Quyết định 95/2017/QĐ-UBND về quy định giá dịch vụ thủy lợi đối với vùng được tạo nguồn nước tưới, mở đường nước tiêu, ngăn mặn giữ ngọt và tưới tiêu chủ động một phần từ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Số hiệu | 95/2017/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 17/11/2017 |
Ngày có hiệu lực | 01/12/2017 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Người ký | Nguyễn Văn Phương |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước,Xây dựng - Đô thị |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 95/2017/QĐ-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 17 tháng 11 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật phí và lệ phí ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá;
Căn cứ Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn hành một số điều của Luật giá;
Căn cứ Nghị định số 130/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
Căn cứ Nghị định số 67/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
Căn cứ Thông tư số 280/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính về việc quy định giá tối đa sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 2602/TTr-STC ngày 10 tháng 10 năm 2017.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định giá cụ thể dịch vụ thủy lợi đối với diện tích đất trồng lúa được tạo nguồn nước tưới, mở đường nước tiêu, ngăn mặn giữ ngọt và tưới tiêu chủ động một phần từ các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng: Các tổ chức, cá nhân được hưởng lợi bằng các biện pháp thủy lợi: Tạo nguồn nước tưới, mở đường nước tiêu, ngăn mặn giữ ngọt, tưới tiêu chủ động một phần từ các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Giá dịch vụ thủy lợi:
a) Giá dịch vụ thủy lợi đối với diện tích đất trồng lúa, nuôi trồng thủy sản được cung ứng dịch vụ tiêu thoát nước, ngăn triều cường, ngăn mặn, giữ ngọt tạo nguồn nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) giá cụ thể sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế:
- Vụ Đông Xuân: 197.200 đồng/ha (tương ứng 20% mức tưới trọng lực).
- Vụ Hè Thu: 295.800 đồng/ha (tương ứng 30% mức tưới trọng lực).
b) Giá dịch vụ thủy lợi đối với diện tích đất trồng lúa được tưới tiêu chủ động một phần vụ Đông Xuân và Hè Thu là 591.600 đồng/ha/vụ.
1. Vùng hưởng lợi bằng biện pháp thủy lợi “Tạo nguồn nước tưới, mở đường nước tiêu, ngăn mặn giữ ngọt” là vùng có diện tích đất trồng lúa mà các tổ chức, cá nhân dùng nước phải bơm tát nước từ các công trình thủy lợi do nhà nước quản lý lên mặt ruộng hoặc bơm tát từ mặt ruộng ra công trình thủy lợi do nhà nước quản lý; vùng có diện tích đất trồng lúa được tưới tiêu từ nguồn nước ở các sông, hói, kênh rạch tự nhiên mà nhà nước phải đầu tư nạo vét, tạo nguồn, ngăn mặn giữ ngọt, tiêu nước xổ phèn thi được coi là diện tích được tạo nguồn nước tưới, mở đường nước tiêu, ngăn mặn giữ ngọt và phải thu giá dịch vụ thủy lợi.
2. Vùng hưởng lợi bằng biện pháp thủy lợi “Tưới tiêu chủ động một phần” là vùng diện tích đất trồng lúa do các tổ chức (hợp tác xã, tổ, đội sản xuất, doanh nghiệp) hoặc cá nhân quản lý tưới tiêu, có sử dụng nước tưới tự chảy trực tiếp từ các sông, hói, kênh rạch tự nhiên mà Công ty giữ nước tạo nguồn, ngăn mặn giữ ngọt nếu vùng diện tích đó có các công trình hạ tầng: hệ thống đê bao, kênh tưới, tiêu và các công trình trên kênh, đảm bảo chủ động cho việc lấy nước tự chạy, bảo đảm chống ngập úng thì được coi là diện tích tưới tiêu chủ động một phần và phải thu giá dịch vụ thủy lợi.
Điều 3. Quy định mức giá tối đa tiền nước đối với tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi để phục vụ cho các mục đích không phải sản xuất lương thực:
TT |
Các đối tượng dùng nước |
Đơn vị |
Thu theo các biện pháp công trình |
|
|
Bơm điện |
Hồ đập, kênh cống |
|
|||
1 |
Cấp nước dùng sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp |
đồng/m3 |
1.800 |
900 |
|
2 |
Cấp nước cho nhà máy nước sinh hoạt, chăn nuôi |
đồng/m3 |
1.320 |
900 |
|
3 |
Cấp nước tưới các cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, hoa và cây dược liệu |
đồng/m3 |
1.020 |
840 |
|
4 |
Cấp nước để nuôi trồng thủy sản: |
đồng/ha mặt thoáng/năm |
|
|
|
2.500.000 |
|
||||
|
- Cấp nước để nuôi trồng thủy sản tại hồ nuôi cao triều |
|
|||
|
- Cấp nước để nuôi trồng thủy sản tại hồ nuôi trung và hạ triều |
2.000.000 |
|
||
|
- Cấp nước để nuôi cá nước ngọt |
1.600.000 (Đối với huyện Nam Đông và A Lưới là 2.000.000) |
|
||
5 |
- Nuôi trồng thủy sản tại công trình hồ chứa thủy lợi - Nuôi cá bè |
% giá trị sản lượng |
5%-8% 6%-8% |
|
|
6 |
Vận tải qua âu thuyền, cống của hệ thống thủy lợi: - Thuyền, sà lan - Các loại bè |
đồng/m2/lượt |
1.800 |
|
|
7 |
Sử dụng nước từ công trình thủy lợi để phát điện |
% giá trị sản lượng điện thương phẩm |
8%-12% |
|
|
8 |
Sử dụng công trình thủy lợi để kinh doanh du lịch, nghỉ mát, an dưỡng, giải trí (kể cả kinh doanh sân gôn, casino, nhà hàng) |
Tổng giá trị doanh thu |
10%-15% |
|
- Trường hợp lấy nước theo khối lượng thì mức tiền nước được tính từ vị trí nhận nước cửa tổ chức, cá nhân sử dụng nước;
- Trường hợp cấp nước để nuôi trồng thủy sản lợi dụng thủy triều được tính bằng 50% mức quy định tại tiết 4, Biểu thu tiền nước nêu trên;
- Trường hợp cấp nước tưới cho cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, hoa, cây dược liệu nếu không tính được theo mét khối (m3) thì thu theo diện tích (ha), mức thu bằng 80% mức thủy lợi phí đối với đất trồng lúa cho một năm.