Quyết định 96/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định về chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành

Số hiệu 96/2009/QĐ-UBND
Ngày ban hành 31/12/2009
Ngày có hiệu lực 10/01/2010
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Nguyễn Hoàng Sơn
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 96/2009/QĐ-UBND

Thủ Dầu Một, ngày 31 tháng 12 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CHÍNH SÁCH THU HÚT, CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH BÌNH DƯƠNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân nhân và Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị quyết số 37/2009/NQ-HĐND7 ngày 16/12/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VII - kỳ họp thứ 15 về chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương,
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số: 780/TTr-SNV ngày 30/12/2009,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế, bãi bỏ các văn bản sau:

- Thay thế Quyết định số 199/2006/QĐ-UBND ngày 16/8/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định về chính sách đào tạo, thu hút và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương;

- Bãi bỏ Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 176/2006/QĐ-UBND ngày 20/7/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành điều chỉnh chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác tại 22 xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh;

- Bãi bỏ Khoản 1 và các điểm a, b khoản 2 Điều 1 Quyết định số 49/2008/QĐ-UBND ngày 23/9/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành mức phụ cấp, trợ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế tỉnh Bình Dương.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc các Sở, Ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
Văn phòng: Quốc hội, Chính phủ;
Các Bộ: Nội vụ, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo,  Y tế, Lao động – Thương binh và Xã hội;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp;
TTTU, TTHĐND, TT Đoàn ĐBQH tỉnh;
CT, các PCT UBND tỉnh;
UBMTTQ và các đoàn thể cấp tỉnh;
Đại biểu HĐND tỉnh;
Các Ban Xây dựng Đảng tỉnh;
Các sở, ban, ngành tỉnh;
- LĐVP: Tỉnh ủy, Đòan ĐBQH-HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
Thường trực HĐND, UBND các huyện ,thị xã;
Trung tâm Công báo tỉnh, Website tỉnh Bình Dương;
Chuyên viên VP: ĐĐBQH-HĐND, UBND tỉnh, TH;
Lưu VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Hoàng Sơn

 

QUY ĐỊNH

VỀ CHÍNH SÁCH THU HÚT, CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH BÌNH DƯƠNG
 (Ban hành kèm theo Quyết định số 96 /2009/QĐ-UBND Ngày 31 /12/2009 của Ủy ban nhân tỉnh Bình Dương)

Chương I

QUI ĐỊNH VỀ HỖ TRỢ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

Mục 1. ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG TRONG NƯỚC

Điều 1. Đối tượng áp dụng

1. Cán bộ, công chức, viên chức các Ban Đảng, Đoàn thể, các cơ quan hành chính, sự nghiệp; cán bộ chuyên trách, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thuộc diện qui hoạch cán bộ và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của các ngành, các cấp.

2. Cán bộ lãnh đạo các cấp của tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức quản l‎‎ý hành chính Nhà nước, lý luận chính trị, kiến thức quốc phòng; cán bộ ấp, khu phố được cử đi bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ theo chức danh.

3. Cán bộ, công chức thuộc Công an, Quân đội, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Thi hành án dân sự được áp dụng chính sách này khi đi học các lớp về lý luận chính trị, quản lý hành chính Nhà nước. Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách các cấp.

4. Các doanh nghiệp Nhà nước được phép vận dụng chính sách qui định tại văn bản này trong công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức và người lao động ở đơn vị. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng do doanh nghiệp chi trả.

Điều 2. Các mức hỗ trợ

1. Đối với các lớp lý luận chính trị, quản lý nhà nước, kiến thức quốc phòng:

a) Tại Hà Nội: Học tập trung 1.500.000 đồng/người/tháng; học tại chức 45.000 đồng/người/ngày.

b) Các tỉnh, thành khác: Học tập trung 1.100.000 đồng/người/tháng; học tại chức 35.000 đồng/người/ngày.

[...]