ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 8963/2004/QĐ-UB
|
Vũng Tàu, ngày 12 tháng 11 năm 2004
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V
BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC GIỮA UBND TỈNH VỚI LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU. GIAI ĐOẠN 2004 - 2008
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và UBND ngày 26/11/2003;
- Căn cứ Bộ Luật Lao động nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Căn
cứ Luật Công đoàn ngày
30/6/1990;
- Căn cứ Nghị định số 133/HĐBT ngày 20/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay
là Chính phủ).
- Sau khi có thỏa thuận của Liên đoàn lao động tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:
Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về mối quan hệ công tác giữa UBND
tỉnh với Liên đoàn lao động tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Quy chế gồm: 4 chương và 11 điều.
Điều 2: Quyết
định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3:
Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND
các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ
(để báo cáo)
- Bộ Tư pháp (để báo cáo)
- Tổng LĐLĐ Việt Nam (để báo cáo)
- TTrTU; TTrHĐND tỉnh (để báo cáo)
- UBMTTQVN tỉnh và các ĐT (để phối hợp)
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
- Ban VHXH-HĐND tỉnh
- Liên đoàn lao động tỉnh (để phối hợp)
- Như Điều 3
- Báo BR-VT, Đài PTTH tỉnh
- Lưu VT,TH.
|
TM. UBND TỈNH
BÀ RỊA - VŨNG TÀU
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Quang Khải
|
QUY CHẾ
VỀ MỐI
QUAN HỆ CÔNG TÁC GIỮA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VỚI LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH BÀ RỊA -
VŨNG TÀU
(Ban hành kèm theo QĐ số 8963/QĐ-UBND ngày 12/11/2004
của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Chương I:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Mối
quan hệ công tác giữa Ủy ban Nhân dân
tỉnh (UBND) với Liên đoàn lao động tỉnh (LĐLĐ) dựa vào
Luật Công đoàn ngày 30/6/1990, Nghị định 133/HĐBT ngày 20/4/1991 của Hội đồng Bộ
trưởng (nay là Chính phủ) và Bộ Luật Lao động.
Điều 2: Bản Quy chế này xác định những nội dung phối hợp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của UBND tỉnh và chức
năng, nhiệm vụ của công đoàn, gồm
những nội dung sau:
- Tham gia xây dựng và thực hiện các
cơ chế, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước liên quan trực tiếp quyền và nghĩa vụ của Công nhân Viên chức, lao động
(CNVC-LĐ) trong tỉnh và việc thực
hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh;
- Phát huy dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện để CNVC-LĐ tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ tại cơ quan, đơn vị.
- Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống
và cải thiện điều kiện làm việc cho CNVC-LĐ;
- Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng của CNVC-LĐ;
- Tổ chức giáo dục nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ cho CNVC- LĐ;
- Động viên CNVC-LĐ tích cực thực
hiện các nhiệm vụ về chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng nhằm đạt
các chỉ tiêu theo Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh và HĐND tỉnh đề ra hàng
năm.
Chương II:
CÁC NỘI DUNG PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG
Điều 3: Việc
soạn thảo các văn bản thi hành pháp luật, các chính sách về lao động và các chính sách kinh tế xã hội khác có liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của CNVC-LĐ, được thực hiện như sau;
- UBND tỉnh hoặc các sở, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh chủ trì soạn thảo văn bản phải mời đại diện
Liên đoàn Lao động tỉnh trực tiếp
tham gia soạn thảo văn bản. LĐLĐ tỉnh
cử đại diện có khả năng tham gia
soạn thảo văn bản. Trong trường hợp LĐLĐ tỉnh không trực tiếp
tham gia soạn thảo văn bản thì UBND tỉnh hoặc các sở, ban, ngành
trực thuộc UBND tỉnh chủ trì soạn thảo phải gửi văn bản đến LĐLĐ tỉnh nghiên cứu và tham gia ý
kiến bằng văn bản
- Đối với những nội dung mà LĐLĐ tỉnh và bên soạn thảo văn bản thuộc thẩm quyền quản
lý của UBND tỉnh chưa thống nhất ý kiến, thì cơ quan chủ trì
soạn thảo phải báo cáo các ý kiến khác nhau để UBND tỉnh xem xét
và quyết định theo thẩm quyền. Trường
hợp văn bản do UBND tỉnh soạn thảo thì hai bên sẽ tiếp tục trao đổi. Thẩm quyền quyết định cuối cùng
là UBND tỉnh. Khi văn bản được ban hành thì LĐLĐ tỉnh vận
động CNVC-LĐ thực hiện.
Điều 4: Việc phát huy quyền làm chủ của CNVC-LĐ trong công tác tham gia quản lý Nhà nước:
- LĐLĐ tỉnh chỉ
đạo các cấp công đoàn tham gia xây
dựng kế hoạch kinh tế- xã hội hàng năm của các cấp chính quyền; đồng thời vận động
CNVC-LĐ thực hiện kế hoạch. Thông qua đó mà thực hiện chức
năng kiểm tra, giám sát của tổ chức công đoàn.
- UBND tỉnh chỉ đạo các cấp chính quyền,
Thủ trưởng cơ quan, Giám đốc các sở, ban, ngành, các doanh
nghiệp, tổ chức Đại hội CNVC trong các DNNN và Hội nghị CBCC trong các cơ quan HCSN để CNVC-LĐ tham gia đóng
góp ý kiến xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, chương trình
công tác của cơ quan, doanh nghiệp.
Điều 5: Tổ
chức các phong trào thi đua lao động trong CNVC-LĐ:
- Hàng năm UBND tỉnh định ra mục tiêu,
nội dung thi đua; tổ chức sơ, tổng kết
và biểu dương, khen thưởng kịp thời để động viên phong trào.
- LĐLĐ tỉnh tổ
chức phát động thi đua; đề ra các biện pháp để phát huy nỗ
lực của CNVC-LĐ thực hiện thắng lợi
những mục tiêu do UBND tỉnh đề ra.
- Cùng với các
phong trào thi đua nêu trên, LĐLĐ tỉnh tổ chức các phong
trào thi đua trong hệ thống công đoàn nhằm góp phần thúc đẩy các phong trào thi đua chung trong
toàn tỉnh.
Chương III:
NHỮNG ĐẢM BẢO CHO PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG
Điều 8: Về cung cấp thông tin
- LĐLĐ tỉnh được
cử đại diện tham dự các kỳ họp thường kỳ do UBND tỉnh tổ
chức. UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành trực thuộc UBND có trách nhiệm phối hợp cung cấp cho LĐLĐ tỉnh những thông tin về tình hình kinh tế - xã hội; các chủ trương chính sách của Trung ương và địa phương mới ban
hành liên quan đến nghĩa vụ, quyền lợi của CNVC-LĐ.
- Đầu năm, giữa năm và cuối năm UBND tỉnh
cử đại diện gặp CNVC-LĐ ở các thành phần kinh tế để trực
tiếp nghe ý kiến của họ về việc thực hiện kế hoạch nhà
nước địa phương, về chế độ chính sách và các vấn đề khác cần quan tâm. Thời gian, địa điểm và nội dung làm việc
do LĐLĐ tỉnh chuẩn bị và phải báo trước cho UBND tỉnh biết
trước ít nhất 15 ngày làm việc.
Điều 9: Về
thời gian báo cáo, tổ chức sơ kết, tổng kết
- Hàng tháng LĐLĐ tỉnh thông báo bằng văn bản với UBND tỉnh về tình hình việc làm,
đời sống, tâm tư nguyện vọng của CNVC-LĐ, các hoạt động của tổ chức công đoàn và
những kiến nghị (nếu có).
- Định kỳ hàng năm, 6 tháng 1 lần (hoặc
khi cần thiết) Thường trực UBND tỉnh và LĐLĐ tỉnh tổ chức họp liên tịch để trao đổi, bổ sung những vấn đề cần thiết trong mối quan hệ công tác giữa UBND với LĐLĐ tỉnh. Thời gian, chương trình làm việc do Văn phòng HĐND và UBND tỉnh
phối hợp với Văn phòng LĐLĐ tỉnh chuẩn bị.
Điều 10: UBND
tỉnh tạo điều kiện giúp đỡ về tài chính, phương tiện làm việc để công đoàn hoạt động thuận lợi, đồng thời chỉ đạo Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước phối hợp với LĐLĐ tỉnh thực hiện việc trích nộp kinh phí công đoàn
khối hành chính sự nghiệp theo luật định.
Chương IV:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 11:
Văn phòng HĐND và UBND tỉnh phối hợp với Văn phòng LĐLĐ tỉnh
triển khai thực hiện Qui chế này, mọi sửa đổi, bổ sung
phải được UBND tỉnh và LĐLĐ tỉnh thống nhất.
Căn cứ Quy chế này, các bên thống
nhất xây dựng kế hoạch công tác hàng năm và triển khai
trong toàn hệ thống theo phân cấp quản lý.