BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 985/QĐ-BNN-CN
|
Hà Nội, ngày 09
tháng 05 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TÁI CƠ CẤU NGÀNH CHĂN NUÔI
THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG”
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số:
199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg
ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông
nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Căn cứ Quyết định số 984/QĐ-BNN-CN
ngày 09/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt
Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát
triển bền vững;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục
Chăn nuôi,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá
trị gia tăng và phát triển bền vững”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Vụ
trưởng Vụ Kế hoạch; Thủ trưởng các đơn vị
thuộc Bộ; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3,
- Các Hội, Hiệp hội chăn nuôi;
- UBND các Tỉnh/thành phố;,
- Sở NN & PTNT các Tỉnh/thành phố;
- Website Cục Chăn nuôi;
- Lưu: VT, CN.
|
BỘ TRƯỞNG
Cao Đức Phát
|
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TÁI CƠ CẤU
NGÀNH CHĂN NUÔI THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 985/QĐ-BNN-CN ngày 09/5/2014 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT)
I. MỤC TIÊU
1. Triển khai thực hiện hiệu quả Đề
án “Tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng
nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” (sau đây gọi tắt là Đề án), góp phần thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao
giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
2. Xác định thời gian hoàn thành những
công việc cụ thể của từng nội dung trong Đề án.
II. NHỮNG NHIỆM VỤ
TRỌNG TÂM
1. Xây dựng, rà soát lại quy hoạch
phát triển chăn nuôi
- Rà soát, đánh giá lại quy hoạch
chăn nuôi của các tỉnh trên cơ sở tái cơ cấu ngành chăn nuôi của tỉnh.
- Đối với các tỉnh chưa có quy hoạch
thì ban hành quy hoạch chăn nuôi theo đúng định hướng tái cơ cấu thời gian tới.
- Quy hoạch phát triển chăn nuôi gắn
với quy hoạch giết mổ và thị trường tiêu thụ.
- Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch
bệnh và mô hình liên kết sản xuất gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi.
2. Xây dựng chính sách, văn bản
quy phạm pháp luật và nâng cao thể chế
- Ban hành "Chính sách hỗ trợ
nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2014-2020".
- Đề xuất ban hành Luật Chăn nuôi và
các Văn bản hướng dẫn thi hành.
- Sửa đổi và ban hành các văn bản quản
lý nhà nước về giống vật nuôi và thức ăn chăn nuôi, môi trường chăn nuôi gắn với
biến đổi khí hậu.
- Ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn
về giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, môi trường chăn nuôi; phòng chống dịch bệnh
và vệ sinh thú y.
- Ban hành các quy trình chăn nuôi, giết mổ, chế biến theo hướng
an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học.
- Thực hiện chặt chẽ công tác thanh
tra, kiểm tra, giám sát về quản lý giống, thức ăn chăn nuôi; môi trường; phòng
chống dịch bệnh và giết mổ.
3. Nâng cao năng suất, chất lượng
giống gia súc, gia cầm
- Giám định, bình tuyển, loại thải đực
giống không đủ tiêu chuẩn.
- Xây dựng hệ thống quản lý quốc gia
về đực giống vật nuôi.
- Nâng cấp các cơ sở sản xuất giống vật
nuôi do Trung ương và địa phương quản lý.
- Nhập giống gia súc, gia cầm mới;
tinh gia súc (bò, lợn) có chất lượng cao phục vụ công tác chọn lọc, lai tạo nâng
cao năng suất đàn gia súc, gia cầm trong nước.
4. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học
công nghệ, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi
- Đầu tư nguồn lực cho nghiên cứu
khoa học về lĩnh vực chăn nuôi;
- Nghiên cứu công nghệ sinh học, di
truyền nhằm chọn lọc, nhân thuần các giống lợn, gia cầm có năng suất và chất lượng
cao theo định hướng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Nghiên cứu chọn lọc, lai tạo các tổ
hợp lai (lợn, gà lông màu) phù hợp với vùng sinh thái nhằm tăng giá trị gia
tăng và lợi thế vùng.
- Nghiên cứu dinh dưỡng, các công thức
và sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có,
nguyên liệu mới ở địa phương (thóc, rơm, phụ phẩm nông nghiệp..,).
- Phổ biến rộng rãi các giống tiến bộ
kỹ thuật trong chăn nuôi lợn, gia cầm và bò.
- Nghiên cứu ứng dụng và phát triển
công nghệ về vật liệu mới, vi sinh để xử lý môi trường chăn nuôi.
- Ứng dụng khoa học công nghệ thông tin, tin học hóa vào quản lý giống vật
nuôi, quản lý thức ăn chăn nuôi và sản xuất chăn nuôi.
5. Triển khai công tác tuyên truyền,
đào tạo, tập huấn
- Tuyên truyền nội dung của Đề án.
- Triển khai Hội nghị toàn quốc về:
quản lý giống, tổ hợp tác liên kết chăn nuôi, sử dụng đệm lót sinh học.
- Đào tạo cán bộ quản lý giống, lấy mẫu
thức ăn.
- Đào tạo dẫn tinh viên (lợn, bò), tập
huấn cho chủ trang trại, hộ chăn nuôi về kỹ thuật chăn nuôi.
6. Công tác thú y
- Tiêm phòng và vệ sinh thú y đầy đủ,
hiệu quả để phòng chống các loại dịch bệnh ở vật nuôi.
- Kiểm dịch, kiểm soát xuất nhập khẩu, phòng chống buôn lậu đối với
gia súc, gia cầm và sản phẩm chăn nuôi.
- Thanh tra, kiểm tra chặt chẽ công
tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh thú y ở địa phương,
- Quản lý công tác giết mổ, vận chuyển,
chế biến sản phẩm gia súc, gia cầm.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Giao Cục Chăn nuôi có trách nhiệm
chủ trì, phối hợp với các đơn vị tổ chức triển khai, đôn đốc việc triển khai thực
hiện chương trình của các đơn vị; định kỳ tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện.
2. Thủ trưởng các đơn vị liên quan
thuộc Bộ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương và các đơn vị liên
quan xây dựng kế hoạch hành động cụ thể của
đơn vị, đảm bảo thực hiện kịp thời, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế.
3. Định kỳ hàng năm, các đơn vị tiến
hành đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện trong đó nêu rõ: việc đã hoàn thành,
việc chưa hoàn thành, nguyên nhân và đề xuất giải pháp tiếp tục thực hiện gửi về
Cục Chăn nuôi.
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH CHĂN
NUÔI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 985/QĐ-BNN-CN ngày 09/5/2014 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn)
STT
|
Nhiệm vụ
|
Chủ trì
|
Phối hợp
|
Sản phẩm đầu ra
|
Thời gian
|
I
|
Xây dựng, ra soát lại quy hoạch phát triển
chăn nuôi
|
|
|
|
|
1
|
Bổ sung, hoàn
thiện quy hoạch phát triển chăn nuôi trên cơ sở
thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi, phát huy lợi thế của từng loại vật nuôi
và lợi thế vùng
|
UBND các tỉnh/TP;
các Sở NN&PTNT
|
Cục Chăn nuôi, Vụ Kế hoạch
|
Quy hoạch
|
Hoàn thành tháng
12/2014
|
2
|
Rà soát, đánh giá lại quy hoạch chăn nuôi của các
tỉnh trên cơ sở tái cơ cấu ngành chăn nuôi của tỉnh
|
UBND các tỉnh/TP;
các Sở NN&PTNT
|
Cục Chăn nuôi, Vụ
Kế hoạch
|
Quy hoạch
|
Hoàn thành tháng
12/2014
|
3
|
Quy hoạch phát triển chăn nuôi gắn với quy hoạch
giết mổ và thị trường tiêu thụ
|
UBND các tỉnh/TP;
các Sở NN&PTNT
|
Cục Chăn nuôi, Vụ Kế hoạch
|
Quy hoạch
|
Hoàn thành năm
2015
|
4
|
Xây dựng mô hình an toàn dịch bệnh
|
|
|
|
|
|
Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn tại Hà Nội, Vĩnh
Phúc và Thái Nguyên
|
Cục Chăn nuôi
|
Sở NN&PTNT Hà
Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên
|
3 mô hình
|
2014 - 2015
|
|
Xây dựng mô hình chăn nuôi gà lông màu thả vườn tại
Bắc Giang, Thái Nguyên, Bình Định, Bình Phước và Tiền Giang
|
Cục Chăn nuôi
|
Sở NN&PTNT các
tỉnh: Bắc Giang, Thái Nguyên, Bình Định, Bình Phước, Tiền Giang
|
5 mô hình
|
2014 - 2015
|
|
Xây dựng mô hình chăn nuôi vịt có kiểm soát tại Đồng
Tháp và Tây Ninh
|
Cục Chăn nuôi
|
Sở NN&PTNT các
tỉnh Đồng Tháp, Tây Ninh
|
2 mô hình
|
2014 - 2015
|
5
|
Xây dựng mô hình chăn nuôi bò thịt chất lượng cao
|
Cục Chăn nuôi
|
Một số Sở
NN&PTNT
|
Mô hình
|
2014 - 2015
|
6
|
Xây dựng mô hình liên kết trong sản xuất gắn với
truy xuất nguồn gốc sản phẩm tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chi Minh
|
Sở NN&PTMT Hà
Nội, Hồ Chí Minh
|
Cục Chăn nuôi
|
2 mô hình liên kết
|
Hoàn thành năm
2015
|
II
|
Xây dựng chính sách, văn bản quy phạm pháp luật
và nâng cao thể chế
|
|
|
|
|
1
|
Ban hành "Chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả
chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2014-2020"
|
Cục Chăn nuôi
|
Các đơn vị liên
quan thuộc Bộ, VPCP
|
QĐ của TTCP
|
2014
|
2
|
Ban hành các quy trình chăn nuôi, giết mổ, chế biến
theo hướng an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học
|
Cục Chăn nuôi
|
Các đơn vị liên
quan thuộc Bộ
|
Quy trình
|
2015-2016
|
3
|
Đề xuất ban hành Luật Chăn nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành
|
Cục Chăn nuôi
|
VP Quốc Hội, các
đơn vị liên quan thuộc Bộ
|
Dự thảo trình Quốc
hội
|
2016-2018
|
4
|
Sửa đổi, ban hành văn
bản quản lý nhà nước về giống, thức ăn, môi trường chăn nuôi; chính sách chăn
nuôi gắn với biến đổi khí hậu
|
Cục Chăn nuôi
|
Các đơn vị liên
quan thuộc Bộ
|
Các văn bản quản
lý nhà nước
|
2015-2020
|
5
|
Ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn về giống vật
nuôi, thức ăn, môi trường chăn nuôi; phòng chống dịch bệnh và vệ sinh thú y
|
Cục Chăn nuôi
|
Các đơn vị liên
quan thuộc Bộ
|
113 Tiêu chuẩn; 38
Quy chuẩn KT
|
2015-2020
|
6
|
Thanh tra, kiểm tra, giám sát
|
Cục Chăn nuôi
|
Các đơn vị liên
quan thuộc Bộ
|
Định kỳ
|
2015-2020
|
III
|
Nâng cao năng suất, chất lượng giống gia súc, gia cầm
|
|
|
|
|
1
|
Giám định, bình tuyển, loại thải đực giống không
đủ tiêu chuẩn
|
Sở NN&PTNT các
tỉnh/TP
|
Cục Chăn nuôi
|
Số lượng đực giống
loại thải
|
Hoàn Thành tháng
12/2015
|
2
|
Nâng cấp
các cơ sở sản xuất giống vật nuôi do
Trung ương và địa phương quản lý
|
Cục Chăn nuôi; Sở
NN&PTNT
|
Vụ KH, TC; các đơn
vị liên quan; các cơ sở giống
|
Các cơ sở được nâng cấp
|
2016-2020
|
3
|
Nhập giống gia súc, gia cầm mới; tinh gia súc
(bò, lợn)
|
Cục Chăn nuôi; Sở
NN&PTNT tỉnh/TP
|
Vụ KH, TC; các đơn
vị liên quan; các cơ sở giống
|
Các giống, tinh,
phôi được nhập
|
2016-2020
|
4
|
Xây dựng hệ thống quản lý quốc gia về đực giống vật
nuôi
|
Cục Chăn nuôi
|
Các đơn vị liên
quan thuộc Bộ
|
Chương trình quản
lý
|
2015-2020
|
IV
|
Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, tiến
bộ kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi
|
|
|
|
|
1
|
Đầu tư nguồn lực cho nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chăn nuôi
|
Cục Chăn nuôi; Sở
NN&PTNT tỉnh/TP
|
Vụ KH, TC; các đơn
vị liên quan
|
Các cơ sở được nâng
cấp; cán bộ được đào tạo
|
2015-2020
|
2
|
Nghiên cứu công nghệ sinh học, di truyền nhằm chọn
lọc, nhân thuần các giống lợn, gia cầm
|
Viện Chăn nuôi
|
Cục Chăn nuôi; các
đơn vị liên quan
|
Giống lợn, gà có
năng suất cao
|
2015-2020
|
3
|
Chọn tạo giống gà thả vườn
|
Viện Chăn nuôi
|
Cục Chăn nuôi; các
đơn vị liên quan
|
2 giống
|
2014-2015
|
4
|
Chọn tạo giống lợn có năng suất sinh sản cao
|
Viện Chăn nuôi
|
Cục Chăn nuôi; các
đơn vị liên quan
|
2 giống
|
2014-2015
|
5
|
Công thức và sản
xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp sử dụng nguyên liệu có sẵn trong nước
|
Viện Chăn nuôi
|
Cục Chăn nuôi; các
đơn vị liên quan
|
Công thức TACN
|
2014-2015
|
6
|
Xây dựng mô hình sử dụng thức ăn thay thế, bổ sung,
và thức ăn mới cho gia súc, gia cầm (sử dụng thóc, sắn, khoai, thân ngô, thân
lúa, rơm, TMR,…)
|
Cục Chăn nuôi
|
Các đơn vị liên
quan; Sở NN&PTN tỉnh/TP
|
Mô hình
|
2016
|
7
|
Tiến hành thử nghiệm quản lý đực giống bằng công
nghệ thông tin
|
Cục Chăn nuôi
|
Các đơn vị liên
quan; Sở NN&PTNT tỉnh/TP
|
Mô hình thử nghiệm
|
2016
|
8
|
Xây dựng
các phần mềm quản lý giống; quản lý trang trại; cơ
sở dữ liệu về thông tin thị trường
|
Cục Chăn nuôi
|
Các đơn vị liên
quan; Sở NN&PTNT tỉnh/TP
|
Các phần mềm quản
lý
|
2016-2018
|
9
|
Phổ biến rộng rãi các giống tiến bộ kỹ thuật
trong chăn nuôi lợn, gia cầm và bò
|
Cục Chăn nuôi
|
Viện Chăn nuôi,
các Viện, Trường, Sở NN&PTNT tỉnh/TP
|
Các TBKT được đưa
vào sản xuất
|
2016-2020
|
10
|
Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ về vật
liệu mới, vi sinh để xử lý môi trường chăn nuôi
|
Cục Chăn nuôi
|
Viện Chăn nuôi,
các Viện, Trường, Sở NN&PTNT tỉnh/TP
|
Các TBKT, CN được
đưa vào sản xuất
|
2016-2020
|
V
|
Triển khai công tác tuyên truyền, đào tạo, tập
huấn
|
|
|
|
|
1
|
Tuyên truyền nội dung của Đề án ở Trung ương
|
Cục Chăn nuôi
|
Các đơn vị liên
quan thuộc Bộ
|
3 hội nghị
|
Hoàn thành tháng
8/2014
|
2
|
Tuyên truyền nội dung Đề án ở địa phương
|
Sở NN&PTNT các
tỉnh/TP
|
Cục Chăn nuôi
|
Hội nghị
|
2014-2015
|
3
|
Triển khai Hội nghị toàn quốc về quản lý giống/ Tổ
hợp tác liên kết chăn nuôi/ Sử dụng đệm lót sinh học
|
Cục Chăn nuôi
|
UBND các tỉnh/TP,
các Sở NN&PTNT
|
3 hội nghị
|
Hoàn thành tháng 5/2014
|
4
|
Đào tạo dẫn tinh viên bò
|
Sở NN&PTNT các
tỉnh/TP
|
Cục Chăn nuôi
|
3.000 người
|
2015-2020
|
5
|
Đào tạo dẫn tinh viên lợn
|
Sở NN&PTNT các
tỉnh/TP
|
Cục Chăn nuôi
|
6.000 người
|
2015-2020
|
6
|
Đào tạo thụ tinh nhân tạo cho chủ hộ chăn nuôi lợn
nái
|
Sở NN&PTNT các
tỉnh/TP
|
Cục Chăn nuôi
|
40% số hộ chăn
nuôi lợn nái
|
2015-2020
|
7
|
Tập huấn cho chủ trang trại, hộ chăn nuôi
|
Sở NN&PTNT các
tỉnh/TP
|
Cục Chăn nuôi
|
Chủ trang trại, hộ
chăn nuôi
|
2015-2020
|
8
|
Đào tạo cán bộ quản lý giống, lấy mẫu thức ăn
|
Cục Chăn nuôi
|
Sở NN&PTNT các
tỉnh/TP
|
1.500 người
|
2015-2020
|
VI
|
Công tác thú y
|
|
|
|
|
1
|
Tiêm phòng bệnh và vệ sinh thú y
|
Sở NN&PTNT các
tỉnh/TP
|
Cục Thú y
|
Số lượng GS, GC
tiêm phòng
|
2015-2020
|
2
|
Kiểm dịch, kiểm soát xuất nhập khẩu, phòng chống
buôn lậu gia súc, gia cầm và sản phẩm chăn nuôi
|
Cục Thú ý
|
Các đơn vị liên
quan; Sở NN&PTNT các tỉnh/TP
|
Thường xuyên
|
2014-2020
|
3
|
Thanh tra, kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh,
vệ sinh thú y ở địa phương
|
Sở NN&PTNT các
tỉnh/TP
|
Cục Thú y
|
Định kỳ
|
2015-2020
|
4
|
Quản lý công tác giết mổ, vận chuyển, chế biến sản
phẩm gia súc, gia cầm
|
Sở NN&PTNT các
tỉnh/TP
|
Cục Thú ý; Các đơn
vị liên quan
|
Thường xuyên
|
2015-2020
|