Quyết định liên bộ 322-YT/LB năm 1971 về Điều lệ vệ sinh thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Nội thương - Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 322-YT/LB
Ngày ban hành 09/06/1971
Ngày có hiệu lực 09/06/1971
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nội thương,Bộ Y tế
Người ký Lê Diệu Muội,Nguyễn Văn Tín
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ - BỘ NỘI THƯƠNG
*******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số: 322-YT/LB

Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 1971

 

QUYẾT ĐỊNH LIÊN BỘ

BAN HÀNH ĐIỀU LỆ VỆ SINH THỰC PHẨM

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ - BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI THƯƠNG

Căn cứ vào Nghị định số 153-CP ngày 05-10-1961 của Hội động Chính phủ quy định nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Y tế.
Căn cứ Nghị định số 80-CP ngày 16-7-1962 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nội thương.
Căn cứ Nghị định số 194-CP ngày 31-12-1964 của Hội đồng Chính phủ ban hành Điều lệ giữ gìn vệ sinh bảo vệ sức khỏe.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. - Nay ban hành kèm theo quyết định này Điều lệ vệ sinh thực phẩm.

Điều 2. - Quyết định này có giá trị thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. – Các ông Chánh Văn phòng Bộ Y tế, Bộ Nội thương, các ông Vụ trưởng của hai Bộ, các ông Giám đốc Sở và các ông Trưởng Ty y tế, thương nghiệp, Ủy ban hành chính các tỉnh, thành chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI THƯƠNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Diệu Muội

K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
THỨ TRƯỞNG





Nguyễn Văn Tín

 

ĐIỀU LỆ

VỆ SINH THỰC PHẨM

Để nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công nhân viên hoạt động ở các đơn vị sản xuất, bảo quản, dự trữ, phân phối thực phẩm và để bảo vệ sức khỏe cho nhân dân được tốt trong vấn đề ăn uống, để đảm bảo cơ sở pháp lý thi hành đầy đủ Nghị định số 194-CP ngày 31-12-1964 của Hội đồng Chính phủ ban hành điều lệ giữ gìn vệ sinh bảo vệ sức khỏe, căn cứ điều 2 của Nghị định số 153-CP ngày 05-10-1961 quy định về trách nhiệm của Bộ Y tế và Nghị định số 80-CP ngày 16-7-1962 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nội thương.

Liên Bộ Y tế - Nội thương quyết định ban hành Điều lệ vệ sinh thực phẩm gồm 6 chương và 25 điều dưới đây:

Chương 1:

ĐIỀU KIỆN VỀ ĐỊA ĐIỂM VÀ VỆ SINH HOÀN CẢNH CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, BẢO QUẢN, PHÂN PHỐI THỰC PHẨM

Điều 1. Cơ sở thực phẩm ăn uống bao gồm nơi sản xuất, chế biến, bảo quản, các kho thực phẩm, các chợ, lò giết mổ gia súc, phương tiện chuyên chở thực phẩm, cửa hàng bán buôn, bán lẻ những mặt hàng thịt lợn, trâu bò, dê, cừu, thỏ, thịt thú rừng, gia cầm, trứng, rau quả, cá tươi và các sản phẩm chế biến từ các sản phẩm đó, các khách sạn có phục vụ ăn uống, các cửa hàng ăn uống (riêng các Cửa hàng ăn uống đã có thông tư liên Bộ Y tế - Nội thương số 252-LB ngày 09-5-1964).

Điều 2. - Cửa hàng sản xuất, chế biến, phân phối thực phẩm phải đảm bảo nước đủ tiêu chuẩn vệ sinh như Bộ Y tế đã quy định (có bản hướng dẫn kèm theo). Các nguồn nước này phải được giữ gìn sạch sẽ (không quá 20 coli/lít đối với nước máy, 100 – 1000 coli/lít đối với nước giếng) và phải được bảo vệ xa những nơi ô uế: như: hơn 50 mét đối với nơi có hố xí.

Điều 3. - Địa điểm của một cơ sở sản xuất, chế biến, bảo quản, dự trữ thực phẩm phải có đủ điều kiện vệ sinh như cao ráo, xa và trên chiều gió những nơi ô uế, nơi có mùi hôi thối, khói bụi, độc hại, xa khu lây, bệnh viện từ 100 – 500 mét, có đủ hố xí (tốt nhất là hố xí 2 ngăn). Trong điều kiện hiện nay (một hố xí 2 ngăn cho 25-40 nhân viên, một hố xí 2 ngăn cho 100 khách hàng). Nếu có điều kiện xây hố xí bán tự hoại hay tự hoại thì tốt, nhưng phải được cơ quan y tế có thẩm quyền xét duyệt đồng ý ghi vào văn bản xin phép mới được xây dựng.

Điều 4. - Mỗi cơ sở sản xuất, chế biến, phân phối thực phẩm phải có nơi cho nhân viên thay quần áo, để xe đạp, tư trang, có đủ nhà tắm, nhà vệ sinh kinh nguyệt riêng cho chị em phụ nữ dùng, có đủ xà phòng, chậu rửa tay cho nhân viên phục vụ rửa tay trước và sau khi sản xuất.

Điều 5. - Mỗi cơ sở sản xuất, chế biến, phân phối thực phẩm phải bầu 1 ban kiểm tra vệ sinh, thành phần gồm có cán bộ phụ trách cơ sở, y tế, công đoàn, thanh niên để kiểm tra đôn đốc thực hiện.

Chương 2:

ĐIỀU KIỆN TUYỂN DỤNG, THEO DÕI ĐIỀU TRA SỨC KHỎE NHỮNG NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC TRỰC TIẾP CHẾ BIẾN, PHÂN PHỐI THỰC PHẨM

Điều 6. - Tất cả những người làm việc trong các ngành chế biến thực phẩm, trực tiếp đụng chạm đến nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, trong khi sản xuất, chế biến, bảo quản vận chuyển và phân phối đều được khám sức khỏe trước khi tuyển dụng và khám định kỳ ít nhất một năm một lần.

Những người mắc các bệnh sau đây không được làm công tác trực tiếp chế biến thực phẩm:

- Lao, hủi.

- Giang mai ở thời kỳ lậu, hạ cam lậu cấp diễn.

[...]