UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
97/2008/QĐ-UBND
|
Bắc
Giang, ngày 29 tháng 8 năm 2008
|
Dự thảo
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH VỀ THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ HỖ TRỢ ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG, HỌC TẬP,
ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI DÂN KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI TỪ 50% ĐẤT SẢN XUẤT
NÔNG NGHIỆP TRỞ LÊN.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và
UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số
197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Nghị quyết số
16/2008/NQ-HĐND ngày 08/7/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thành lập Quỹ
hỗ trợ ổn định đời sống, học tập, đào tạo nghề và việc làm cho người dân khi
Nhà nước thu hồi từ 50% đất sản xuất nông nghiệp trở lên;
Xét đề nghị của Sở Lao
động-Thương binh và Xã hội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này Quy định về thu, quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ ổn định đời sống,
học tập, đào tạo nghề và việc làm cho người dân khi Nhà nước thu hồi từ 50% đất
sản xuất nông nghiệp trở lên.
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Giám đốc các Sở,
Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và
các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- VP Chính phủ (B/cáo);
- Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính (B/cáo);
- TT Tỉnh uỷ, TT HĐND tỉnh (B/cáo);
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Kho bạc Nhà nước;
- LĐVP, VX, KT, TKCT, Công báo;
- Lưu: VT.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đăng Khoa
|
QUY ĐỊNH
VỀ
THU, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ HỖ TRỢ ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG, HỌC TẬP, ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ
VIỆC LÀM CHO NGƯỜI DÂN KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI TỪ 50% ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRỞ
LÊN
( Ban hành kèm theo Quyết định số 97/2008/QĐ-UBND ngày 29/8/2008 của UBND tỉnh
Bắc Giang)
Chương I
NHŨNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng điều chỉnh
1. Người dân thuộc các hộ nhà nước
thu hồi từ 50% diện tích đất sản xuất nông nghiệp trở lên được hưởng chính sách
hỗ trợ theo Nghị quyết số 16/2008/NQ-HĐND ngày 08/7/2008 của Hội đồng nhân dân
tỉnh Bắc Giang (tên viết gọn là Quỹ Hỗ trợ ổn định đời sống; trong Quy định này
sau đây gọi là Quỹ).
2. Chủ đầu tư được cơ quan nhà
nước giao đất, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sản xuất nông
nghiệp.
3. Các doanh nghiệp, tổ chức, cá
nhân có liên quan.
Điều 2. Phạm vi áp dụng
1. Hộ gia đình trên địa bàn tỉnh
mà Nhà nước thu hồi từ 50% diện tích đất sản xuất nông nghiệp trở lên. Diện
tích đất thu hồi được tính để xét hỗ trợ là toàn bộ diện tích đất sản xuất nông
nghiệp mà Nhà nước quyết định thu hồi kể từ ngày 01/01/2002 đến thời điểm thống
kê diện tích đất để xét hỗ trợ.
2. Các đối tượng được thống kê,
phân loại theo thực trạng tại thời điểm lập danh sách đề nghị hỗ trợ. Thời điểm
được hưởng chính sách hỗ trợ theo quyết định hỗ trợ.
Điều 3. Nguyên tắc áp dụng
1. Hỗ trợ đúng đối tượng, công
khai, minh bạch, đúng chế độ, chính sách và quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Mỗi cá nhân chỉ được hưởng
một loại hỗ trợ theo quy định.
3. Những trường hợp đã được hỗ
trợ học tập, trợ cấp khó khăn, hỗ trợ học nghề từ những nguồn kinh phí khác thì
không được hưởng các khoản hỗ trợ từ Quỹ này.
4. Quỹ mở tài khoản tiền gửi tại
Kho bạc Nhà nước tỉnh.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Đối tượng hỗ trợ và
hình thức hỗ trợ
1. Nam giới từ đủ 60 tuổi trở
lên, nữ giới từ đủ 55 tuổi trở lên được hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế (trừ những
trường hợp đã được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định).
2. Học sinh trung học cơ sở hoặc
học sinh trung học phổ thông thuộc các loại hình giáo dục đào tạo theo quy
định, được hỗ trợ tiền học phí.
3. Người cao tuổi cô đơn không
nơi nương tựa, được trợ cấp khó khăn;
4. Người trong độ tuổi lao động
đi học nghề được hỗ trợ học phí.
Điều 5. Mức hỗ trợ
1. Hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế
cho nam giới từ đủ 60 tuổi trở lên, nữ giới từ đủ 55 tuổi trở lên theo mức bảo
hiểm y tế tự nguyện.
2. Hỗ trợ học sinh trung học cơ
sở hoặc học sinh trung học phổ thông theo mức học phí hệ A của trường công lập
cho những năm thực học. Tại thời điểm xét hỗ trợ nếu đang học thì năm học ấy
được tính là 01 năm hỗ trợ.
3. Hỗ trợ cho người cao tuổi cô
đơn không nơi nương tựa bằng tiền tương đương 20kg gạo/người/tháng theo giá gạo
tẻ loại trung bình trên thị trường.
4. Hỗ trợ học phí cho người học
nghề theo thực tế chi phí đào tạo nhưng mức tối đa không quá 3.000.000
đồng/người.
Điều 6. Phương thức hỗ trợ
1. Đối với đối tượng mua bảo
hiểm y tế: Quỹ trực tiếp mua thẻ bảo hiểm y tế và cấp đến đối tượng được hưởng.
2. Đối tượng học sinh phổ thông:
Quỹ chi hỗ trợ tiền học phí qua các trường phổ thông.
3. Đối tượng người cao tuổi cô
đơn không nơi nương tựa: được chi trả trực tiếp hàng tháng.
4. Người trong độ tuổi lao động
đi học nghề được Quỹ chi hỗ trợ học phí qua các trường, cơ sở dạy nghề; nếu học
ở trường, cơ sở dạy nghề ngoài tỉnh thì chi trả trực tiếp cho người được hỗ trợ.
Điều 7. Trình tự, thủ tục hỗ
trợ
1. UBND các huyện, thành phố tổ
chức điều tra, thống kê các đối tượng được hỗ trợ. Kết quả điều tra thống kê
niêm yết công khai tại UBND các xã, phường, thị trấn để người dân biết.
Chủ hộ có đối tượng hưởng chính
sách hỗ trợ phải làm đơn đề nghị hỗ trợ.
2. UBND các huyện, thành phố lập
danh sách và có văn bản đề nghị gửi cơ quan thường trực Quỹ (Sở Lao động-Thương
binh và Xã hội).
3. Ban điều hành Quỹ xem xét và
ra quyết định hỗ trợ.
4. Ban điều hành Quỹ hướng dẫn,
chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan có liên quan, UBND các huyện, thành phố tổ
chức chi hỗ trợ đến các đối tượng được thụ hưởng.
Điều 8. Nguồn hình thành Quỹ
1. Ngân sách tỉnh.
2. Thu 7.000 đ/m2 trên tổng diện
tích đất Nhà nước thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
theo quy định.
3. Đóng góp của các doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
4. Đóng góp tự nguyện của các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Điều 9. Trách nhiệm quản lý
và sử dụng Quỹ
Quỹ được đặt dưới sự chỉ đạo của
UBND tỉnh, Ban điều hành Quỹ có trách nhiệm thu, quản lý, sử dụng Quỹ theo quy
định của Nhà nước; định kỳ hàng tháng báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh.
Điều 10. Thanh quyết toán chi
trả
Việc thanh quyết toán Quỹ thực
hiện theo quy định của Nhà nước về quản lý các loại quỹ và Luật Ngân sách Nhà
nước.
Ban điều hành Quỹ xây dựng hướng
dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục thanh quyết toán để tổ chức thực hiện.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Trách nhiệm của các
ngành, cơ quan
1. Sở Lao động- Thương binh và
Xã hội: là cơ quan thường trực chịu trách nhiệm chung về các hoạt động của Quỹ;
chủ trì, phối hợp với các thành viên Ban điều hành Quỹ: quản lý các nguồn hình
thành Quỹ, hướng dẫn các huyện, thành phố lập danh sách thống kê các đối tượng
hỗ trợ, xét duyệt và quyết định hỗ trợ cho các đối tượng và tổ chức thanh quyết
toán; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện hỗ trợ; tổng hợp báo cáo với HĐND và
UBND tỉnh.
2. Sở Tài chính: tham mưu trình
UBND tỉnh, HĐND tỉnh bố trí ngân sách hàng năm đảm bảo cho hoạt động của Quỹ;
kiểm tra, giám sát việc thu, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán Quỹ; thông
báo giá gạo để trợ cấp cho đối tượng.
3. Kho Bạc nhà nước tỉnh: kiểm
soát việc thu, chi quản lý Quỹ theo quy định của Nhà nước.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: cân
đối, tổng hợp các nguồn lực huy động cho Quỹ; vận động các doanh nghiệp đóng
góp ủng hộ Quỹ.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường:
phối hợp với các huyện, thành phố thống kê, phân loại các đối tượng thuộc các
hộ dân Nhà nước thu hồi từ 50% diện tích đất sản xuất nông nghiệp trở lên.
Điều 12. Trách nhiệm của UBND
các huyện, thành phố
1. Thống kê, phân loại các đối
tượng thuộc các hộ mà Nhà nước thu hồi từ 50% diện tích đất sản xuất nông
nghiệp trở lên.
2. Lập danh sách các đối tượng
thuộc diện được hỗ trợ và có văn bản đề nghị gửi cơ quan thường trực Quỹ (Sở
Lao động-Thương binh và Xã hội) để trình Ban điều hành Quỹ xem xét, quyết định.
3. Tổ chức hỗ trợ đến người dân
theo hướng dẫn, chỉ đạo của Ban điều hành Quỹ.
4. Báo cáo tình hình, kết quả
thực hiện hỗ trợ trên địa bàn huyện, thành phố gửi cơ quan thường trực Quỹ (Sở
Lao động-Thương binh và Xã hội) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, HĐND tỉnh./.