Nghị quyết 16/2008/NQ-HĐND thành lập Quỹ hỗ trợ hỗ trợ ổn định đời sống, học tập, đào tạo nghề và việc làm cho người dân khi Nhà nước thu hồi từ 50% đất sản xuất nông nghiệp trở lên do Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang khóa XVI, kỳ họp thứ 13 ban hành

Số hiệu 16/2008/NQ-HĐND
Ngày ban hành 08/07/2008
Ngày có hiệu lực 18/07/2008
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Giang
Người ký Đào Xuân Cần
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 16/2008/NQ-HĐND

Bắc Giang, ngày 08 tháng 7 năm 2008

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÀNH LẬP QUỸ HỖ TRỢ ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG, HỌC TẬP, ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI DÂN KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI TỪ 50% ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRỞ LÊN

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
KHOÁ XVI-KỲ HỌP THỨ 13

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đất đai năm 2003; Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường và giải quyết khiếu nại về đất đai; Chỉ thị số 11/2006/CT-TTg ngày 27/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về giải pháp hỗ trợ dạy nghề và việc làm cho lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp;
Xét Tờ trình số 28/TTr-UBND ngày 02/7/2008 của UBND tỉnh đề nghị thành lập Quỹ hỗ trợ hỗ trợ ổn định đời sống, học tập, đào tạo nghề và việc làm cho người dân khi Nhà nước thu hồi từ 50% đất sản xuất nông nghiệp trở lên; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hoá- Xã hội HĐND tỉnh; ý kiến thảo luận của các đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thành lập Quỹ hỗ trợ hỗ trợ ổn định đời sống, học tập, đào tạo nghề và việc làm cho người dân khi Nhà nước thu hồi từ 50% đất sản xuất nông nghiệp trở lên (có Đề án của UBND tỉnh kèm theo).

Điều 2. Trích ngân sách tỉnh 15 tỷ đồng bố trí vốn ban đầu cho Quỹ.

Giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết; chỉ đạo các ngành, các cấp phối hợp với Uỷ ban MTTQ và các đoàn thể nhân dân vận động các nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân ủng hộ xây dựng quỹ.

Điều 3. Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày, từ ngày ký.

Nghị quyết được Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang Khoá XVI kỳ họp thứ 13 thông qua ./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính;
- Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy, VP.UBND tỉnh, VP Đoàn ĐBQH;
- Ủy ban MTTQ tỉnh và các đoàn thể nhân dân tỉnh ;
- Các cơ quan, ban, ngành trực thuộc Tỉnh ủy, UBND tỉnh;
- Viện KSND, TAND tỉnh, các cơ quan TW đóng trên địa bàn;
- TT.HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Trung tâm Công báo-Văn phòng UBND tỉnh;
- Lãnh đạo, chuyên viên Văn phòng Đoàn ĐBQH& HĐND tỉnh;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Đào Xuân Cần

 

ĐỀ ÁN

THÀNH LẬP “QUỸ HỖ TRỢ ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG, HỌC TẬP, ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ VIỆC LÀM CHO NGƯỜI DÂN KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI TỪ 50% ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRỞ LÊN”

Căn cứ chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước, tình hình thực tế của tỉnh và trao đổi kinh nghiệm với thành phố Hà Nội;

Sau khi tiếp thu ý kiến của Thường trực Tỉnh uỷ, UBND tỉnh tại phiên họp UBND tỉnh ngày 19/6/2008, UBND tỉnh đã bổ sung hoàn chỉnh Đề án thành lập Quỹ hỗ trợ ổn định đời sống, học tập, đào tạo nghề và việc làm cho người dân khi Nhà nước thu hồi từ 50% đất sản xuất nông nghiệp trở lên (gọi tắt là Quỹ hỗ trợ) của tỉnh với các nội dung sau:

1. Sự cần thiết phải thành lập Quỹ hỗ trợ

a) Tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người dân khi thu hồi đất nông nghiệp hiện nay

Từ năm 2003 đến nay, để triển khai thực hiện một số dự án lớn như: Khu công nghiệp Đình Trám, Cụm công nghiệp Ô tô Đồng Vàng, Khu công nghiệp Quang Châu, Khu công nghiệp Vân Trung huyện Việt Yên, Khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng trên địa bàn huyện Yên Dũng; Khu dân cư mới số 1, số 3, Công viên trung tâm của thành phố Bắc Giang; một số cụm công nghiệp và các dự án nhỏ lẻ khác ở các huyện, thành phố..., tỉnh đã thu hồi khoảng gần 1.500 ha đất chủ yếu là đất nông nghiệp, liên quan đến 41.273 hộ dân. Bình quân một năm tỉnh thu hồi trên 200 ha, dự kiến các năm tiếp theo tỉnh sẽ thu hồi và chuyển mục đích sử dụng khoảng 200 ha đến 250 ha.

Căn cứ vào số liệu báo cáo của UBND các huyện, thành phố, tổng hợp các đối tượng khi Nhà nước thu hồi từ 50% đất sản xuất nông nghiệp trở lên có 6.443 phụ nữ đủ 55 tuổi trở lên; 3.999 nam giới đủ 60 tuổi trở lên; học sinh trung học cơ sở 5.679 học sinh; học sinh trung học phổ thông 4.673 học sinh; người già cô đơn 293 người; người trong độ tuổi lao động được hỗ trợ đào tạo nghề 15.984 lao động; dự kiến số lượng lao động hỗ trợ đào tạo nghề bình quân một năm là 3.000 lao động (có biểu tổng hợp kèm theo).

Việc thu hồi chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong thời gian vừa qua đã góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo nên những khu công nghiệp tập trung có quy mô lớn và những khu đô thị mới khang trang hiện đại.

UBND tỉnh đã ban hành các quyết định về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, trong đó quy định cụ thể các khoản hỗ trợ về ổn định sản xuất, đời sống, chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm, nhằm ổn định sản xuất, đời sống cho người dân khi thu hồi đất nông nghiệp. Chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của tỉnh thường xuyên được quan tâm xem xét, điều chỉnh kịp thời theo hướng có lợi cho người dân, vì vậy một bộ phận người dân khi Nhà nước thu hồi đất được nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã tự chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định được đời sống của mình.

b) Khi thu hồi đất và thực hiện bồi thường GPMB còn khó khăn, vướng mắc trong chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong những năm qua về phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp hoá, đô thị hoá chuyển, đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn, còn những vấn đề tồn tại bức xúc lớn đang đặt ra trong quá trình thu hồi đất, tổ chức thực hiện bồi thường GPMB là:

- Chính sách bồi thường, hỗ trợ mới quan tâm đến thiệt hại vật chất và được tiền tệ hóa chi trả trực tiếp cho người dân, trong khi đó người dân sử dụng khoản kinh phí này chưa hợp lý, chủ yếu sử dụng để tiêu dùng như xây dựng nhà cửa, mua sắm các vật dụng đắt tiền (xe máy, ti vi...) ít quan tâm đến học nghề, chuyển đổi nghề và việc làm để đảm bảo ổn định cuộc sống lâu dài;

- Thu hồi đất thường tập trung vào một số khu vực có điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp và đô thị, dẫn đến tình trạng ở một số địa phương có nhiều hộ gia đình đã thu hồi hết 100% đất sản xuất nông nghiệp;

- Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội chưa gắn kết đồng bộ phát triển đô thị-công nghiệp với dịch vụ việc làm; chưa quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh để thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp hàng hóa tạo việc làm cho khu vực nông nghiệp nông thôn;

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ