học hoặc người có nhiều kinh nghiệm đối với môn thi;
b) Không cử làm thành viên Ban đề thi đối với những người: là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của bên vợ hoặc chồng, vợ hoặc chồng của người dự thi; những người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật;
c) Người được cử làm thành viên Ban đề thi không được tham gia Ban coi thi.
1. Ban chấm thi do Chủ tịch Hội đồng thi thành lập gồm các thành viên: Trưởng ban và các ủy viên.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Ban chấm thi:
a) Trưởng ban chấm thi:
- Giúp Hội đồng thi tổ chức thực hiện việc chấm thi theo đúng quy định;
- Phân công các ủy viên Ban chấm thi bảo đảm nguyên tắc mỗi bài thi viết, thi vấn đáp phải có ít nhất 02 thành viên chấm thi;
- Tổ chức trao đổi để thống nhất báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi xem xét, phê duyệt đáp án, thang điểm chi tiết của đề thi trước khi chấm thi;
- Nhận và phân chia bài thi của thí sinh cho các thành viên Ban chấm thi, bàn giao biên bản chấm thi và kết quả chấm thi cho Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi;
- Lập biên bản và báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi xem xét và giải quyết khi phát hiện bài thi của thí sinh vi phạm nội quy, quy chế của kỳ thi;
- Tổng hợp kết quả chấm thi, bàn giao cho Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi. Giữ gìn bí mật kết quả điểm thi;
- Quyết định chấm lại bài thi trong trường hợp các thành viên chấm thi chấm chênh lệch nhau trên 10% so với điểm tối đa đối với cùng một bài thi.
b) Ủy viên Ban chấm thi:
- Chấm điểm các bài thi theo đúng đáp án và thang điểm;
- Báo cáo dấu hiệu vi phạm trong các bài thi với Trưởng ban chấm thi và đề nghị hình thức xử lý.
3. Tiêu chuẩn thành viên Ban chấm thi:
a) Người được cử làm thành viên Ban chấm thi phải là: Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán cao cấp; công chức lãnh đạo, quản lý; chuyên gia nghiên cứu khoa học có trình độ chuyên môn trên đại học hoặc người có nhiều kinh nghiệm đối với môn thi;
b) Không cử làm thành viên Ban chấm thi đối với những người: là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của bên vợ hoặc chồng, vợ hoặc chồng của người dự thi; những người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật;
c) Người được cử làm thành viên Ban chấm thi không được tham gia vào Ban coi thi và Ban phách.
Điều 7. Công tác chuẩn bị kỳ thi
1. Trước ngày thi ít nhất 15 ngày, Hội đồng thi gửi thông báo triệu tập thí sinh dự thi, thông báo cụ thể thời gian, địa điểm tổ chức ôn thi (nếu có) và địa điểm tổ chức thi cho các thí sinh có đủ điều kiện dự thi.
2. Trước ngày thi 01 ngày, Hội đồng thi niêm yết danh sách thí sinh theo số báo danh và theo phòng thi, sơ đồ vị trí các phòng thi, nội quy thi, hình thức thi, thời gian thi đối với từng môn thi tại địa điểm tổ chức thi.
3. Trước ngày thi ít nhất 01 ngày, Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi phải hoàn thành các công tác chuẩn bị cho kỳ thi như sau:
a) Chuẩn bị các mẫu biểu liên quan đến tổ chức thi, gồm: danh sách thí sinh để gọi vào phòng thi; danh sách để thí sinh ký nộp bài thi; mẫu biên bản bàn giao, nhận đề thi, mẫu biên bản mở đề thi, mẫu biên bản xử lý vi phạm nội quy thi; mẫu biên bản bàn giao bài thi và mẫu biên bản tạm giữ các giấy tờ, vật dụng của thí sinh vi phạm quy chế thi;
b) Chuẩn bị thẻ cho các thành viên Hội đồng thi, Ban coi thi, Ban giám sát kỳ thi, bộ phận phục vụ kỳ thi. Thẻ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Hội đồng thi, Trưởng ban coi thi và Trưởng ban giám sát kỳ thi thì in đầy đủ họ tên và chức danh. Thẻ của các thành viên khác và giám sát viên chỉ in chức danh.
1. Trước khi bắt đầu kỳ thi phải tổ chức lễ khai mạc kỳ thi.
2. Trình tự tổ chức lễ khai mạc như sau: chào cờ; tuyên bố lý do; giới thiệu đại biểu; công bố quyết định thành lập Hội đồng thi; công bố quyết định tổ chức kỳ thi; công bố quyết định thành lập Ban coi thi, Ban giám sát kỳ thi; Chủ tịch Hội đồng thi nâng ngạch tuyên bố khai mạc kỳ thi; phổ biến kế hoạch thi, quy chế thi, nội quy thi.
Điều 9. Tổ chức các cuộc họp Ban coi thi
1. Sau lễ khai mạc, Trưởng ban coi thi tổ chức họp Ban coi thi; phổ biến kế hoạch, quy chế, nội quy, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các thành viên Ban coi thi; thống nhất các hướng dẫn cần thiết để giám thị thực hiện và hướng dẫn cho thí sinh thực hiện trong quá trình thi.
2. Đối với mỗi môn thi, trước giờ thi 60 phút, Trưởng ban coi thi họp Ban coi thi; phân công giám thị từng phòng thi theo nguyên tắc không lặp lại giám thị phòng thi đối với môn thi khác trên cùng một phòng thi; phổ biến những hướng dẫn và lưu ý cần thiết cho các giám thị phòng thi và giám thị hành lang đối với môn thi.
3. Trường hợp cần thiết, khi kết thúc môn thi, Trưởng ban coi thi tổ chức họp Ban coi thi để rút kinh nghiệm.
Điều 10. Cách bố trí, sắp xếp trong phòng thi
1. Đối với các môn thi theo hình thức thi viết, thi trắc nghiệm: mỗi phòng thi bố trí tối đa 50 thí sinh, mỗi thí sinh ngồi một bàn hoặc ngồi cách nhau ít nhất 1 mét. Trước giờ thi 30 phút, giám thị phòng thi đánh số báo danh của thí sinh tại phòng thi và gọi thí sinh vào phòng thi.
2. Đối với các môn thi theo hình thức thi vấn đáp: phòng thi được bố trí bàn cho các thí sinh chuẩn bị trả lời sau khi bốc thăm ngẫu nhiên câu hỏi và bàn để hỏi thi vấn đáp.
3. Đối với môn thi bảo vệ đề án, phòng thi được bố trí như phòng bảo vệ luận án, luận văn.
4. Đối với môn thi theo hình thức thi thực hành: phòng thi phải được bố trí phù hợp với yêu cầu thực hành. Trường hợp thi thực hành trên máy, phòng thí nghiệm và phương tiện khác thì Hội đồng thi phải chuẩn bị máy, phòng thí nghiệm và phương tiện phù hợp với tình huống để thi thực hành.
1. Chủ tịch Hội đồng thi chỉ đạo Ban đề thi tổ chức việc ra đề thi và trình Chủ tịch Hội đồng thi quyết định lựa chọn đề thi.
2. Nội dung đề thi phải căn cứ vào tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch dự thi, kết cấu đề thi phải bảo đảm tính chính xác, khoa học. Mỗi đề thi phải có đáp án và thang điểm chi tiết. Đề thi phải được đóng trong phong bì, niêm phong và bảo quản theo chế độ tài liệu tuyệt mật; việc giao nhận, mở đề thi đều phải lập biên bản theo quy định.
3. Đối với mỗi môn thi bằng hình thức thi viết, phải chuẩn bị ít nhất một đề thi chính thức và một đề thi dự phòng.
4. Đối với mỗi môn thi bằng hình thức thi trắc nghiệm, phải chuẩn bị ít nhất 02 đề thi chính thức và 02 đề thi dự phòng. Đề thi được nhân bản để phát cho từng thí sinh, thí sinh ngồi gần nhau không được sử dụng đề thi giống nhau.
5. Đối với mỗi môn thi bằng hình thức thi vấn đáp, phải chuẩn bị ít nhất 30 đề thi, được nhân bản để thí sinh bốc thăm ngẫu nhiên.
6. Việc nhân bản đề thi (thi viết, thi trắc nghiệm) do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định, bảo đảm hoàn thành trước giờ thi 60 phút. Đề thi sau khi nhân bản được niêm phong và bảo quản theo chế độ tài liệu tuyệt mật. Người tham gia nhân bản đề thi phải được cách ly cho đến khi thí sinh bắt đầu làm bài thi.
Điều 12. Giấy làm bài thi, giấy nháp
1. Đối với hình thức thi viết, giấy làm bài thi được in sẵn theo mẫu quy định, có chữ ký của 02 giám thị phòng thi.
2. Đối với hình thức thi trắc nghiệm, thí sinh làm bài trực tiếp trên trang dành riêng để làm bài.
3. Giấy nháp: sử dụng thống nhất một loại giấy nháp do Hội đồng thi phát ra, có chữ ký của giám thị tại phòng thi.
Điều 13. Xác nhận tình trạng đề thi và mở đề thi
1. Giám thị phòng thi mời 02 đại diện thí sinh kiểm tra niêm phong phong bì đựng đề thi và ký biên bản xác nhận phong bì đựng đề thi được niêm phong theo quy định.
2. Trường hợp phong bì đựng đề thi bị mất dấu niêm phong hoặc có dấu hiệu nghi ngờ khác, giám thị phòng thi lập biên bản (có xác nhận của 02 đại diện thí sinh) tại phòng thi; đồng thời thông báo Trưởng ban coi thi để báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi xem xét, giải quyết. Trường hợp sau khi đã mở đề thi, nếu phát hiện đề thi có lỗi (đề thi có sai sót, nhầm đề thi, thiếu trang, nhầm trang …) thì giám thị phòng thi (giám thị 1) phải thông báo ngay cho Trưởng ban coi thi để lập biên bản và Trưởng ban coi thi phải báo cáo ngay lên Chủ tịch Hội đồng thi xem xét, giải quyết.
3. Chỉ có Chủ tịch Hội đồng thi mới có quyền cho phép sử dụng đề thi dự phòng.
Điều 14. Cách tính thời gian làm bài thi
1. Đối với hình thức thi viết: Thời gian bắt đầu làm bài thi được tính từ sau khi giám thị viết xong đề thi lên bảng và đọc lại hết đề thi; trường hợp đề thi đã được nhân bản để phát cho từng thí sinh thì tính từ giám thị phát đủ đề thi cho thí sinh và đọc lại hết đề thi. Thời gian làm bài thi được ghi trên đề thi, giám thị phòng thi ghi thời gian bắt đầu và thời gian nộp bài lên bảng trong phòng thi. Trường hợp thi viết đề án thì thời gian làm bài là 01 ngày theo hướng dẫn của Hội đồng thi.
2. Đối với hình thức thi trắc nghiệm: Thời gian bắt đầu làm bài thi được tính sau 5 phút kể từ khi phát xong đề thi cho thí sinh. Thời gian làm bài được ghi trên đề thi, giám thị phòng thi ghi thời gian bắt đầu và thời gian nộp bài lên bảng trong phòng thi.
3. Đối với hình thức thi vấn đáp: Thời gian chuẩn bị và trả lời câu hỏi của mỗi thí sinh tối đa là 30 phút.
4. Đối với hình thức thi thực hành: Thời gian làm bài thi thực hiện theo yêu cầu của đề thi.
5. Đối với hình thức thi bảo vệ đề án: Thời gian bảo vệ đề án của mỗi thí sinh tối đa là 30 phút.
Điều 15. Thu bài thi và bàn giao bài thi
1. Đối với hình thức thi viết và thi trắc nghiệm:
a) Thu bài thi:
Khi hết thời gian làm bài thi, giám thị phòng thi yêu cầu thí sinh dừng làm bài và nộp bài thi. Giám thị phòng thi kiểm tra số tờ, số trang của bài thi của từng thí sinh, ghi vào danh sách nộp bài thi và yêu cầu thí sinh, các giám thị phòng thi ký vào danh sách nộp bài thi;
b) Bàn giao bài thi:
- Giám thị từng phòng thi bàn giao toàn bộ bài thi của thí sinh, đề thi đã nhân bản chưa phát hết cho thí sinh và các văn bản khác có liên quan cho Trưởng ban coi thi. Trưởng ban coi thi bàn giao toàn bộ bài thi cho Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi.
- Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi chỉ được bàn giao bài thi cho Trưởng ban chấm thi sau khi toàn bộ các bài thi của thí sinh đã được đánh số phách và rọc phách.
2. Đối với hình thức thi vấn đáp, thi thực hành hoặc thi bảo vệ đề án:
Kết quả chấm thi phải được tổng hợp vào bảng kết quả thi có chữ ký của các thành viên chấm thi và giao ngay cho Trưởng ban chấm thi. Trưởng ban chấm thi niêm phong kết quả trước sự chứng kiến của thành viên chấm thi. Trưởng ban chấm thi bàn giao toàn bộ kết quả cho Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi ngay khi kết thúc buổi thi.
3. Việc giao, nhận bài thi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này đều phải có biên bản xác nhận đối với từng môn thi.
1. Trưởng ban chấm thi tổ chức, quản lý việc chấm thi tập trung tại địa điểm quy định, không được mang bài thi của thí sinh ra khỏi địa điểm chấm thi.
Thành viên chấm thi chỉ căn cứ vào nội dung bài thi và đáp án, thang điểm đã được Chủ tịch Hội đồng thi phê duyệt để chấm thi. Chỉ chấm những bài thi hợp lệ là bài thi làm trên giấy do Hội đồng thi phát, có đủ chữ ký của 02 giám thị phòng thi. Không chấm những bài làm trên giấy khác với giấy dùng cho kỳ thi đó, bài làm trên giấy nháp, bài có nhiều chữ khác nhau hoặc có viết, vẽ trái với thuần phong mỹ tục, bài có đánh dấu, bài viết từ 02 loại mực trở lên.
2. Mỗi bài thi được 02 thành viên chấm thi độc lập; nếu điểm của 02 thành viên chấm chênh lệch như từ 10% trở xuống so với số điểm tối đa thì lấy điểm bình quân; nếu chênh lệch trên 10% so với điểm tối đa thì thực hiện như sau:
a) Đối với môn thi bằng hình thức thi viết và thi trắc nghiệm thì bài thi đó được chấm lại bởi 02 thành viên chấm thi khác, nếu vẫn chênh lệch trên 10% so với điểm tối đa thì chuyển 02 kết quả lên Trưởng ban chấm thi để báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi xem xét, quyết định;
b) Đối với môn thi bằng hình thức thi vấn đáp, thi thực hành và thi bảo vệ đề án thì các thành viên chấm thi trao đổi để thống nhất ngay khi kết thúc phần thi đối với thí sinh đó, nếu không thống nhất được thì chuyển kết quả lên Trưởng ban chấm thi để báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi xem xét, quyết định.
3. Điểm của bài thi phải được thành viên chấm thi ghi rõ bằng số và bằng chữ vào phần dành để ghi điểm trên bài thi và trên bảng tổng hợp điểm chấm thi, nếu có sửa chữa thì phải có chữ ký của 02 thành viên chấm thi ở bên cạnh nơi ghi điểm đã sửa chữa. Trường hợp điểm thi của thí sinh do Chủ tịch Hội đồng thi quyết định theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này thì Chủ tịch Hội đồng thi cũng phải ký tên vào bên cạnh nơi ghi điểm do Chủ tịch Hội đồng thi đã quyết định.
4. Sau khi chấm xong bài thi của từng môn thi, từng thành viên chấm thi tổng hợp kết quả thi và ký vào bảng tổng hợp, nộp cho Trưởng ban chấm thi. Trưởng ban chấm thi niêm phong và bàn giao cho Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi quản lý theo chế độ tài liệu tuyệt mật.
Điều 17. Ghép phách và tổng hợp kết quả thi
1. Sau khi tổ chức chấm thi xong mới được tổ chức ghép phách. Trưởng ban phách niêm phong danh sách thí sinh sau khi ghép phách và bàn giao cho Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi.
2. Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi chịu trách nhiệm tổ chức tổng hợp kết quả thi sau khi ghép phách và báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi.
3. Chủ tịch Hội đồng thi báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch về kết quả kỳ thi nâng ngạch để xem xét, công nhận kết quả kỳ thi.
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập Ban giám sát kỳ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký viên, gồm các thành viên: Trưởng ban giám sát kỳ thi và các giám sát viên. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban giám sát kỳ thi được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn, điều kiện và thủ tục, hồ sơ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án (ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-CA ngày tháng năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao).
Nhiệm vụ cụ thể của các giám sát viên do Trưởng ban giám sát kỳ thi phân công.
2. Nội dung giám sát gồm: việc thực hiện các quy định về tổ chức kỳ thi, về hồ sơ, tiêu chuẩn và điều kiện của người dự thi; về thực hiện quy chế và nội quy của kỳ thi.
3. Địa điểm giám sát: tại nơi làm việc của Hội đồng thi, nơi tổ chức thi, nơi tổ chức đánh số phách, rọc phách, ghép phách và nơi tổ chức chấm thi.
4. Thành viên Ban giám sát kỳ thi được quyền vào phòng thi và nơi chấm thi; có quyền nhắc nhở thí sinh, thành viên Ban coi thi, Ban phách và Ban chấm thi thực hiện đúng quy chế và nội quy của kỳ thi; khi phát hiện có sai phạm đến mức phải lập biên bản thì có quyền lập biên bản về sai phạm của thí sinh, thành viên Hội đồng thi, thành viên Ban coi thi, Ban phách và Ban chấm thi.
5. Thành viên Ban giám sát kỳ thi khi làm nhiệm vụ phải đeo thẻ và phải tuân thủ đúng quy chế, nội quy của kỳ thi; nếu vi phạm quy chế, nội quy của kỳ thi hoặc làm lộ, lọt bí mật ảnh hưởng đến kết quả của kỳ thi thì Trưởng ban coi thi, Trưởng ban phách, Trưởng ban chấm thi báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi để kịp thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức đình chỉ nhiệm vụ giám sát kỳ thi và xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phúc khảo
1. Trong quá trình tổ chức kỳ thi, trường hợp có đơn khiếu nại, tố cáo, Hội đồng thi phải xem xét giải quyết trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, tố cáo.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có thông báo điểm thi, người dự thi có quyền gửi đơn đề nghị phúc khảo kết quả bài thi đến Hội đồng thi. Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Hội đồng thi để tổ chức chấm phúc khảo và thông báo kết quả chấm phúc khảo cho người có đơn đề nghị phúc khảo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nhận đơn phúc khảo theo quy định tại khoản này. Không giải quyết phúc khảo đối với các đơn đề nghị phúc khảo nhận được sau thời gian quy định nêu trên (tính theo ngày đơn thư đến tại bộ phận văn thư của cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức).
3. Chủ tịch Hội đồng thi quyết định thành lập Ban phúc khảo, không bao gồm những thành viên đã tham gia vào Ban chấm thi; kết quả chấm phúc khảo được tổng hợp vào kết quả thi. Sau đó, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông báo kết quả phúc khảo, Chủ tịch Hội đồng thi báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, công nhận kết quả kỳ thi.
1. Tài liệu về kỳ thi bao gồm: các văn bản về tổ chức kỳ thi của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công chức, văn bản của Hội đồng thi, biên bản các cuộc họp Hội đồng thi, danh sách tổng hợp người dự thi, đề thi gốc, đáp án và thang điểm của đề thi, biên bản bàn giao đề thi, biên bản xác định tình trạng niêm phong đề thi, biên bản lập về các vi phạm quy chế, nội quy thi, biên bản bàn giao bài thi, biên bản chấm thi, bảng tổng hợp kết quả thi, quyết định công nhận kết quả thi, biên bản phúc khảo, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các tài liệu khác (nếu có) của kỳ thi.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ thi (ngày cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch công nhận kết quả kỳ thi), Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi chịu trách nhiệm bàn giao cho Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao (Phòng Quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức) để lưu trữ, quản lý tài liệu về kỳ thi quy định tại khoản 1 Điều này và toàn bộ hồ sơ cá nhân của người dự thi.
3. Bài thi và phách do Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng thi lưu trữ trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày công bố kết quả thi.