Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 89/2003/QĐ-BNN quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Thú y do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 89/2003/QĐ-BNN
Ngày ban hành 04/09/2003
Ngày có hiệu lực 24/09/2003
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Lê Huy Ngọ
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 89/2003/QĐ-BNN

Hà Nội, ngày 04 tháng 09 năm 2003 

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CỤC THÚ Y

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Pháp lệnh Thú y năm 1993;
Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ §iÒu 19 Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Ðiều 1. Vị trí và chức năng

Cục Thú y là cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng quản lý nhà nước và thanh tra chuyên ngành về thú y trong phạm vi cả nước.

Cục Thú y có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có kinh phí hoạt động, được mở tài khoản theo quy định của pháp luật.

Trụ sở của Cục Thú y đặt tại thành phố Hà Nội.

Ðiều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Cục Thú y được Bộ trưởng giao thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

1. Trình Bộ trưởng dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về thú y theo phân công của Bộ trưởng.

2. Trình Bộ trưởng chiến lược, quy hoạch, chính sách, kế hoạch năm năm và hàng năm, chương trình, dự án, đề án, quy chế quản lý chuyên ngành thuéc ph¹m vi quản lý của Cục theo phân công c Bộ trưởng.

3. Ban hành các văn bản về nghiệp vụ quản lý; hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc chuyên ngành theo phân cấp của Bộ trưởng.

4. Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế-kỹ thuật chuyên ngành thú y đã được phê duyệt và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chuyên ngành quản lý của Cục.

5. Về quản lý chuyên ngành thú y:

a) Về phòng, chống dịch bệnh động vật:

- Quản lý nhµ n­íc việc điều tra phát hiện tình hình dịch bệnh và phòng chống dịch bệnh động vật trong nông nghiệp;

- Quản lý việc chẩn đoán, xác định, giám sát dịch bệnh; hướng dẫn xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh;

- Kiểm tra và phân cấp kiểm tra định kỳ dịch bệnh, kiểm tra vệ sinh thú y đối với các cơ sở giống vật nuôi, cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi vµ thức ăn chăn nuôi;

- Chỉ đạo việc phòng, chống dịch bệnh động vật;

- Trình Bộ trưởng công bố danh mục các bệnh phải công bố dịch, kiểm tra định kỳ, tiêm phòng bắt buộc cho từng thời kỳ; công bố, bãi bỏ công bố dịch hoặc dịch bệnh mới nguy hiểm cho động vật xuất hiện trên lãnh thổ Việt Nam; công bố danh mục bệnh và chất độc hại phải kiểm tra, động vật mắc bệnh cấm giết mổ trong từng thời kỳ theo quy định của pháp luật.

b) Về kiểm dịch động vật:

- Quản lý nhà nước về kiểm dịch động vật nuôi nông nghiệp, động vật rừng;

- Trình Bộ trưởng công bố danh mục đối tượng, danh mục các bệnh phải kiểm dịch theo từng thời kỳ;

- Thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh tại các cửa khẩu quốc tế.

c) Về kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y:

- Quản lý nhà nước về kiểm soát giết mổ động vật; kiểm tra vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật; việc khử trùng, tiêu độc tại các cơ sở chăn nuôi, giết mổ động vật và chế biến sản phẩm động vật thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

[...]