Quyết định 896/2007/QĐ-UBND phê duyệt đề án Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy, phân cấp quản lý nhà nước và cải cách tài chính công giai đoạn 2007-2010 do tỉnh Hải Dương ban hành
Số hiệu | 896/2007/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 13/02/2007 |
Ngày có hiệu lực | 23/02/2007 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hải Dương |
Người ký | Phan Nhật Bình |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 896/2007/QĐ-UBND |
Hải Dương, ngày 13 tháng 02 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, SẮP XẾP TỔ CHỨC BỘ MÁY, PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ CẢI CÁCH TÀI CHÍNH CÔNG GIAI ĐOẠN 2007-2010”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Thực hiện Thông báo số 345-TB/TU ngày 24 tháng 01 năm 2007 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về Đề án “Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy, phân cấp quản lý nhà nước và cải cách tài chính công giai đoạn 2007-2010”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy, phân cấp quản lý nhà nước và cải cách tài chính công giai đoạn 2007-2010” (có đề án chi tiết kèm theo) với những nội dung chủ yếu sau:
I. Mục tiêu
1. Thực hiện công khai, minh bạch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, xóa bỏ tình trạng quan liêu, phiền hà của cán bộ, công chức thực thi công vụ, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi phục vụ tổ chức, doanh nghiệp và công dân. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp tổ chức bộ máy phù hợp để các cơ quan, đơn vị chủ động tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao, tránh chồng chéo hoặc bỏ trống nhiệm vụ quản lý nhà nước trên các lĩnh vực.
3. Giao quyền cho các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế, tài chính trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao.
II. Những nhiệm vụ chủ yếu
1. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính
Cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa” trên các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan đến tổ chức, doanh nghiệp và công dân. Các lĩnh vực đang áp dụng cơ chế “một cửa” phải tiếp tục rà soát, điều chỉnh bổ sung theo nguyên tắc giảm những thủ tục không cần thiết thuộc thẩm quyền của cấp mình. Đồng thời báo cáo, kiến nghị sửa đổi các thủ tục hành chính không còn phù hợp thuộc thẩm quyền cấp trên.
Triển khai thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” trong giải quyết thủ tục thành lập doanh nghiệp, bao gồm: cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; khắc dấu và chứng nhận đăng ký mẫu dấu; cấp mã số thuế.
2. Tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
Thực hiện rà soát chức năng nhiệm vụ, kiện toàn cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và đơn vị sự nghiệp thuộc sở, ngành; đổi mới công tác quản lý các đơn vị sự nghiệp công. Tách hoạt động sự nghiệp khỏi chức năng quản lý nhà nước, đa dạng hóa các hoạt động cung ứng dịch vụ, thực hiện chủ trương xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao và khoa học công nghệ; chuyển các đơn vị sự nghiệp công lập đang hoạt động theo cơ chế bao cấp sang cơ chế tự chủ, hạch toán đầy đủ và cân đối thu chi; phát triển loại hình đơn vị dân lập, tư nhân, không duy trì loại hình bán công.
3. Phân cấp quản lý nhà nước giữa các cấp chính quyền
Thực hiện phân cấp quản lý hành chính nhà nước cho chính quyền các cấp nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước từ cơ sở; tiếp tục phân cấp rõ hơn công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: quy hoạch, đầu tư, đất đai, tài nguyên, hoạt động sự nghiệp, dịch vụ công; tổ chức quản lý bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, phân cấp quản lý nguồn thu và điều tiết giữa các cấp quản lý ngân sách.
4. Tiếp tục thực hiện cải cách tài chính công
Triển khai thực hiện nghiêm quy định của Chính phủ về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính ở tất cả các cơ quan hành chính nhà nước; chuyển các đơn vị sự nghiệp có thu sang tự chủ hoàn toàn về kinh phí; chuyển phần lớn các cơ sở đào tạo, dạy nghề công lập sang hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ.
III. Những giải pháp chính
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác cải cách hành chính và tăng cường sự giám sát của nhân dân.
2. Công khai minh bạch các giấy tờ có liên quan đến thủ tục hành chính, thiết lập cơ chế tự kiểm tra nội bộ, đặt hòm thư tiếp nhận sự góp ý, phản ảnh của tổ chức, doanh nghiệp và công dân; công khai trên mạng thông tin điện tử của địa phương về thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh.
3. Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ trọng công tác giáo dục, đào tạo và đào tạo lại cán bộ, công chức nhất là những người thực thi công vụ có liên quan trực tiếp đến tổ chức, doanh nghiệp và công dân, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và sự giám sát của cán bộ công chức và nhân dân.
4. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành hính nhà nước, tiếp tục triển khai thực hiện chương trình công nghệ thông tin theo đề án 112 của Chính phủ.
5. Công tác bảo đảm cho tổ chức triển khai thực hiện đề án
IV. Tổ chức thực hiện