Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Quyết định 990/QĐ-LĐTBXH năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Lao động - Thương binh và Xã hội giai đoạn 2011 - 2020 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu 990/QĐ-LĐTBXH
Ngày ban hành 06/08/2012
Ngày có hiệu lực 06/08/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Người ký Phạm Thị Hải Chuyền
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 990/QĐ-LĐTBXH

Hà Nội, ngày 06 tháng 08 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội thời kỳ 2011 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19 tháng 04 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22 tháng 07 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát trin nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 -2020;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU

1. Quan điểm

- Phát triển nhân lực ngành Lao động - Thương binh và Xã hội phải bảo đảm gắn liền với Chiến lược phát triển kinh tế xã hội, Chiến lược và quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia, Chiến lược phát triển kinh tế ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành địa phương để góp phần đy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

- Phát triển nhân lực ngành Lao động - Thương binh và Xã hội phải có tầm nhìn dài hạn và có bước đi thích hợp với yêu cầu nhiệm vụ và phát triển của ngành theo từng giai đoạn.

- Phát triển nhân lực ngành Lao động - Thương binh và Xã hội phải bảo đảm gắn liền với việc bố trí, sử dụng để phát huy đầy đủ năng lực, phẩm chất của cán bộ, công chức, viên chức của ngành; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực của ngành, nhất là nhân lực chất lượng cao trong một số lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm của ngành, đồng thời tạo mọi điều kiện để thực hiện mục tiêu phát triển con người toàn diện.

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu tổng quát:

Đảm bảo đủ số lượng, hợp lý cơ cấu, ngành nghề đào tạo, trình độ đào tạo, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, trong đó chú trọng đào tạo một số bộ phận cán bộ, công chức, viên chức có chất lượng cao tiếp cận với trình độ của các nước trong khu vực và quốc tế.

2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:

- Đối với công chức đảm bảo 100% có trình độ đại học trở lên, trong đó: Trình độ thạc sỹ là 23%; tiến sỹ là 10%; hàng năm đưa khoảng 05 cán bộ trong quy hoạch đi đào tạo dài hạn về nghiệp vụ quản lý Nhà nước ở các nước phát triển trên thế giới.

- Đối với cán bộ nghiên cứu: đảm bảo 100% có trình độ đại học trở lên, trong đó trình độ thạc sỹ là 30%, tiến sỹ là 15%.

- Đối với giảng viên ở các trường cao đẳng, đại học: Giảng viên dạy ở trình độ đại học đảm bảo 90% có trình độ thạc sỹ trở lên, trong đó tiến sỹ tối thiểu đạt 15%; giảng viên dạy ở trình độ cao đẳng đảm bảo 100% có trình độ đại học trở lên, trong đó thạc sỹ là 40%, tiến sỹ là 10%.

- Đối với viên chức ở đơn vị thuộc bộ: Đảm bảo khoảng 90% qua đào tạo, trong đó có ít nhất 50% ở trình độ đại học trở lên.

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC ĐẾN NĂM 2020

1. Nhu cầu nguồn nhân lực của Bộ đến năm 2020

1.1. Nhu cầu trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đến năm 2020:

+ Giai đoạn 2011 - 2015: Đến 2015, phấn đấu đạt được cơ cấu đội ngũ công chức, viên chức là 4.756 người, trong đó:

Công chức nhà nước: 925 người;

[...]